ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,255,569
Stories: 8,391,979
Profile image
0
0
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 118
Đừng để ‘chảy máu’ khởi nghiệp ngay tại ‘sân nhà’
Thursday, July 28, 2016 5:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các thủ tục hành chính rườm rà, chính sách thuế không hợp lý và việc triển khai Điều 292/BLHS- 2015 đang trở thành “rào cản” đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up).

Phong trào nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang kéo nhau sang Singapore để đăng ký hoạt động thay vì “làm tổ” ở quê nhà đã xuất hiện từ 2 năm trước và đang có vẻ gia tăng đột biến.

Theo cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, các thủ tục hành chính rườm rà, chính sách thuế không hợp lý, việc triển khai Điều 292 – Bộ luật Hình sự 2015 đang trở thành “rào cản” đối với sức sáng tạo của dân công nghệ và cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp. Đó là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp “start–up” tại Việt Nam đang có xu hướng “cất cánh” tìm đất lành để đậu.

Nhìn “người” mà nghĩ đến “ta”

Theo ông Dzung Nguyen, Giám đốc quỹ CyberAgent Ventures Việt Nam và Thái Lan, hiện nay có nhiều quỹ khi đầu tư vào công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đưa ra yêu cầu thành lập công ty tại Singapore, nhằm dễ dàng hơn trong thủ tục rót vốn. Trong môi trường kinh doanh Internet không biên giới, các start-up Việt khi mở công ty tại Singapore vẫn có thể phục vụ khách hàng tại Việt Nam và trên toàn cầu.

  Đừng để 'chảy máu' khởi nghiệp ngay tại 'sân nhà' - Ảnh 1

Cần phải cải cách đồng bộ về chính sách, cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp start-up.

Đứng ở góc độ nhà đầu tư, ông Dzung Nguyen cho biết nguyên nhân lớn nhất gây phiền hà khi rót vốn cho các start-up tại Việt Nam là thủ tục giấy tờ, đặc biệt đối với các quỹ nước ngoài thì thủ tục rất nhiêu khê và mất thời gian. Hầu hết các nhà đầu tư vào start-up Việt Nam có trụ sở tại nước ngoài, khi gặp nhiều cản trở về thủ tục thì họ có thể bỏ sang đầu tư cho nước khác.

Lấy ví dụ về việc CyberAgent Ventures mới đây đầu tư vào Kyna.vn, ông Dzung Nguyen cho biết phải mất 6 tháng kể từ khi xin phép đến khi được đồng ý thủ tục tăng vốn, từ tháng 10 năm ngoái kéo dài đến tháng 5 năm nay mới xong. Trong khi đó, tại Singapore có thể dùng chữ ký điện tử thay cho ký sống, và vì dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính nên hợp đồng chỉ cần thống nhất một ngôn ngữ này.

Cuối tháng 5 vừa qua, Temasek, một công ty đầu tư thuộc chính phủ Singapore phối hợp với Google đã tổ chức sự kiện về “đầu tư – khởi nghiệp” tại nước này và có mời các công ty khởi nghiệp thành công trong khu vực trong đó có Việt Nam.

CEO một công ty Internet tại Việt Nam có mặt trong sự kiện đã phát biểu: Singapore hiện là điểm đặt nhiều chi nhánh, văn phòng, công ty con của hầu hết công ty công nghệ toàn cầu như Facebook, Google, Apple… để điều phối toàn bộ thị trường Đông Nam Á, thậm chí là khu vực châu Á Thái Bình Dương. Do quốc gia này có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tốt, thị trường minh bạch, quản lý hiện đại, các công ty được cạnh tranh lành mạnh với nhau.

Ngược lại, chính sách quản lý của Việt Nam chưa theo kịp xu hướng kinh doanh mới trên Internet, thủ tục rườm rà và chính sách thuế chưa hợp lý. Chẳng hạn các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet thường nhận được tiền quảng cáo từ Google, khi đó phải xuất hóa đơn và bị trừ 10% thuế VAT. Sau đó, để tiếp cận đến khách hàng, các doanh nghiệp này phải dùng tiền để mua quảng cáo trên Google, họ phải trả thêm 10% phí nhà thầu, đó là chưa kể thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu doanh thu là 1 triệu USD thì doanh nghiệp mất 200.000 USD, tương đương 20% thuế VAT và nhà thầu.

Nguyên nhân khác liên quan đến Điều 292/BLHS năm 2015. Bàn luận về điều này, một CEO khởi nghiệp công nghệ cho biết, tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, đặc biệt là quy định tại điểm e khoản 1 do điều này có phạm vi điều chỉnh quá rộng, như là một cái “bẫy” đối với những người khởi nghiệp công nghệ.

Cộng đồng này cho rằng, việc cung cấp một số dịch vụ trên mạng xã hội, mạng viễn thông như: trò chơi điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, trung gian thanh toán điện tử và các loại dịch vụ khác mà chưa được cấp phép có thể bị xử lý hình sự sẽ tạo “rào cản” đối với sự sáng tạo của giới công nghệ, ảnh hưởng trực tiếp đến lập trình viên cá nhân. Chính vì vậy, đại diện cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp đã kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét rà soát lại điều luật này.

Các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng nói luật trong nước hiện vẫn quản lý theo các loại giấy phép, thường không theo kịp đà phát triển của Internet. Các dịch vụ, sản phẩm mới ra mắt với tốc độ chóng mặt trên môi trường mạng, nếu mỗi dịch vụ phải được chờ cấp phép thì cơ hội kinh doanh qua đi, còn nếu làm “chui” không giấy phép thì khi phát hiện có thể bị phạt. Đối với việc phạt hành chính thì các công ty vẫn chấp nhận, tuy nhiên khi Điều 292 Bộ luật hình sự đang được cho là hình sự hóa những vi phạm kinh doanh trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông thì càng làm lo lắng thêm cho cộng đồng kinh doanh trên Internet, có thể góp phần làm cho làn sóng “di tản” sang Singapore lan rộng.

Các bài toán hỗ trợ doanh nghiệp Start–up

Nhằm tạo lập môi trường thuận lợi hơn để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

Đề án nhằm mục tiêu hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Bên cạnh đó, ngày 16/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ giao nhiện vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao.

Đồng thời, nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Tại buổi gặp mặt 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: “Chính phủ tìm mọi biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển đất nước. Chính phủ đã chuẩn bị trình Quốc hội Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Phó Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ sẽ tác động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất, thông thoáng nhất và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam để tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được hoạt động trong môi trường như nhau, không có sự phân biệt đối xử và theo nguyên tắc thị trường.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.