ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,699,535
Stories: 8,387,135
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 53
Bàn về vai trò của đồng thầy trong việc chấn hưng văn hóa thờ Mẫu
Monday, August 29, 2016 6:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
b) Sự cổ súy quá mức cùng với việc nghiên cứu chưa thật đầy đủ và sâu sắc nghi lễ hầu đồng và bản chất của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là một nguyên nhân dẫn đến những nảy sinh mới trong sinh hoạt thờ Mẫu. Chẳng hạn nhiều người chỉ hiểu một cách đơn giản “tu” là “hầu đồng” càng nhiều càng tốt. Hay với cách hiểu phiến diện cho rằng đạo Mẫu là tôn giáo duy nhất không bàn đến cuộc sống sau cái chết, không quan tâm đến kiếp trước hay kiếp sau mà chú trọng đến cuộc sống hiện sinh, trần thế cũng là một lý do dẫn đến sự xô bồ do quá coi trọng vật chất và hình thức mà làm mất đi sự tinh tế và nội dung trong nghi lễ hầu thánh. 
c) Sự lợi dụng tín ngưỡng hầu thánh để trục lợi của các đối tượng khác nhau trong xã hội cũng là một nguyên nhân khiến cho tín ngưỡng thờ Mẫu bị nhiều người hiểu sai. Đó là hiện tượng buôn thần bán thánh của một số người tự phong là đồng thầy; đó là hiện tượng các cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng sự háo danh của một số đồng thầy để trục lợi. Điều đó dẫn đến một thực tế là trong khi các tổ chức xã hội hoặc thanh đồng luôn nỗ lực tìm cách để tôn vinh “đạo Mẫu” (như cách dùng phổ biến hiện nay) thì việc thực hành nghi lễ thờ Mẫu vẫn tiếp tục nảy sinh những bất cập như đã trình bày ở trên.
Cũng cần nói thêm là theo ý kiến một số thanh đồng thì ngày nay “hầu đồng” dường như trở thành phong trào, người ta quá chú trọng thái quá vào hình thức bề ngoài mà quên đi tính thiết yếu của nội dung là phần tu dưỡng theo đạo.Chính vì vậy mà dẫn đến hiện tượng là một số đồng thầy vốn có uy tín nhưng vì quá mải mê với các hoạt động bề nổi mà sao nhãng việc chăm lo các con nhang đệ tử dẫn đến hiện tượng rã đám trong chính bản hội của họ.
*Về việc phát huy vai trò của đồng thầy trong việc chấn hưng văn hóa thờ Mẫu
Từ hiện trạng cũng như nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trong thực hành sinh hoạt thờ Mẫu cho thấy một câu hỏi không thể không đặt ra là: Ai là người sẽ đóng vai trò quyết định nhất trong việc chấn hưng văn hóa thờ Mẫu hiện nay?
Qua thực tế xem xét công việc và vị thế của các vị đồng thầy trong bản hội, chúng tôi cho rằng với vị trí quan trọng của mình, đồng thầy chính là người đóng vai trò quyết định đối với việc chấn hưng văn hóa thờ Mẫu, và việc đó được bắt đầu trước tiên từ chính bản hội của họ. Điều này xuất phát từ các cơ sở sau đây:
Thứ nhất, với vai trò là trưởng bản hội và quan niệm trong giới “Trên kính Phật thánh dưới theo đồng thầy” thì rõ ràng là chỉ có đồng thầy mới là người có thể đào tạo, dẫn dắt các con nhang đệ tử trong bản hội thực hiện theo các chuẩn mực, nề nếp của đạo được. Do vậy, một đồng thầy tốt thì sẽ có các con nhang đệ tử tốt, qua họ mà tiếp tục tác động đến gia đình và xã hội.
Thứ hai, cũng như trong gia đình huyết thống, bản hội của đồng thầy, đặc biệt là đồng thầy có khả năng “đẻ đồng” chính là nơi phát triển các thế hệ đồng thầy. Theo thời gian mà các bản hội con, cháu, chút, chít…sẽ tiếp tục hình thành. Nếu hiểu bản hội theo nghĩa nếp nhà thì một nếp nhà tốt tức một đồng thầy tốt sẽ có tác dụng nhân rộng ra nhiều nếp nhà tốt qua các thế hệ.
Tuy nhiên, một câu hỏi lại không thể không đặt ra là: Làm cách nào để các đồng thầy chân chính có thể đảm nhiệm được khả năng chấn hưng văn hóa thờ Mẫu? Theo chúng tôi, để làm được việc này chỉ một mình họ thì không đủ mà đòi hỏi phải có sự phối hợp tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, ít nhất là phải có: nhà khoa học, nhà quản lý và các thanh đồng, các tín chủ với tư cách là chủ thể của thực hành tín ngưỡng.
Về phía nhà khoa học, vẫn cần thiết phải tiếp tục có sự nghiên cứu một cách thấu đáo về tín ngưỡng thờ Mẫu, không chỉ về sự hình thành biến đổi của nó mà còn đặc biệt chú ý đến chủ thể là các con nhang đệ tử cùng các thực hành nghi lễ liên quan để từ đó góp tiếng nói tư vấn cho việc bảo tồn phát huy văn hóa thờ Mẫu. Chẳng hạn như phối hợp với các thành phần liên quan biên soạn các quy chuẩn trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu như: Quy ước quan hệ giữa các thành viên trong bản hội; Quy ước về đạo đức, phẩm chất của thanh đồng và con nhang đệ tử; Quy ước trong nghi lễ, trang phục, đồ lễ và nghi thức hầu đồng, hát văn; Quy ước trong văn hóa ứng xử giữa các thanh đồng, giữa các bản đền; Quy ước về lành mạnh hóa các sinh hoạt nghi lễ tại các đền phủ (dâng hương, công đức, đốt vàng mã); Vấn đề công đức và vấn đề làm từ thiện; Vấn đề học tập và tìm hiểu lịch sử các vị thần trong hệ thống điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu,…
Về phía nhà quản lý(thuộc ngành văn hóa) có vai trò tập hợp lấy ý kiến từ nhà khoa học, từ các thanh đồng để đưa ra những quyết định đúng đắn cho việc ban hành các quy ước; theo dõi và khen thưởng cũng như uốn nắn việc thực hiện các quy ước liên quan đến việc chấn hưng văn hóa thờ Mẫu. Các công việc chủ yếu của bộ phận này có thể là: mở lớp tập huấn cho các truyền thông viên ở địa phương; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học hoặc các buổi giao lưu trao đổi ý kiến giữa các thành phần khác nhau trong xã hội để trao đổi kinh nghiệm; biên soạn và in ấn các tài liệu phổ thông về văn hoá tín ngưỡng, về văn hoá thờ Mẫu.
Các đồng thầylà những người tham gia trực tiếp vào việc triển khai các hoạt động chấn hưng văn hóa thờ Mẫu. Điều đó được bắt đầu từ việc xây dựng các mô hình bản hội tiêu biểu mà ở đó vị đồng thầy phải là người có uy tín trong giới đồng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn hóa nhất định, là tấm gương tốt cho các thành viên trong bản hội noi theo… Các bản hội dưới sự dẫn dắt của đồng thầy sẽ là cơ sở để triển khai các hoạt động liên quan đến việc thảo luận xây dựng, tuyên truyền vận động, phổ biến thực hiện các quy ước về văn hóa thờ Mẫu… Theo như vậy đồng thầy sẽ có vai trò trung gian vừa đại diện cho tiếng nói cộng đồng tín ngưỡng lại vừa là người thay mặt cho cơ quan nhà nước tuyên truyền vận động các tín chủ thực hiện các chủ trương lành mạnh hóa sinh hoạt thờ Mẫu.
Trên đây là những phác thảo ban đầu liên quan đến việc phát huy vai trò của đồng thầy trong việc chấn hưng văn hóa thờ Mẫu trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta biết rằng, thờ Mẫu và văn hóa thờ Mẫu từ lâu đã được nhìn nhận như là một tín ngưỡng bản địa với nhiều giá trị không gì phủ nhận được. Tuy nhiên với tất cả sự phức tạp của nó thì việc bảo tồn phát huy văn hóa thờ Mẫu vẫn là công việc đòi hỏi phải có thời gian và công sức đóng góp của nhiều người mà việc phát huy vai trò của người đồng thầy như chúng tôi đề xuất ở trên vẫn cần tiếp tục có sự bàn bạc, thảo luận thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Thị Yên, Then Tày, Nxb Khoa học xã hội, 2006.
2. Nguyễn Thị Yên, “Bảo tồn và phát huy văn hoá thờ Mẫu của người Việt”, Tạp chí văn hoá dân gian, số 2 (140)/2012, tr.3-12.
3. Các trang Web:
- http://vanhien.vn/news/Thuc-hu-cau-chuyen-vinh-danh-nghe-nhan-van-hoa-dan-gian-31919 (Thứ Bảy, 28/11/2015 06:30 GMT +7),…
[1]Bài tham dự Hội thảo quốc tế Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong xã hội đương đại (Trường hợp Tín ngưỡng thờ Mẫu)” (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức, Nam Định ngày 5-6/1/2016), đã chỉnh sửa, bổ sung.
[2]Xem thêm Nguyễn Thị Yên “Bảo tồn và phát huy văn hoá thờ Mẫu của người Việt”, Tạp chí văn hoá dân gian, số 2 (140)/2012, tr.3-12.
[3] Bài viết được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn và lấy tư liệu chính từ thanh đồng Huyền Hạc, thuộc bản hội Tân La Vọng Từ (Hà Nội), xin trân trọng cảm ơn.
[4] Theo phân loại của Huyền Hạc.
Prev1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.