Võ Văn Tiếng – chú ngựa ô can trường
Thursday, September 1, 2016 5:59
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Tiếng kể, những ngày đầu “mần guộng”, gặp bao gian khó. “Tôi cực kỳ đơn độc, chỉ một mình âm thầm làm, không được gia đình ủng hộ, chính quyền thì ngăn cản, bạn bè cũng bảo mình điên. Tiếng kể, có lúc, ruộng Tiếng còn tính bị “cưỡng chế” khi mình đắp đất làm mương. Nhưng thật may, “Ông chú trên tỉnh” biết chuyện, can thiệp, cho làm “nên mình mới không bị”.
Những bao gạo mới nhất còn thơm mùi ruộng của Tiếng được đóng gói rất bắt mắt, hút chân không để giữ được hương thơm và để được lâu. Quý nhân thứ hai là người mà ông Lê Minh Hoan nhắc tên trong “lời rao”: “Thiện Cỏ May”, chính là Phạm Minh Thiện, tổng giám đốc công ty Cỏ May ở Sa Đéc, giúp Tiếng “vô điều kiện”. “Cứ làm, được bao nhiêu, anh bao đầu ra”.
Không có tiền thuê đất, Thiện cho mượn, không có vốn sản xuất, Thiện hỗ trợ. Thấy Tiếng loay hoay chuyện bảo quản, đóng gói bao bì, Thiện đưa về nhà máy hiện đại của mình đóng gói định hình, theo tiêu chuẩn HACCP, lại còn hút chân không. Tiếng bảo ông Sáu và anh Thiện là “hai ông thần tài” đứng sau lưng mình.
Từ 2 ha vụ đầu, nay là 10 ha, sắp tới, Tiếng cho biết sẽ “mướn thêm 10ha nữa” vì “mỗi năm chỉ làm hai vụ, cần lượng đất để xoay vòng…” Từ chuyện những ngày đầu mày mò tìm thị trường, khó bán, tồn đọng nhiều, nay thì “chỉ đủ cung cấp cho bạn bè” mà thôi. Tiếng giờ đã trở nên nổi tiếng. Nhưng “bỏ qua những lời chua chát ban đầu, và bây giờ lại lo lắng với những lời ca tụng xung quanh”.
Rong ruổi đường thiên lý, rồi trở về với ruộng, chàng hai lúa nay đã… “Thế bao giờ Tiếng lấy vợ?” “Tôi nông dân lắm, tối ngày trên đồng ruộng có ai thèm thương. Ngựa ô can trường là tên bên hướng đạo sinh đặt cho mình. Tôi vẫn tiếp tục can trường với nông nghiệp sạch và luôn phải cố gắng cho xứng với tên gọi đó”.
Theo TGTT
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo