BIỂN NHỚ NHẠC TRỊNH NGÀY TÌNH YÊU
Hoàng Kim
Ngày Tình Yêu thương câu thơ cũ “Bao người cũ đã mới rồi. Mà em vẫn vậy như thời ngày xưa. Thương em biết mấy cho vừa. Đêm khuya ngày mới sớm trưa gọi về”. Biển nhớ nhạc Trịnh ngày Tình Yêu, tôi thích lắng nghe. Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống, ngày xuân yêu thương nghe và đọc lại.
Những Tình Khúc Bất Hủ Của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn – YouTubehttps://www.youtube.com/watch?v=kOYkWOMWGAs
TRỊNH CÔNG SƠN TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Hoàng Kim
Nhạc Trịnh có trên 600 ca khúc về tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…” Tôi lập trang Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống để kính trọng, ngưỡng mộ, chiêm nghiệm và bổ sung những thông tin mới người nghệ sĩ lớn tài hoa này. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 12 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001. Ông không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một triết gia. Trịnh Công Sơn từng viết: “Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn“.
Sự thật lịch sử chỉ có một nhưng viết về sự thật lịch sử và nghiên cứu lịch sử và các danh nhân văn hóa thì phải suy xét thông tin, góc nhìn và tầm nhìn. Sự sáng tạo tự do, nền giáo dục tự do trên triết lý căn bản yêu thương, tôn trọng con người tự do là nền móng văn hóa nhân văn. Bài dưới đây là các ghi chép của tôi về Trịnh Công Sơn.
Đình chùa Lạc Giao, hồ Lăk và quê Trịnh
Trịnh Công Sơn quê ngoại ở Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, quê nội ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi sinh tại cao nguyên Lạc Giao, xã Lạc Giao, hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chúng tôi về thăm đình chùa Lạc Giao, hồ Lắk và quê Trịnh trong một chuyến công tác ở Trường Đại học Tây Nguyên, qua sự liên hệ với anh Trịnh Xuân Ấn, quê ở Ban Mê Thuột, là con chú ruột của anh Trịnh Công Sơn.
Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình Lạc Giao là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Thành Hoàng bản thổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân thu nhị kỳ, đó cũng là nơi thờ cụ Phan Hộ vị tiên hiền đã có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao. Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Đình Lạc Giao chính điện có hai câu đối. Phía bên nhà tiếp khách có bày chứng tích nhưng thần phả thì vị trụ trì chỉ cho chúng tôi sang tìm ở Chùa Khải Đoan, và hình như vẫn đang lưu ẩn trong một câu chuyện dài.
Chùa Khải Đoan là ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên và lớn nhất không chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa Khải Đoan nằm tại phường Thống Nhất, trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, được vua Bảo Đại cho xây dựng là làm lễ khánh thành năm 1951. Chùa được bà đức Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại làm chủ, bà Nam Phương Hoàng Hậu quản lý, nhưng việc trực trông nom thi công là bà Bùi Mộng Điệp, một phi tần của vua Bảo Đại . Khi vua Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam, ông đã cử bà Bùi Mộng Điệp lên Buôn Mê Thuột để vua giúp giữ đất Hoàng triều Cương thổ.[2] Bà Bùi Mộng Điệp tuy làm vợ thứ, tuy không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ tại chùa này, vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo[3]. Chùa Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến và cũng là ngôi chùa lần đầu có ở Cao Nguyên gần Đình Lạc Giao và cũng là vùng đất nôi sinh thành của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu, cũng còn một nghĩa khác là thờ “vọng” thủy tổ Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, tổ nghiệp Nhà Nguyễn. Chùa Khải Đoan ngày 5 tháng 4 năm 2012 bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại và xây dựng thêm và hiện được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên chính điện cũ. Đó là nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk, và là điểm du lịch không thể bỏ qua ở Buôn Ma Thuột.
Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này. Người dân địa phương dùng thuyền độc mộc đi lại trên hồ. Voi đưa du khách đi tham quan hồ. Dinh Bảo Đại ở thành phố và tại hồ Lắk là khá đẹp, trữ tình, và có tầm nhìn.
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu (1010-1063) một nhà chiến lược, nói về vua Bảo Đại, một lời đánh giá ngắn và sắc sảo: “Ai trong hoàn cảnh Bảo Đại cũng khó làm được tốt hơn“.
Nhà cũ của anh Trịnh ra sao và những câu chuyện riêng tư tôi sẽ dành kể bạn nghe trong một dịp khác. Anh Trịnh Xuân Ấn nói những lời tâm đắc và tôi muốn dừng lại ở những thông tin đã được hiệu đính này. Chuyến hành hương về nơi sinh thành của Trịnh, gặp người thân của Trịnh, tôi đắm mình trong nhạc Trịnh tại nơi thủ phủ cà phê Tây Nguyên, ngắm hồ Lăk chiều tà, thuyền độc mộc, voi hồ Lăk, nghĩ về ngọn nến Hoàng Cung, nhạc Trịnh và thân phận con người.
Các nhà khảo cổ Slovenia, nghe nói, đã tìm thấy một nửa còn lại của chiếc thuyền độc mộc 2.000 năm tuổi lớn nhất thế giới trên sông Ljubljanica ở thủ đô Ljubljana. Đăk Lắk là chốn sinh thành của Trịnh, quê hương thứ ba của ông sau quê mẹ Quảng Bình và quê cha ở Huế. Thuyền độc mộc và voi là phương tiện đi hồ Lắk và trưng bày tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Sông Srepok với Tây Nguyên là vỉa sâu văn hóa,
Thuyền độc mộc am Ngọa Vân, tôi nối vần thơ anh Trịnh Tuyên ở chính nơi này.
THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên
Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!
Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…
NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim
Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …
Hồ Lắk, Đình Lạc Giao, Chùa Khải Đoan, nhạc Trịnh là cầu nối lịch sử, địa chính trị và văn hóa Tây Nguyên. (Anbum ảnh tư liệu Hoàng Kim ở đây)
Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn