ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: The Power of Truth
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự tương phản giữa bản chất tà ác của ĐCSTQ với việc sám hối của các hoàng đế cổ đại khi đối mặt với thảm họa
Friday, April 10, 2020 17:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài viết của Minh Giám

Trải qua hàng nghìn năm văn minh, người dân Trung Hoa luôn tin vào Thần, tin rằng con người và thiên nhiên là tương thông với nhau. Cổ nhân cũng tin rằng hoàng đế là Thiên tử, ngai vàng là do Thượng Thiên ban cho, nên hoàng đế phải tuân theo Thiên mệnh và tôn trọng người dân. Chỉ khi thực hiện như vậy, mới có thể đạt được quốc thái dân an.

Nếu lũ lụt, hạn hán, dịch châu chấu, động đất, thiên thạch, sao chổi, nhật thực hay sụt lở đất xảy ra, hoàng đế phải tự kiểm điểm mình đã làm gì sai trong việc trị quốc nên Thiên thượng mới cảnh báo ông như vậy. Hoàng đế sẽ nhanh chóng tìm ra lỗi sai và ban bố “Tội Kỷ Chiếu” (chiếu thư tự trách tội) để chuộc lỗi, cầu xin Thiên thượng tha thứ cho ông và chấm dứt tai họa.

Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Đại Vũ, hầu hết các vị vua và hoàng đế đều ban bố “chiếu thư tự trách tội”, ngoại trừ Tần Thủy Hoàng và Tùy Dạng Đế.

Theo sử sách, Trung Quốc có 89 hoàng đế đã viết chiếu thư tự trách tội, có vị còn viết nhiều lần. Ví dụ, Chu Thành Vương viết 260 chiếu, Đường Thái Tông viết 28 chiếu. Ngay cả Sùng Trinh, hoàng đế cuối cùng của nhà Minh, cũng viết 6 chiếu, mặc dù lần cuối cùng, ông lại quy tội cho các quần thần về sự sụp đổ của triều đại.

Từ Hy Thái Hậu vì hậu thuẫn cho khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn mà dẫn đến Liên minh 8 Quốc gia (liên quân tám quốc gia) xâm lược Trung Quốc, khiến bách tính lầm than, cũng đã ban bố chiếu thư tự trách tội nhân danh Quang Tự Đế, nhưng trong đó lại đẩy trách nhiệm cho quần thần trong triều và dân chúng.

Qua tấm gương của vua Sùng Trinh và Từ Hy Thái Hậu, có thể thấy những người viết chiếu để đổ lỗi cho người khác đã làm mà vô ích, vì họ không thật lòng sám hối.

Vua Thang triều Thương

Vào thời đầu vua Thành Thang mới lập nên nhà Thương, đã có một trận hạn hán nghiêm trọng kéo dài tới mấy năm, bách tính rơi vào cảnh lầm than. Vua Thành Thang cắt tóc và móng tay, nhận hết tội về mình mà cầu khẩn: “Mình trẫm là kẻ có tội, xin Thượng Thiên chớ trách trăm họ. Bách tính có phạm lỗi cũng đều do mình Trẫm vì tội bất kính, xin Thượng Thiên, quỷ thần xót thương dân chúng.” Mọi người vô cùng biết ơn hoàng đế vì những gì ông đã làm, chẳng mấy chốc, những cơn mưa cứu mạng đã trút xuống.

Vua Đường Thái Tông

Năm Trinh Quán thứ hai (năm 630) triều Vua Đường Thái Tông xuất hiện hạn hán lớn, châu chấu hoành hành, nông sản chịu thiệt hại thảm trọng. Đường Thái Tông đã viết chiếu thư tự trách tội, trong đó viết: “Nếu như chúng sinh thiên hạ có làm sai điều gì thì tội lỗi đó một mình trẫm nhận lấy.“

Đường Thái Tông tâm tình vô cùng nặng nề, lúc nhìn thấy châu chấu bay ở khắp nơi, ông đã vơ tay bắt lấy vài con châu chấu thật to và nói với chúng: “Nếu như châu chấu các ngươi thật sự có linh tính thì các ngươi đừng ngại đến ăn tim của ta, không cần các ngươi phải làm hại đến bách tính!”

Thái Tông nhân từ đối đãi với bách tính, tự mình thành tâm gánh nhận tội lỗi đã làm cảm động Thượng Thiên. Không lâu sau đó, đoàn quân châu chấu rợp trời dậy đất đã biến mất và nạn côn trùng cũng không còn nữa.

Về sau, Đường Thái Tông đã nói với các quan Đại thần: “Tấm lòng nhân nghĩa và thiện lương nhất định cần phải có tâm ý chân thật, mọi lúc khắc ghi trong tâm, không được phóng túng yêu cầu đối với bản thân. Cũng giống như việc ăn cơm vậy, chỉ có không ngừng cung cấp đồ ăn dinh dưỡng mỗi ngày thì mới có thể duy trì cuộc sống bình thường.”

Hoàng đế Đường Đức Tông

Không lâu sau khi Đường Đức Tông lên ngôi, một số tướng lĩnh đã nổi dậy. Vào năm 783, quân nổi loạn đã đột nhập vào Thủ phủ Trường An. Đường Đức Tông chạy trốn đến thành phố Phụng Thiên. Mùa xuân năm sau đó, ông đã viết một chiếu thư dài tự trách tội. Ông kể ra hết những việc làm sai trái của bản thân và nói: “Trẫm đã không tỉnh ngộ khi Trời trách phạt Trẫm, không biết khi bách tính quở trách Trẫm. Trẫm đã mang lại nỗi sỉ nhục cho tổ tiên của Trẫm, và làm mất lòng dân. Trẫm vô cùng hổ thẹn, quả đáng bị trừng phạt.”

Chiếu thư chân thành của hoàng đế đã khiến binh lính cảm động rơi lệ, khiến tinh thần binh lính và bách tính lên cao, cuộc nổi loạn liền bị dập tắt không lâu sau đó.

Hoàng đế Khang Hy triều Thanh

Vào triều Thanh, lúc Khang Hy Đại Đế tại vị có một năm Bắc Kinh xảy ra trận động đất. Khang Hy nói với các Đại thần: “Trẫm tự mình khiếm khuyết đức hạnh, có thiếu sót về mặt chính sự nên ông Trời giáng xuống động đất để cảnh báo. Trong lòng trẫm vô cùng bất an, nôn nóng tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai họa này. Phải chăng là quan viên bòn rút tiền tài của bách tính để khoe khoang bản thân? Hay là các quan Đại thần kết bè kết phái vì tư lợi cho riêng mình? Hay là quan viên thống lĩnh binh mã mặc sức cướp bóc tàn bạo không kiêng nể gì? Hay là việc miễn trừ tô thuế và lao dịch chưa được thực hiện? Trẫm tự hỏi quan chấp pháp xử lý tố tụng có oan khuất gì cho bách tính không? Hay là Vương công Đại thần không thể quản lý thuộc hạ để cho họ ăn hiếp bách tính? Chỉ cần một trong các việc này phát sinh thì đã đủ để dẫn đến tai họa rồi. Coi trọng luật pháp căn bản của triều đình thì phải liêm khiết từ những chuyện nhỏ, chính trị thái bình thì mới không có oan khuất, như vậy mới có hy vọng cảm động đến Thượng Thiên mà tiêu trừ được tai họa. Cho nên, Trẫm đã viết chiếu thư thổ lộ những trăn trở trong lòng mình, mong rằng các khanh dốc sức cùng với Trẫm.”

Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, Trung Quốc mất đi sự tương thông với Thần, thay vào đó là bạo lực và đấu tranh

Chỉ có thừa nhận sai lầm và trách nhiệm của mình, quay đầu trước khi quá muộn, và ban hành chính sách mới để sửa chữa sai lầm của mình mới có thể được Thiên Thượng tha thứ, và chỉ khi đó mới có thể đạt được quốc thái dân an.

Mối liên hệ tâm linh sâu sắc giữa dân tộc Trung Hoa với Thần, vốn được truyền thừa qua các thế hệ suốt 5.000 năm văn minh đã bị cắt đứt sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền vào năm 1949.

Thay vì thuận theo truyền thống tâm linh và cai trị đất nước bằng nhân nghĩa, thiện lương, ĐCSTQ lại cai trị Trung Quốc bằng chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật. Khi rũ bỏ mọi tín ngưỡng vào Thần và trấn áp mọi tôn giáo, nó đã tự coi nó là đấng tối cao, là Thần, và vượt khỏi mọi ràng buộc về pháp lý và đạo đức.

ĐCSTQ đi ngược lại Thiên lý và đạo đức căn bản của con người, dán nhãn cho các yếu tố căn bản của văn hóa truyền thống Trung Hoa là quan niệm triết học về mối liên hệ giữa nhân loại và tự nhiên là “mê tín”, cần phải lên án và cấm đoán. Nó coi hết thảy cảnh báo từ Thiên Thượng là “thảm họa tự nhiên”, chứ không liên quan gì đến việc cai trị của nó.

Mao Trạch Đông đã phát động hết chiến dịch chính trị này đến chiến dịch khác như “Cải cách Ruộng đất”, “Trấn áp phần tử phản cách mạng”, “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng Văn hóa”.

Các chiến dịch và phong trào này đã dẫn đến các cuộc thanh trừng, giết chóc và bắt bớ hàng loạt, phỉ báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật và hàng chục nghìn đền chùa. ĐCSTQ còn huênh hoang về sự “vô pháp vô thiên” của nó, xúi giục nhân dân Trung Quốc “đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người”. Mao và thuộc hạ của y đã giết khoảng 80 triệu người thuộc mọi giai tầng xã hội trong thời kỳ ông ta nắm quyền.

Phản ứng của chính quyền trước phong trào sinh viên trong lịch sử hiện đại

ĐCSTQ đã đàn áp tàn bạo phong trào dân chủ sinh viên bằng xe tăng và súng đạn trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Còn các vị hoàng đế và tướng lĩnh ở Trung Quốc thời trước ĐCSTQ đã hành xử theo văn hóa truyền thống, coi trọng sự “nhân từ, chính nghĩa, trang nhã, trí huệ cổ nhân và tín ngưỡng”.

Cho dù là Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Từ Thế Xương, “lãnh chúa” Đoàn Kỳ Thụy, hay Tưởng Giới Thạch, tất cả họ đều nhân từ với các sinh viên biểu tình và đối xử có chừng mực với họ mà không động đến súng đạn, ngay cả khi các sinh viên phát sinh bạo lực, đập phá, phá hủy các cơ quan chính quyền.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.