Gần đây, liên quan đến vấn đề Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự ý áp đặt thúc đẩy “Luật An ninh ĐCSTQ” tại Hồng Kông, Vision Times đã phỏng vấn chuyên gia truyền thông kỳ cựu Trình Tường (Ching Cheong) là người am hiểu về tình hình Hồng Kông, nhờ ông phân tích sâu hơn về tình hình Hồng Kông hiện nay. Dưới đây là nội dung phỏng vấn:

Bốn vấn đề nguy cơ của Hồng Kông
Ông Trình Tường cho biết trước đây ông đã đề cập rằng sau khi Lương Chấn Anh lên Đặc khu Trưởng hành chính thì Hồng Kông sẽ đứng trước bốn loại nguy cơ: (1) Hai chế độ trở thành một chế độ (thống nhất với bộ máy chính trị ĐCSTQ); (2) Ý thức hệ (hệ tư tưởng) bị Trung Quốc Đại Lục thao túng; (3) Bình thường hóa kiểm soát của Sai Wan (nơi đặt Văn phòng Liên lạc Trung ương ĐCSTQ) đối với Hồng Kông; (4) Phe cánh tả cực đoan thống trị Hồng Kông.
Bốn nguy cơ này ngày càng hiện hữu rõ hơn sau khi Lương Chấn Anh nhậm chức. Hiện nay đã lộ rõ nguy cơ “hai thể chế” thành “một thể chế”. Còn liên quan đến việc bình thường hóa kiểm soát của Sai Wan đối với chính quyền Hồng Kông, vào tháng trước Văn phòng Liên lạc Trung ương ĐCSTQ đã cảnh báo: Sai Wan có quyền giám sát Chính phủ Hồng Kông (vi phạm Điều 22 của Luật cơ bản). Về hệ tư tưởng bị Trung Quốc Đại Lục thao túng, gần đây một câu hỏi thi của DSE liên quan đến rất nhiều cân nhắc chính trị để áp đặt ý thức hệ của Đại Lục đối với công dân Hồng Kông. Còn về Chính phủ Hồng Kông bị phe cực tả kiểm soát, hiện nay tất cả các quan chức Chính phủ Hồng Kông đều là phe cực tả hoặc thiên tả.
Xu hướng này đang ngày càng nghiêm trọng, và người dân Hồng Kông không muốn những điều này xảy ra, vì vậy họ buộc phải xuống đường để phản đối. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh còn muốn áp đặt thêm “Luật An ninh ĐCSTQ” vào Hồng Kông, hủy hoại hoàn toàn giá trị của Hồng Kông. Trong quá khứ, ĐCSTQ cũng đã thúc đẩy Điều 23 nhằm đàn áp Pháp Luân Công
Người Hồng Kông từng đề cập nguyên tắc “một nước hai chế độ” thực tế là “một nước 1,5 chế độ”, nhưng giờ đây đã trở thành “một nước một chế độ”. Do ĐCSTQ hoàn toàn vi phạm các quy định văn minh của Luật Cơ bản, vì Luật Cơ bản có quy định rõ ràng: Điều 23 quy định người Hồng Kông tự xây dựng pháp luật. Việc ĐCSTQ tự ý xây dựng pháp luật cho Hồng Kông là áp đặt ý chí của mình đối với người dân Hồng Kông.
ĐCSTQ đã thất bại trong việc lập pháp Điều 23, bây giờ ĐCSTQ lại muốn bỏ qua Chính phủ Hồng Kông để tự ý lập pháp thay cho người Hồng Kông. Vấn đề lập pháp Điều 23 năm đó không phải là mong muốn của người dân Hồng Kông. Hồi đó, khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công đã thực hiện trên toàn bộ Trung Quốc Đại Lục. Họ thấy Pháp Luân Công có thể tiếp tục tập luyện và thỉnh nguyện ở Hồng Kông nên đã yêu cầu Chính phủ Hồng Kông cấm Pháp Luân Công. Nhưng tại Hồng Kông thì Pháp Luân Công được đăng ký hợp pháp, không làm bất cứ điều gì vi phạm luật pháp của Hồng Kông thì làm sao Chính phủ Hồng Kông có thể cấm Pháp Luân Công? Do đó, ĐCSTQ đã buộc Hồng Kông phải thực hiện lập pháp Điều 23, hành động này đã vi phạm nguyên tắc “tự lập pháp” của Hồng Kông. Quyền “tự lập pháp” là người Hồng Kông có thể tự chọn thời gian, phương pháp và nội dung của pháp luật.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Tư pháp Lương Ái Thi (Elsie Leung Oi-sie) kiến nghị rằng luật pháp của thời kỳ Hồng Kông-Anh có thể được sửa đổi để áp dụng cho hoàn cảnh mới, trở thành phiên bản Hồng Kông của “Luật An ninh ĐCSTQ”. Trên thực tế, bảy nội dung của “Luật An ninh ĐCSTQ” khi đó đã trùm lên pháp luật Hồng Kông, không cần thêm luật mới. Đây là một đề xuất của Chính phủ Hồng Kông vào thời điểm đó, nhưng Bắc Kinh đã không chấp nhận mà kiên quyết đòi lập pháp Điều 23. Điều này trở thành mồi lửa dẫn đến hoạt động biểu tình của 500.000 người. Sau đó Điều 23 đã bị hoãn vô thời hạn, cũng kể từ đó Bắc Kinh luôn có ác cảm, nghĩ rằng người Hồng Kông không có cái gọi là “ý thức quốc gia”, vì vậy chính sách đối với Hồng Kông ngày càng thắt chặt.
Thúc đẩy cưỡng ép “Luật An ninh ĐCSTQ” để ngăn chặn phái dân chủ tham gia Hội đồng Lập pháp
Tại sao bây giờ ĐCSTQ muốn ép thi hành “Luật An ninh ĐCSTQ” ở Hồng Kông? Bởi vì họ thấy rằng kể từ năm ngoái khi nổ ra chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ thì ngày càng nhiều người Hồng Kông bắt đầu chống ĐCSTQ. Nếu chỉ dựa vào chính quyền Lâm Trịnh Nguyệt Nga và các thành viên phe kiến chế để hộ tống Điều 23 là không hiệu quả. Hơn nữa, ĐCSTQ rất lo lắng phe dân chủ sẽ đại thắng trong bầu cử Hội đồng lập pháp vào tháng 9 sắp tới, nếu vậy phe kiến chế sẽ bị mất đa số ghế.
Khẩu hiệu của những người biểu tình dân chủ Hồng Kông là “35 + 1”, nghĩa là chỉ cần có được số ghế “35 + 1” là phe dân chủ sẽ trở thành đa số tại Hội đồng Lập pháp và kiểm soát được các chính sách của Chính phủ Hồng Kông, thậm chí là luận tội bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga… Phe dân chủ cũng có thể trở thành lực lượng chính trong cuộc bầu cử Đặc khu Trưởng mới và ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Đối với ĐCSTQ thì đây là biểu hiện của tước đoạt quyền lực của họ, do đó họ phải bằng mọi cách ngăn chặn phe dân chủ giành chiến thắng. Tháng 11 năm ngoái phe dân chủ đã giành được thắng lợi lớn trong bầu cử Hội đồng quận, ĐCSTQ lo lắng một lần nữa những điều như vậy lại xảy ra, vì vậy đã thúc đẩy “Luật An ninh” tại Hồng Kông.
Đối với đông đảo người dân Hồng Kông thì đây là hoạt động bầu cử bình thường, kết quả cũng rất bình thường. Nhưng ĐCSTQ xem đó là chiếm đoạt quyền lực, nghĩa là tranh quyền kiểm soát với ĐCSTQ, vì vậy ĐCSTQ sẽ không từ bỏ. Sau khi ban hành “Luật An ninh ĐCSTQ” thì họ có thể tùy ý bắt giữ, truy tố hoặc tạo áp lực công khai đối với phe dân chủ của Hồng Kông. Do đó, có hai mục đích trong thúc đẩy “Luật An ninh ĐCSTQ” tại Hồng Kông: một là để ngăn chặn phe dân chủ tham gia trong Hội đồng lập pháp sắp tới; hai là ngăn chặn phe dân chủ vào Ủy ban bầu cử Đặc khu Trưởng, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Đặc khu Trưởng. Luật An ninh ĐCSTQ nhằm loại bỏ những người bất đồng chính kiến
Ông Trình Tường cho biết, ĐCSTQ cũng có thể dùng công nghệ, ví dụ nhận dạng khuôn mặt AI, theo dõi hồ sơ trò chuyện trên điện thoại di động, hồ sơ trò chuyện nhóm, động thái cá nhân… để xác định một ai đó có vi phạm “Luật An ninh ĐCSTQ” hay không, có hay không quan điểm “chia rẽ đất nước”, “lật đổ quyền lực nhà nước”, hoặc “thông đồng cùng các lực lượng bên ngoài”.
Nhiều người tại Đại Lục đã bị bắt vì các cáo buộc như trên. Ví dụ ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) là một học giả, chỉ vì bài viết và phát ngôn trái ý mà bị kết án “tội kích động lật đổ chính quyền nhà nước”. ĐCSTQ có thể lập pháp để kết tội nhiều người. Ví dụ, người soạn nhạc và viết lời ca khúc “Mong vinh quang trở lại Hồng Kông” bị ĐCSTQ kết tội “ca khúc ủng hộ Hồng Kông độc lập”, gây nguy hiểm cho thống nhất quốc gia.” Nếu người soạn nhạc và người viết lời hoặc người truyền bá ca khúc đó mà muốn tranh cử vào Hội đồng Lập pháp thì họ sẽ bị ĐCSTQ xem là “ủng hộ Hồng Kông độc lập”. Tóm lại ĐCSTQ có thể tùy ý tăng thêm tội trạng.
Trong thời gian chống Dự luật Dẫn độ, nhiều người Hồng Kông đã chiến đấu trên mặt trận quốc tế nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ từ nước ngoài cũng như đăng quảng cáo ở nước ngoài, họ bị ĐCSTQ kết tội “thông đồng của các lực lượng nước ngoài”. Do đó, nếu Luật An ninh về Hồng Kông được thông qua thì ĐCSTQ sẽ buộc tội những người đấu tranh phản đối Dự luật Dẫn độ. ĐCSTQ sẽ sử dụng “Luật An ninh ĐCSTQ” làm vũ khí để loại bỏ những người mà họ không thích. Ngoài ra, việc ĐCSTQ dùng từ “chủ nghĩa khủng bố” để mô tả giới trẻ Hồng Kông đấu tranh dân chủ là rất không phù hợp. Hoạt động đấu tranh có vũ lực của những người trẻ tuổi đó cũng bị giới cảnh sát thực thi pháp luật bằng vũ lực. Không có vũ lực trước của cảnh sát thì sẽ không có vũ lực chống lại.
ĐCSTQ vẫn không ngừng bội tín