“Mục tiêu của chúng ta là gì? Sự thật, nhận tội hay khiến ông ta [Flynn] nói dối để chúng ta có thể truy tố hay làm ông ta bị sa thải?” ông Priestap viết.
“Nếu chúng ta làm cho ông ta nhận tội vi phạm Đạo luật Logan, đưa bằng chứng cho Bộ Tư pháp và để họ quyết định. Hay nếu ban đầu ông ta nói dối, thì chúng ta có thể đưa cho ông ta … (đoạn này bị gạch bỏ vì lý do an ninh) và ông ta thừa nhận nó, ghi chép lại cho DOJ và để cho quyết định phải giải quyết như thế nào”.
Khi xảy ra cuộc gọi điện thoại, Flynn đã nằm trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của chính quyền Trump, tuy nhiên ông vẫn còn là một công dân bình thường do đó việc ông thảo luận với đại sứ nước ngoài là trái luật Logan. Tuy nhiên, đạo luật này rất hiếm được áp dụng và không chỉ ông Trump các tân chính quyền khác vẫn thường xuyên liên hệ để tạo dựng quan hệ với nước ngoài trước khi tiếp nhận quyền lực.
Các ghi chú của Giám đốc phản gián FBI đã khiến ông Trump nổi giận lôi đình, coi đó là bằng chứng cho thấy các nhân viên dưới trướng Obama đã cố tình gài bẫy tướng Flynn.
“Điều xảy ra đối với Tướng Michael Flynn, một anh hùng chiến tranh, không bao giờ nên xảy ra với một công dân nào khác của Mỹ”, ông Trump viết trên Twitter.
“Với tôi mà nói, rất có khả năng Michael Flynn sẽ được xá tội, dựa vào toàn bộ những gì mà tôi chứng kiến”, ông nói.
Chính quyền Trump cũng đã nhắc đến viễn cảnh Tướng Flynn quay trở lại làm việc.
“Tôi nghĩ rằng Tướng Michael Flynn là một người Mỹ yêu nước, ông đã phục vụ tổ quốc với tài năng xuất chúng. Về phần mình, tôi sẽ rất vui mừng được làm việc trở lại với ông Flynn”, phó Tổng thống Mike Pence nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 10/5.
Tuy nhiên việc DOJ hủy cáo buộc với Flynn đã nhận phải nhiều chỉ trích lạm quyền. Nổi bất nhất trong số đó là cựu Tổng thống Barack Obama, người đã phá truyền thống của Tòa Bạch Ốc là tổng thống tiền nhiệm không trực tiếp lên án chỉ trích của tổng thống đương nhiệm, lên án chính quyền Trump phá hỏng nền pháp trị bằng việc ưu đãi hủy án với Tướng Flynn. “Obama biết hết!”
Một điều đáng lưu ý khác là trong các hồ sơ ghi chép các đối tượng người Mỹ bị theo dõi sẽ không nêu tên người này. Chẳng hạn, báo cáo tình báo ban đầu sẽ không nói rằng Đại sứ Nga Sergey Kislyak nói chuyện với Michael Flynn mà chỉ viết ông này nói chuyện với một người Mỹ không được nêu tên. Tên của ông Flynn chỉ được “lột mặt nạ” khi có yêu cầu của những người chức sắc cao cấp hơn.
Hồi tuần qua, Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Richard Grenell giải mật danh sách một loạt các nhân sự cấp cao trong chính quyền Obama đã yêu cầu nêu tên của ông Flynn, trong đó có Phó Tổng thống Joe Biden, Giám đốc CIA John Brennan và Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power.
Nhưng trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Joe Biden – đối thủ chính trị của ông Trump trong cuộc đua tổng thống 2020 lại đưa ra các thông tin trái ngược nhau về vụ việc. Ban đầu Biden khẳng định ông không biết gì về vụ Flynn:
“Tôi không biết một chút gì về việc điều tra Michael Flynn”, ông này nói. Nhưng khi được phóng viên đính chính lại, Biden giải thích:
“Tôi nghĩ anh hỏi tôi rằng liệu tôi có liên quan gì đến việc ông ta bị truy tố hay không. Tôi biết rằng họ đã yêu cầu điều tra, nhưng đó là toàn bộ những gì tôi biết”.
Ông Trump đã dùng tuyên bố này của Biden để công kích chính ông ta.
“Việc lột mặt nạ là một việc nghiêm trọng” ông Trump nói. “Hôm qua tôi đã xem Biden trên truyền hình, ông ta nói ông ta không biết gì hết. Không một chút nào. Nhưng hôm nay họ công bố danh sách và ông ta là một trong những người ‘gỡ mặt nạ’”.
“Làm sao ông không biết gì hết nếu ông ta lại chính là một kẻ gỡ mặt nạ?”
Với sự thân cận giữa Biden và Obama, khó có thể nói rằng Tổng thống Obama đã không hề biết gì về vụ nghe lén Michael Flynn, một nhân sự cấp cao trong tân chính quyền Trump sắp tiếp quản.
Những bằng chứng mới nhất này, cộng với cuộc điều tra đặc biệt của Robert Mueller suốt 2 năm ròng rã, kế tiếp là nỗ lực đàn hặc và phế truất Tổng thống Trump của Phe Dân Chủ, được ông Trump tóm gọn lại bằng một từ Obamagate. Ông Trump coi dây là bằng chứng rõ ràng và liền mạch nhất cho thấy chính quyền Obama đã thông đồng với FBI và Phe Dân chủ để giăng bẫy quan chức của ông Trump, phá hoại và lật đổ chính quyền hợp pháp của ông – một tội phạm còn nghiêm trọng hơn cả vụ Watergate.
Thượng nghị sĩ Graham trong khi bày tỏ cảm thông với sự tức giận của ông Trump, tỏ ra rất thận trọng với yêu cầu lấy lời khai và tống Obama, Biden vào tù.
“Tôi không nghĩ bây giờ là lúc tôi nên làm điều đó. Tôi còn không biết liệu điều đó là khả thi hay không”, ông Graham nói với tờ Politico khi được hỏi về dòng tweet của ông Trump.
“Tôi hiểu cho sự tức giận của ông Trump, nhưng hãy cẩn thận khi ước muốn điều gì đó”.
Trọng Đức
Xem thêm:
The post Obamagate là gì và nó có nghiêm trọng không? appeared first on Trí Thức VN.
2020-05-17 19:00:03
Nguồn: https://trithucvn.net/the-gioi/obamagate-la-gi-va-no-co-nghiem-trong-khong.html