Bài thuyết giảng về “Hướng dẫn sinh tồn trên cát lún” đã cho chúng ta một bài học: Khi gặp phải vấn đề không nên cố gắng đấu tranh một cách mù quáng, điều này chỉ khiến mọi việc trở nên ngày càng tồi tệ mà thôi.
Lo lắng cũng như vậy, nó cũng giống như cát bao quanh chúng ta, càng liều mình vùng vẫy, chạy thoát, thì chỉ khiến bản thân kiệt sức, lo lắng.
Tốt hơn hết là chúng ta hãy chấp nhận lo lắng và sống hài hòa với nó. Hãy thừa nhận rằng bạn đang lo lắng, tuy nhiên đừng nhìn nhận vấn đề quá tiêu cực cũng đừng ngăn mình ra khỏi cảm xúc này, mà hãy làm gì đó để thư giãn bản thân, sau đó đưa ra giải pháp cho vấn đề.
Ngoài ra, chúng ta hãy thử cách ‘tự nói chuyện với chính mình’, đưa những cách nghĩ tiêu cực và sợ hãi ra khỏi đầu não.
Ví dụ tự hỏi bản thân rằng:
“Hậu quả của việc này có thực sự nghiêm trọng như vậy không?”
“Nếu mình thất bại rồi thì kết quả xấu nhất là gì, mình có thể chịu đựng được không?”
“Còn có cách nào để giải quyết vấn đề không?”
“Mình có thể nhờ ai giúp đỡ?”
Thông qua cách tự hỏi và trả lời có thể giúp chúng ta cải biến thói quen tư duy cũ, khiến thân thể nhẹ nhàng, thoát khỏi vòng tuần hoàn ác tính của lo lắng.
Một khi rơi vào những cảm xúc lo lắng, cần lập tức nhắc nhở bản thân, đừng để lo lắng khống chế và đề phòng cảm xúc càng ngày càng tệ hơn.
Tóm lại, hơn 70% lo lắng của chúng ta không liên quan gì đến những gì chúng ta đang làm ở hiện tại. Nhớ lại quá khứ hoặc tưởng tượng những việc của tương lai đều có thể làm gia tăng lo lắng. Vì vậy, chúng ta hãy dừng nghĩ đến những điều khiến bản thân lo lắng, phiền não, tập trung vào hiện tại thì lo lắng sẽ giảm đi được rất nhiều.
Ngọc Trân
Xem thêm:
The post Trên 99% lo lắng của con người là không cần thiết, làm thế nào thoát khỏi? appeared first on Trí Thức VN.
2020-05-24 16:13:03