Do vậy, cho dù nước Mỹ trong hàng trăm năm qua cũng có vô số biến động, nhưng về cơ bản tất cả các nhóm người tại Mỹ đều thực hiện được quyền và trách nhiệm của mình. Và do đó xã hội Mỹ vẫn vận động theo hướng tích cực. Trong khi tại Trung Quốc tất cả mọi tiếng nói khác biệt với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều bị đàn áp, ngay cả các cơ quan lập ra như quốc hội, tòa án, báo chí cũng đều chỉ nói thay cho ĐCSTQ. Người ta chỉ cần hình dung tất cả tại Mỹ cũng chỉ do duy nhất đảng Dân chủ hay Cộng hòa quyết định thì không biết nước Mỹ giờ đây ra sao.
Quay lại vấn đề Hồng Kông
Riêng với vấn đề Hồng Kông, quả thực nước Mỹ đã dành cho lãnh thổ này sự ưu tiên đặc biệt trong nhiều năm. Lý do là bởi vì Hồng Kông xứng đáng được ưu tiên khi môi trường tự do, luật pháp nghiêm minh, là môi trường thuận lợi cho kinh tế quốc tế phát triển. Bản thân nền kinh tế Trung Quốc đại lục cũng hưởng lợi lớn nhất từ Hồng Kông, cho nên nó được coi như “con ngỗng đẻ trứng vàng” cho Trung Quốc. Riêng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong nhiều năm qua thường có trên 70% là xuất phát từ Hồng Kông. Vai trò là kênh huy động tài chính quốc tế cho nền kinh tế Trung Quốc thậm chí còn quan trọng hơn.
Chính quyền ĐCSTQ vốn quá quen với độc tài chuyên quyền, do vậy, vừa muốn khai thác triệt để Hồng Kông, lại vừa muốn khống chế người Hồng Kông theo ý mình. Thực tế, hai điều này là không thể cùng tồn tại, bởi vì nền kinh tế Trung Quốc dù có quy mô lớn thứ hai thế giới, nhưng nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn không dám tin tưởng làm ăn trực tiếp hoàn toàn. Họ thường sử dụng Hồng Kông như một kênh trung gian để làm ăn với đại lục. Giờ đây, khi Hồng Kông đang tiến tới bị khống chế hoàn toàn bởi ĐCSTQ thì vai trò của Hồng Kông sẽ nhanh chóng trở thành như một Thượng Hải hay Thâm Quyến. Theo báo cáo của Heritage Foundation đầu năm 2020, vị trí nền kinh tế tự do nhất thế giới sau 25 năm liên tục của Hồng Kông đã nhường cho Singapore. Khi Hồng Kông không còn giữ được vai trò cầu nối tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế vào Trung Quốc, thì hậu quả lớn nhất đương nhiên Trung Quốc sẽ phải gánh chịu.

Một quốc gia nếu giữ được môi trường tự do về thông tin và tư tưởng, các thành phần trong xã hội được tự do thể hiện mình thì trong dài hạn luôn có tác động tích cực tới các mặt của quốc gia đó. Mở rộng ra trên thế giới, nếu các quốc gia đều chấp nhận sự phản biện về các hành động của mình từ cộng đồng quốc tế, thì trong dài hạn quốc gia đó sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên chính quyền ĐCSTQ là một lực lượng mang theo các đặc tính giả tạo, cường bạo và ích kỉ. Do vậy, nó có thể phong bế đất nước Trung Quốc trong 30 năm để tạo lập quyền lực tuyệt đối, sau đó mở cửa về kinh tế để mở rộng sức mạnh khống chế ra thế giới. Nhưng những đặc tính trên của nó là không thể hòa nhập thực sự được với thế giới. Hồng Kông đã đóng góp quá lớn cho chính quyền Trung Quốc trong mấy chục năm qua, nhưng tâm lý hoang tưởng về quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ đã làm cho nó mất lý trí. Tất nhiên, khi Hồng Kông bị hủy hoại, kết hợp thêm ảnh hưởng bởi đại dịch và mối quan hệ với nước Mỹ đang xuống dốc thì nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ sẽ lao đao.
Vòng luẩn quẩn: Kinh tế tụt dốc, dân chúng khó khăn dẫn đến căng thẳng, chính quyền tăng cường khống chế vì lo sợ quyền lực tuyệt đối bị ảnh hưởng, mâu thuẫn với khắp thế giới lại càng làm kinh tế tụt dốc. Do đặc điểm cố hữu của chính quyền ĐCSTQ là giả dối, cường bạo và kích kỉ nên nó sẽ không thể đổi thay. Tình hình do vậy có thể nhận định một tương lai đầy u ám với nền kinh tế và chính quyền Trung Quốc.

The post Cắt quy chế đặc biệt cho Hồng Kông, Mỹ hay Trung Quốc đang ‘can thiệp vào công việc nội bộ’ của nhau? appeared first on Đại Kỷ Nguyên.