ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,691,379,848
Stories: 8,402,467
Profile image
1
0
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 185
Nam sinh bị nghiền nát 2 chân và cựu binh Trung Quốc thuật lại hồi ức Thiên An Môn
Thursday, June 4, 2020 2:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những sự kiện về vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã được tái hiện từ hai đầu chiến tuyến, khi một cựu binh Trung Quốc và nạn nhân gặp nhau ở Đài Loan.

Hai người họ đã từng thuộc về hai phía đối lập nhau trên Quảng trường Thiên An Môn, một người là sĩ quan thực thi lệnh giới nghiêm, một người là sinh viên đại học bị nghiền nát hai chân dưới bánh xe tăng của quân đội Trung Quốc. Sự sắp xếp của vận mệnh đã khiến Lý Hiểu Minh và Phương Chính lần đầu tiên gặp nhau ở Đài Bắc sau 30 năm (năm 2019). Họ cùng nhau hồi tưởng lại sự kiện Lục Tứ và cùng tiếp nhận buổi phỏng vấn độc quyền với trang Người Đưa Tin (Twreporter.org) của Đài Loan.


Lý Hiểu Minh (trái), một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc và Phương Chính (phải), một sinh viên đại học có đôi chân bị xe tăng nghiền nát trong vụ Thảm sát Thiên An Môn 1989, họ ngồi bên nhau vào năm 2019 (ảnh: Chụp màn hình Twreporter).

Hơn 30 năm trước, khi diễn ra sự kiện Lục Tứ, Lý Hiểu Minh là một sĩ quan cấp thấp của quân đội thực thi lệnh giới nghiêm, trong khi đó Phương Chính là một sinh viên thể dục thể thao ở Bắc Kinh. Hai người ở “hai đầu của nòng súng”, và không có tiếp xúc cự ly gần.

Sáng ngày 4/6, khi Phương Chính bị một chiếc xe tăng cán nát hai chân, Lý Hiểu Minh vẫn đang cùng quân đội quanh quẩn một chỗ bên ngoài khu vực thành phố Bắc Kinh. Vào sáng ngày 5/6, khi Lý Hiểu Minh đến Quảng trường Thiên An Môn, thì Phương Chính đã làm xong phẫu thuật cắt bỏ đôi chân, anh dần dần tỉnh dậy và nằm trên giường bệnh của bệnh viện Tích Thủy Đàm, cách chỗ của Lý Hiểu Minh chừng 8 km.

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__

Ad will display in 09 seconds

Sau 30 năm, hai người lần đầu tiên gặp nhau tại Đài Bắc và lần đầu tiên cùng đứng trên sân khấu. Buổi sáng ngày 18/5/2019, tại “Hội nghiên cứu và thảo luận 30 năm tròn của sự kiện Lục Tứ” do Thư viện Dân chủ người Hoa đứng ra tổ chức, Lý Hiểu Minh nói 30 năm trước ông đã tận mắt nhìn thấy một chiếc quần dài có lỗ rách ở Quảng trường Thiên An Môn. Nói đến đây tâm tình ông bỗng xúc động đến nghẹn ngào, nhất thời không nói nên lời. Phương Chính thì đang ngồi trên chiếc xe lăn bên phía tay phải của Lý Hiểu Minh, lặng lẽ lắng nghe.

Sau đó, với tư cách là một nhà bình luận, Phương Chính nói: “Lần đầu tiên ngồi cùng anh ấy, tôi cũng là lần đầu tiên cảm thấy có một dư vị gì đó rất khác lạ, kỳ thực tôi đã không chuẩn bị tâm lý nhiều đến vậy …”. Lời vừa dứt, dưới sân khấu những tiếng vỗ tay vang lên, hai người không hẹn mà cùng đưa tay ra, nắm chặt bàn tay của đối phương.

Những ai đã từng bắt tay với hai người họ, sẽ biết sức mạnh của cái bắt tay này. Lý Hiểu Minh, sinh năm 1964, trên gương mặt gầy gò đến nay vẫn còn lưu lại vẻ cứng cỏi của một người lính; Phương Chính, sinh năm 1966, trên gương mặt cũng toát ra vẻ mạnh mẽ của một kiện tướng thể thao.

Đây có thể là lần đầu tiên hai người thuộc hai lực lượng đối lập năm xưa lần đầu tiên ngồi lại với nhau để tiếp nhận phỏng vấn. Tuy nhiên, cái bắt tay hòa giải đến muộn 30 năm này, là để họ trở thành “chiến hữu” nói rõ chân tướng của vụ thảm sát Thiên An Môn, chứ không đại biểu cho khởi đầu của sự hòa giải giữa người dân và kẻ thống trị.

Quân đội nhân dân không được nổ súng với người dân nhưng lại nhận được lệnh “chấp hành giới nghiêm bằng mọi giá”

Chiều 3/6/1989, khi đang ở sân bay quân sự Tam Gian Phường thuộc huyện Thông (nay là huyện Thông Châu), Lý Hiểu Minh khi đó là trạm trưởng radar kiêm Trung úy của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo binh số 116, Đại đội 2, đã nhìn thấy bầu trời ảm đạm ở vùng ngoại ô phía đông nam Bắc Kinh. Ngày 20/5, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng đã ký “Lệnh thiết quân luật”. Ngày hôm đó, anh đã theo tập đoàn quân 39 (tập đoàn quân gồm nhiều quân đoàn hoặc sư đoàn), sư đoàn 116 xuất phát từ nơi đóng quân thành phố Thanh Hải, tỉnh Liêu Ninh. Hai ngày sau (22/5), anh đã đến sân bay Tam Gian Phường, ở trong lều trại quân dụng.

Lối ra của sân bay Tam Gian Phường có quân sĩ túc trực ngày đêm liên tục trong 24 giờ. Tất cả binh sĩ không thể ra ngoài, ngoài việc huấn luyện ra, họ chỉ có thể đọc “Báo giải phóng quân”, cũng có người mang theo radio để hiểu tình hình của phong trào sinh viên.

Lý Hiểu Minh, tốt nghiệp học viện quân sự khoa chính quy và được cử đến lực lượng trú phòng đảm nhiệm trưởng trạm radar. Anh có chút lúng túng không biết phải đối mặt với sinh viên thế nào. Một mặt, các binh sĩ có nghĩa vụ phải tuân theo mệnh lệnh cấp trên, nhưng mặt khác, trong quân đội họ được gọi là “sĩ quan sinh viên”. Hai năm trước, anh vẫn chỉ là sinh viên của học viện Công trình Khí giới Thạch Gia Trang. Nếu vẫn còn là một sinh viên đại học, anh cảm thấy rất có thể anh cũng sẽ xuống đường để lên tiếng ủng hộ phong trào dân chủ của sinh viên.


Một sinh viên trong phong trào Thiên An Môn đứng trước hàng rào lính Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Twitter).

Mặc dù tâm trạng có một chút hỗn loạn, nhưng Lý Hiểu Minh ý thức được một cách rõ ràng rằng bản thân anh sắp phải trải qua một sự kiện lịch sử to lớn, anh bèn tìm giấy bút để ghi chép lại mọi việc diễn ra thường ngày. Anh ghi lại rằng khi mới đến Bắc Kinh, người đứng đầu quân đội của anh trong lúc giáo dục đã dặn kỹ mọi người rằng: Chúng ta là quân đội con em của nhân dân. Chúng ta tuyệt đối không thể nổ súng vào người dân. Người nào dám nổ phát súng đầu tiên thì kẻ đó sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Nhưng nội dung của mệnh lệnh từ cấp cao sau đó lại biến thành “Chấp hành lệnh giới nghiêm bằng mọi giá”.

Thế là, đoàn xe của Sư đoàn 116 xuất phát từ Thông Châu (một quận cận nội thành của thủ đô Bắc Kinh) tới Quảng trường Thiên An Môn. Mọi người ngồi trên xe không nói chuyện nhiều, bầu không khí rất nặng nề.

Tiến vào bên ngoài nội thành, suốt dọc đường đều có những người dân kiên quyết chặn đường và thậm chí nghĩ đủ mọi cách để chia cắt quân đội. Sư đoàn 116 chỉ có thể không ngừng thay đổi kế hoạch và tiến lên theo đường vòng. Trước tiên, Sư đoàn 116 đến đường Vương Bát Phần thuộc khu Triều Dương, sau đó đi về phía nam đến đường vành đai 3 phía đông và giao lộ giao thoa với đường Quảng Cừ, rồi rẽ hướng sang phía tây đến Song Tỉnh.


Một người biểu tình chia sẻ chai nước ngọt với một binh sỹ khi hai bên đối đầu trong phong trào dân chủ Thiên An Môn 1989 (ảnh chụp màn hình Twitter).

Lý Hiểu Minh nhớ rằng lúc đầu không có nhiều người đứng ra chặn đường, nhưng quân đội không chọn cách xông lên phía trước mà lùi lại phía sau, nhờ vậy họ nhận được những tràng pháo tay nhiệt liệt từ phía người dân.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng vẫn đang không ngừng leo thang. Đoàn xe chạy đến một nơi vắng vẻ thì dừng lại, sau đó thông báo cho mọi người đi đến xe đạn dược để nhận đạn.

Vốn dĩ, thời điểm khi quân đội xuất phát từ Hải Thành (một thị xã của địa cấp thị An Sơn, tỉnh Liêu Ninh), các sĩ quan và binh sĩ đều đã nhận súng. Sĩ quan là súng ngắn loại 54, còn binh sĩ là súng tiểu liên AK-47, chỉ là không có đạn. Sau khi cánh cửa của xe đạn dược được mở ra, một hộp đạn được nhấc ra khỏi xe. AK-47 dùng hộp đạn có 36 viên đạn, các binh sĩ không cần phải đăng ký, có thể lấy thoải mái. Lúc này xung quanh cũng có một vài người dân vây xem, họ bị sốc đến mức không nói được lời nào. Lý Hiểu Minh cảm thấy tâm trạng nặng nề, đồng thời những xung đột hết sức căng thẳng cũng khiến một người lính như anh có chút sợ hãi.


Những người lính tham gia vụ đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989 (ảnh chụp màn hình Twitter).
12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.