ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,437,421
Stories: 8,386,179
Profile image
0
0
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 9
Trường Giang liên tiếp lũ lụt, đập Tam Hiệp có vỡ hay không?
Saturday, June 20, 2020 20:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Ông Vương Duy Lạc cho biết, thứ nhất: mưa lớn ở khu vực Tam Hiệp, có thể sẽ dẫn đến vấn đề đập tam Hiệp, có thể chính là sự kiện “thiên nga đen” mà ông Diệp Kiến Xuân nói; thứ hai, ông Diệp Kiến Xuân nói một số đập nước không an toàn, nhưng không chỉ cụ thể đập nào không an toàn, đập nào an toàn; thứ ba, ông Diệp nói “thảm họa lũ bất ngờ”, bản thân khu Tam Hiệp chính là khu vực núi, các nơi như Điểu Khúc, trấn Khai Châu, huyện Thạch Trụ, đều có mưa lớn và đều có lũ bất ngờ, ý của ông Diệp là lũ quét bất ngờ cũng không có cách nào. “Đây là hành động bắt đầu thoái thác trách nhiệm, có phải thế không?”, ông Vương Duy Lạc nói. 

Ông Vương cho rằng, đập nước ở Trung Quốc bị vỡ không chỉ là một sự kiện “thiên nga đen”, mà là một sự kiện “tê giác xám”, bởi vì sự kiện vỡ đập có thể có tồn tại số lượng lớn.

“98.000 đập nước, theo tôi biết, ít nhất có trên 44% đập nước là không an toàn”, ông Vương nói, “ngay cả trên đầu Tây Tạng cũng có đập nước trên đầu, trên đầu Bắc Kinh cũng có đập nước.”

Năm 1969, trong cuộc chiến Trung Quốc – Liên Xô, Chính phủ ĐCSTQ đã xả toàn bộ nước ở đập nước Mật Vân Bắc Kinh. Họ sợ nếu tên lửa của Liên Xô bắn tới, đập Mật Vân sẽ bị nổ tung”, ông Vương nói.

Giới chuyên gia cảnh báo nhiều hiểm họa ngầm

Tiến sĩ Vương Duy Lạc từng nhận xét, tỷ lệ đại biểu tán thành dự án đập Tam Hiệp vừa đúng hơn 2/3, tương đồng với tỷ lệ đại biểu đảng viên trong Quốc hội Trung Quốc. Nếu ông Giang Trạch Dân không dùng hình thức kỷ luật Đảng để yêu cầu các đại biểu là Đảng viên phải ủng hộ những quyết sách của Trung ương Đảng, cứ để cho các đại biểu tự quyết định thì tỷ lệ ủng hộ có lẽ không thể quá bán.

Ông Vương Duy Lạc cho biết, vào năm 1996 nhà khoa học bê tông Trung Quốc Lưu Tôn Hy (Liuchong Xi) đã viết thư cho Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Tiền Vĩ Trường (Qian Weichang), cho biết ông đã nghiên cứu chuyên sâu về tuổi thọ của đập bê tông trong và ngoài nước, quan điểm cho rằng tuổi thọ của đập Tam Hiệp là 500 năm hay 1000 năm là sai lầm; tuổi thọ của những con đập bê tông mà ông nghiên cứu ở Nhật Bản thường chỉ được 100 năm, còn tuổi thọ của các đập bê tông ở Trung Quốc chỉ là 50 năm. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc đã không nghe lời đề nghị của ông.

Theo ông Vương Duy Lạc, đập Tam Hiệp không phải như tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc, chỉ từ khoảng 50 – 100 năm là sẽ phải phá bỏ con đập này.

Ông Hoàng Vạn Lý chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc cũng từng ba lần gửi thư cho ông Giang Trạch Dân khuyên không nên xây dựng đập Tam Hiệp, vì xây dựng rồi sau này cũng phải phá bỏ. Ông chỉ ra tác hại của đập Tam Hiệp từ các khía cạnh địa chất, môi trường, sinh thái và quân sự.

Vào đầu giai đoạn dự tính thi công đập, ông Hoàng Vạn Lý đã dự đoán 12 loại hậu quả tai hại sẽ xảy ra sau khi hoàn thành đập Tam Hiệp: ảnh hưởng bờ đê vùng hạ du sông Dương Tử; cản trở vận tải đường thủy; vấn đề di dân; vấn đề bùn tích lũy; suy giảm chất lượng nước; không đủ công suất phát điện; thời tiết bất thường; những trận động đất thường xuyên; tình trạng lây lan bệnh sán lá máu; ảnh hưởng xấu cho sinh thái; lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; cuối cùng là sức ép gây vỡ đập. Vì nguyên nhân này mà ông không được mời tham gia dự án Tam Hiệp.

Năm 1991, giáo sư vật lý Trung Quốc Tiền Vĩ Trường (Qian Weichang) đã xuất bản một bài báo cho biết, nguy hại khi đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ làm 6 tỉnh vùng hạ du sông Dương Tử bị tràn ngập nước, hàng trăm triệu người sẽ rơi vào đường cùng. Ông cũng cho rằng đập Tam Hiệp sẽ là mục tiêu hàng đầu nếu có kẻ thù bên ngoài tấn công. Với công nghệ tên lửa hiện nay, việc phòng thủ đối với đập Tam Hiệp là điều không thể. Vì vậy ông đề nghị nhất định không được khởi công dự án Tam Hiệp, vì con đập này sẽ trở thành điểm yếu an ninh nguy hiểm.

Trước khi bắt đầu trữ nước Tam Hiệp vào năm 2003, đoàn kiểm tra công trình Tam Hiệp của Chính phủ đã phát hiện ra có hơn 80 vết nứt trên bề mặt đập, thông tin gây lo ngại trong cộng đồng.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm:

The post Trường Giang liên tiếp lũ lụt, đập Tam Hiệp có vỡ hay không? appeared first on Trí Thức VN.

Prev12View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.