Trong thời kỳ Xô Viết, những cây thánh giá này đã bị dỡ bỏ không dưới một lần nhưng những người dân ở vùng biển Baltic lại xây dựng lên bằng một sự đấu tranh kiên cường và bất khuất.
Nếu bạn muốn tránh sự ồn ào, muốn tìm cho một nơi yên tĩnh hơn, mời bạn hãy đến Ausros Vartai, nơi đây vẫn tồn tại một chiếc cổng từ những thế kỷ thời Pilgrim, chiếc cổng được phủ bạc mạ vàng. Nó là niềm tự hào về một nét văn hoá kiến trúc độc đáo kỳ diệu không chỉ của riêng người Litva. Vào năm 1994 toàn bộ thủ đô Vilnius được Unesco đưa vào danh sách các di sản văn hoá thế giới cần được bảo tồn.
Năm 1929 Thomas Mann đã viết về trên mũi Nida, mũi cát nằm bên bờ biển Baltic, rằng “Tôi có một sự đồng cảm tuyệt đối với phong cảnh nơi này. Những từ ngữ mà tôi viết ra không thể mang lại cho bạn cảm xúc thực sự về nét quyến rũ của nơi đây”. Điểm thu hút chính của Nida là cồn cát cao 60 m. Thomas Mann viết “Một sự kỳ diệu của thiên nhiên, tốt hơn hết người ta không nên trèo lên trên nó, bởi vì nó làm cho trái tim ta thổn thức”. Từ trên cồn cát nhìn xuống tất cả mọi thứ dường như thu nhỏ lại trong tầm ngắm, khu rừng xanh thẳm, dải nước biển phản chiếu màu biếc của bầu trời uốn lượn dọc theo bờ cát trắng trải dài.
Khu cảng cá của người dân Litva nằm bên kia cồn cát, trước đây mũi Nida này còn là đường giao thông nhanh nhất dẫn tới núi của vua vùng Pruss nằm ở phía Đông nhưng ngày nay nó chỉ dẫn tới biên giới giữa Nga và Litva. Bạn có thể đến thăm cảng giao thông của Klaipeda, tại quảng trường nhà hát lớn Kleipeda người ta đúc đồng bài hát Ännchen von Tharau (Cô gái từ Tharau) của nhà thơ Simon Dach, bài thơ diễn tả tình yêu vĩnh cửu của ông dành cho cô gái Anne Neander, vợ ông, được viết vào năm 1636, nhân dịp đám cưới của họ.
Boulevard Brivias, đài tưởng niệm những người đã khuất cao 42 m với dòng chữ “Vì quê hương và tự do” đứng hiên ngang xuyên thẳng lên bầu trời, và tượng đài này là một trong những di sản văn hoá thế giới.
Khách du lịch có thể đến Siauliai bằng tàu biển, sau đó đi một quãng không xa tới quảng trường ca hát Lauluväjak, nhà hát này được xây dựng theo kiểu sò. Tại đây các buổi liên hoan nghệ thuật lớn được diễn ra năm năm một lần, tới 30 nghìn ca sỹ tham gia biểu diễn. Vào năm 1988 với liên hoan “Singen Revolution“ toàn Litva trở thành một tâm điểm cho toàn thế giới. Bởi trong lần liên hoan ca nhạc này có tới 300 nghìn người tham dự, họ đến không chỉ để xem biểu diễn nghệ thuật mà còn tham gia biểu tình phản đối chống lại sự chế ngự của nhà nước Xô viết.
Khách du lịch từ các nước đổ về đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố, được quay trở lại lịch sử. Một thành phố nằm bên bờ biển Baltic đầy thơ mộng trải qua bao thăng trầm và biến đổi nhưng luôn giữ được nét thăng hoa lãng mạn cho riêng mình. Với những gì đã cống hiến cho tổ quốc người dân Litva xứng đáng được hưởng một cuộc sống than bình và tươi đẹp như ngày nay.
(Theo Tầm nhìn)