ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,695,092,132
Stories: 8,413,509
Profile image
0
0
Tác giả: clbhongoccan2013
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 42
SỰ KiỆn Quanh Ta (37)
Sunday, August 25, 2013 23:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.

Sau 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, điều ông mong muốn nhất là gì ?

Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết !

Xin cảm ơn ông ! (theo VTC)

Tr cao boi gia 1LỜI BÀN CỦA CAO BỒI GIÀ :

Trước 40 năm, Cao Bồi Già từng có tên trong giới phê bình tân nhạc – điện ảnh miền Nam thời bấy giờ. Còn nay nhà nước cho rằng Cao Bồi Già không có “biên chế” để viết và lách trong chế độ XHCN này, nên đành phong bút.

Nay đọc xong bài phỏng vấn nhạc sĩ “3 Không” Nguyễn Ánh 9, thì trong bụng mửng thầm, vì trong làng ký giả còn có người không làm bồi bút cho những cô cậu ca sĩ dị hợm, ví như DL trên một nhật báo nọ… cứ hể tên ca sị Mít tơ Khỉ Gió đau bụng đi cầu cũng lên báo thông tin cho các fans  của tên Mít tờ chia sẻ cái hơi hám kinh khủng đó ! (không biết BBT tờ báo có biết điều này không ?)

Đó là khen người viết trên VTC và cả nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong bài phỏng vấn nói trên. Còn Cao Bồi Già chỉ có thể nói thêm :

Tho cao 21/- Ngày anh thợ cạo tập tênh nhảy vào làng ca hát, thì nhạc sĩ 3T có nói trong một bàn tiệc rằng : “thằng này hỏi tôi, muốn thành danh phải trình bày những ca khúc nào ?” tôi nói (NS3T) “Em chọn mấy bài Slow, Boston rồi luyến láy giọng như kiểu Chế Linh thì ăn tiền, hiện giờ mới mở cửa các sân khấu, em sẽ thành sao”.

Quả đúng như lời nhạc sĩ 3T, tên ca sĩ này hát sến “đéo chịu được”. Sến đến nỗi nó vô trại giam thăm mẹ ruột ở tù vì tội tham ô, không dám nhận mẹ con, sợ “vấy bẩn” cái tên Mít tờ của mình !

2/- Còn cô ca sĩ ở xứ “chó ngáp phải ruồi” (sau 1975 vài năm, danh từ ám chỉ một tỉnh nằm phía Bắc cầu Bến Hải) sau khi hiện tượng Karaoke du nhập vào Việt Nam, đêm ngày tập dượt qua micro rồi đi thi hát ở hội làng, hội tỉnh rồi ra thành phố tranh tài, Tr ca si 2vài  năm sau được cậu ấm xứ Hà thành ấp, nhưng bà già biết “con ca sĩ” này “nổ” chỉ nhằm vào gia tài khi tuyên bố… có thai (giả) với cậu ấm, nên kịp bị tống về… rừng.

Nơi rừng cao, số cô ca sĩ này được gặp may, lại vớ tiếp anh công tử phố núi, sống đến có con (hổng hiểu con ai ?) đến nay, nhưng bà mẹ chồng vẫn còn nghi ngờ tính chân thật của cô nàng, nên luôn lắc đầu, không cho con trai làm giấy kết hôn. Để xem chuyện hậu của mối tình trên phố núi này ra sao.

Cao Bồi Già

Logo su kien

Hng Bui Van VietVÀNH ĐAI GIÀU CÓ
NHỎ BÉ CỦA VIỆT NAM

Mười năm vừa qua, khi bong bóng tài sản và kinh tế được “bơm” lên, hầu hết người Việt tỉnh táo đều bị “sốc” trước một xã hội xa hoa hình thành quá nhanh.

Đâu đâu cũng bàn căn hộ triệu đô, ai ai cũng mơ sống trong các tòa nhà cao cấp với bảo vệ gác cửa, hồ bơi, siêu thị bên trong. Chiếc Toyota “vang bóng một thời” giờ bị xem là taxi, xe thì phải là Merc, BMW ? Audi, thậm chí Lamborghini. Đi nước ngoài, chữa bệnh nước ngoài, mua nhà ở Mỹ thành chuyện thông thường…

15 năm trước thôi, tất cả những điều này vẫn còn quá xa lạ, thậm chí còn bị chút khinh miệt, nghi ngờ, vì cái thế giới hào nhoáng đó tưởng chỉ có trong các bộ phim Hong Kong thuở chưa có phim Hàn ! Người Việt cũng từng có những trải nghiệm về một xã hội Việt khá giả, hoặc là Hà Nội xưa, hoặc là Huế đế đô, hoặc một Sài Gòn phong lưu cũ, nhưng trong xã hội truyền thống chưa bao giờ tồn tại một tâm lý xa hoa như thế.

9 Nghịch ly 1Nhưng thật ra, chúng ta đang giàu hay nghèo ?

Một vành đai nhỏ bé, “nghẹt thở”

Buổi sáng, từ nhà ở Gò Vấp đến trung tâm Sài Gòn làm việc, tôi thấy mình chuyển hóa qua bốn tầng thế giới. Chuyện đơn giản đầu tiên là quà sáng, nếu kêu một tô bún bò của bà Tám đầu hẻm thì chỉ mất 20.000 đồng. Nếu dừng gần Phú Nhuận ăn mì, giá đã 35.000 đồng. Nếu đến Phở Dậu quận 3, giá tận 65.000 đồng. Lên đến tiệm mì Nam Lợi đường Hàm Nghi, bữa sáng của tôi sẽ là 80.000 đồng. Một phần quà sáng từ Gò Vấp, qua Phú Nhuận, đến quận 3 và quận 1 đã chuyển hóa qua bốn mức giá và tăng lên gấp bốn lần.

Lại nữa, do yêu cầu công việc phải gặp gỡ, bàn bạc với người của các đối tác nước ngoài hay của các công ty lớn, nên vừa gửi xe máy vào bãi là tôi được nhảy lên xe Lexus đời mới bọc da thơm phức, họp hành ở các khu văn phòng sang trọng mát lạnh điều hòa, bao quanh là đường sá nhìn như nước ngoài, cà phê bàn việc ở tiệm Mojo thuộc khách sạn Sheraton, giá mỗi ly thức uống ít nhất 100.000 đồng, lại đi ăn trưa tại Park Hyatt, có khi là một phần steak bò Kobe giá 70 đôla (khoảng 1,5 triệu đồng)…

Thế rồi chiều về lại tà tà xe máy ghé quán bún chả gần Tân Sơn Nhất làm một suất 25.000 đồng bên cạnh một anh công nhân vừa tan tầm… Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên trải qua cách sống của các tầng lớp khác nhau, có thể nói giai tầng của tôi chuyển đổi đến hai, ba lần trong ngày.

Và cũng nhờ các chuyển động “xuyên giai tầng” ấy, tôi nhận ra mình không giàu như mình vừa được sống, và toàn bộ cái thị trường cao cấp của xứ mình thật ra rất nhỏ bé, chỉ là một vành đai thượng lưu cạnh tranh nghẹt thở nằm ở vài phường trong quận 1, sau đó là các vành đai khác với giá trị giật cấp xuống rất nhanh, 9 Nghịch ly 3để tiến ra ngoại thành, nơi mỗi buổi chiều tan tầm nhìn các em công nhân dáng người “thấp nhỏ đồng hạng” đi kiếm vài bó rau rẻ cho bữa ăn chiều mà xót cả lòng.

Hiện tượng phân hóa mạnh như thế ở các mảng thị trường vốn đã nhỏ bé, các đứt gãy lớn trong sức mua… sẽ làm giảm khả năng phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ và sản xuất. Hãy để ý, các chuỗi thương hiệu lớn hiện chỉ có thể quẩn quanh trong vành đai trung tâm với chục cửa hàng là hết “không gian sinh tồn”, bước ra khỏi vành đai đó sức mua giảm sút và khó mà tồn tại nổi. Ngược lại, ở các vành đai ngoại biên có không ít sản phẩm tốt nhưng chẳng thể nào đủ tiền trả chi phí mặt bằng để chen vào vành đai trung tâm, làm hạn chế sức bành trướng của thương hiệu nội.

Mà cả đất nước Việt Nam nói không ngoa chỉ có hai vành đai thượng lưu nhỏ xíu như vậy nằm ở Sài Gòn và Hà Nội, ngoài ra chẳng có một đô thị nào đạt được sức mua cao cấp tương tự. Vậy thì khó có thể nói chúng ta đã đạt được mức của một thị trường trung lưu chứ nói gì đến hai chữ xa hoa.

9 Nghịch ly 2Tự mình rơi vào ảo ảnh PR

Chúng ta đều biết tâm lý xa hoa trong xã hội phần lớn xuất hiện từ cách tạo nhu cầu, tạo thị trường của các nhà kinh doanh. Điển hình nhất là thử phân tích cơ cấu giá thành của một chai nước hoa.

Nếu một chai nước hoa diễm tình và quý phái kiểu Ý có giá 100 đôla thì giá của thứ nước hoa bên trong chỉ là 30 đôla, giá của thiết kế cái chai và bao bì thật sexy là 20 đôla, còn lại là tiền thuê quảng cáo, PR, thuê những nữ diễn viên thật gợi tình, mắt nhắm hờ, môi mọng đỏ, đứng bên chiếc Audi màu champagne trên đường phố cổ kính của nước Ý…, tất cả như một khối cầu thèm khát rực lửa khi những hơi nước hoa đầu tiên đụng vào cơ thể nàng. Xem thế, 100 đôla là giá phải trả cho một đam mê, một sự xa hoa, một ảo ảnh về nhan sắc.

Kinh doanh nhà cửa cũng vậy, đó là bán một giấc mơ. Nhà phát triển địa ốc thời gian qua đã không bán một căn nhà như một nhu cầu sống cấp thiết, bán “cái ăn, chốn ở”, mà họ đã đi rất xa vào một ảo ảnh. Trong số các nhà địa ốc mà tôi được biết, ít ai nghĩ đến việc xây một ngôi nhà cơ bản nhưng tận dụng các không gian thật khéo léo, thông minh để sống tốt trong một diện tích nhỏ, thuận hướng gió, nhiều ánh sáng, tiết kiệm điện năng…

Prev123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.