ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,694,978,036
Stories: 8,412,973
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 24
Huyền thoại giáo dục Phần Lan
Monday, October 21, 2013 1:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Giáo viên cũng phải được sống trong môi trường ít sức ép nhất. Muốn vậy, cũng
như với HS, đối với giáo viên, nhà trường áp dụng nguyên tắc không so sánh,
không xếp thứ hạng hoặc cho điểm các giáo viên, không tổ chức thi tay nghề
giảng dạy, cũng không làm bản nhận xét đánh giá giáo viên.

Nhằm thực hiện được các nội dung triết lý kể trên, Bộ Giáo dục Phần Lan nêu yêu
cầu cực cao đối với chất lượng giáo viên, chỉ tuyển những người có tinh thần
hết lòng phụng sự nhân dân và đạo đức nghề nghiệp cao thượng, và hơn nữa còn
tạo điều kiện tốt nhất tiếp tục đào tạo họ. Về trình độ chuyên môn, toàn bộ
thầy cô giáo tiểu học và trung học đều phải có bằng thạc sĩ trở lên, và phải có
chứng chỉ đạt yêu cầu sát hạch tư cách giáo viên. Người giỏi mới được làm giáo
viên. Các trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thi đỗ chỉ đạt 10%. GS
Sahlberg cho biết: trong năm 2010 có khoảng 6.600 ứng viên tranh nhau 660 chỗ
giảng dạy ở cấp tiểu học. Nghề giáo thực sự là nghề cao quý, được xã hội trọng
vọng.

Ngành giáo dục thiết lập một hệ thống dựa trên tinh thần trách nhiệm, cho phép
giáo viên được quyền tự do nhất định trong việc giảng dạy. HS cũng được quyền
tự chọn phương thức học tập của mình. Giáo viên lên lớp bình quân 3 tiết mỗi
ngày (so với 7 ở Mỹ), do đó có nhiều thời gian để sáng tạo bài giảng truyền
được cảm hứng cho HS.

Một quốc gia không có cơ chế đánh giá hoặc xếp thứ hạng giáo viên và HS, không
yêu cầu thầy trò tranh vị trí thứ nhất, thế mà lại được cộng đồng OECD xếp hạng
có nền giáo dục phổ thông tốt nhất. Khi biết tin này, chính những người Phần
Lan rất ngạc nhiên.


Giấc mơ bình đẳng giáo dục

Trước thập niên 70 thế kỷ XX, giáo dục Phần Lan chưa có gì đáng tự hào. Ngành
giáo dục thực hiện chế độ quản lý tập trung, có rất nhiều quy chế ràng buộc
công việc của giáo viên. Thời ấy HS đến 10 tuổi đều phải qua một kỳ thi, dựa
theo kết quả thi để phân ban, một loại là lớp phổ thông, một loại là lớp học
nghề; việc phân ban đó quyết định tương lai các em một cách võ đoán, tương lai
cả cuộc đời phụ thuộc vào một kỳ thi. Kết quả thi được cho điểm từ 4 đến 10;
điểm 10 là điểm số cao nhất; điểm 4 là trượt. Thời ấy các em HS tuổi còn nhỏ mà
đã biết dùng đẳng cấp để so bì lẫn nhau, qua điểm số mà cho rằng mình kém hoặc
hơn người khác. Trong mỗi lớp lại còn chia ra các nhóm HS tùy theo năng lực,
các em luôn so kè lẫn nhau.

Về sau giới chức giáo dục Phần Lan nhận thấy cách làm như vậy là không tốt, bởi
lẽ mỗi người đều có năng lực và cách biểu hiện khác nhau. Làm như vậy chẳng
khác gì bắt voi, chim cánh cụt và khỉ thi tài leo cây; dùng tài leo cây làm
tiêu chuẩn đánh giá năng lực của chúng là rất vô lý. Vì thế ngành giáo dục nước
này đã quyết định hủy bỏ chế độ chia đẳng cấp, không dùng điểm số để phân chia
thứ bậc nữa. Các giáo viên nhanh chóng nhận thấy cách làm này là tốt. Nhờ thế
đã thay đổi không khí học tập trong trường, thầy trò hợp tác với nhau, đoàn kết
nhất trí. Từ thập niên 80, mọi hình thức sát hạch và thi cử, kể cả chế độ thi
thống nhất chung cho các trường đều bị hủy bỏ.

Một nội dung nữa của triết lý giáo dục Phần Lan là toàn thể HS phổ thông trong
cả nước phải được hưởng nền giáo dục như nhau, không thể để con nhà giàu được
học tốt hơn con nhà nghèo, con em người da trắng được học tốt hơn con em người
da màu di cư từ châu Phi châu Á đến. Tư tưởng bình đẳng giáo dục ấy được Nhà
nước Phần Lan nêu ra trong một đạo luật ban hành năm 1860. Từ năm 1915, giáo
dục được thừa nhận là một quyền công dân.

Trong đợt cải cách giáo dục tiến hành vào những năm 70 thế kỷ XX, ngành giáo
dục Phần Lan nêu ra ước mơ HS trong cả nước đều được học trong các trường công
chất lượng tốt [3]. Họ gọi ước mơ ấy là Giấc mơ Phần Lan (The Finnish dream).
Sự nghiệp giáo dục của họ phát triển liên tục, bền vững suốt 40 năm nay chính
là nhờ tất cả các nhiệm kỳ Chính phủ nước này đều nối tiếp nhau thực hiện bằng
được giấc mơ bình đẳng giáo dục ấy, dù đảng phái nào lên cầm quyền cũng vậy.

Ít thấy nước nào có được giấc mơ giáo dục đẹp như thế, nó kích động lòng người
và gợi mở bao ý tưởng tuyệt vời, nó giúp thu hẹp tới mức tối thiểu sự khác biệt
giữa các trường và khoảng cách giữa HS kém nhất với HS giỏi nhất, giảm đáng kể
ảnh hưởng của địa vị kinh tế-xã hội của phụ huynh đối với HS. Các trường đều
không có cơ chế đào thải HS khi các em chưa đủ 10 tuổi; tất cả HS đều có cơ hội
học tập bình đẳng. Điều đó xuất phát từ nhận thức: Tâm hồn trong trắng ngây thơ
của trẻ em cần được sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn trong môi trường trong
sạch thuần khiết chứ không phải môi trường cạnh tranh tàn nhẫn của thế giới
người lớn.


Phải thay đổi tư duy nếu muốn học được gì từ giáo dục Phần Lan

Rõ ràng tư duy giáo dục của người Phần Lan rất độc đáo. Nguyên tắc giảm hết mức
sức ép đối với HS, chủ trương thực hiện trường nào, thầy trò nào cũng giỏi như
nhau của họ khác xa lối dạy và học nhồi nhét kiến thức cũng như chủ trương xây
dựng các trường lớp “chuyên” thường thấy ở phương Đông. Phải chăng chừng nào
chưa thay đổi tư duy thì khó có thể học được điều gì từ huyền thoại giáo dục
Phần Lan?

Các phụ huynh Á Đông lo chuyện học tập của con với tư duy không để con thua kém
ngay từ vạch xuất phát, chỉ lo đưa con vào học trường nổi tiếng, bắt con học
kiểu nhồi vịt khi chúng còn bé tẹo. Người ta quá say sưa với những cuộc thi
kiến thức, buộc tâm hồn trong trắng thơ ngây của lũ trẻ phải nhồi nhét bao
nhiêu kiến thức thế gian người lớn từ cổ Hy Lạp tới hậu hiện đại mà chẳng biết
có trau dồi được chút đầu óc sáng tạo nào cho chúng hay không [4]. Cha mẹ đua
nhau dạy con từ khi còn là bào thai, đưa con vào lớp năng khiếu từ tuổi mẫu
giáo, thi HS giỏi, thi Olympic, học thêm, học hè. Tư duy ấy làm họ hao tổn công
của, chỉ làm mồi cho bao kẻ cơ hội vớ bẫm bằng cách mở các trường lớp nhắm vào
nhu cầu của họ. Cả xã hội lao vào thi cử, học để mà thi, cho nên học vẹt chứ
không phải học để có năng lực sáng tạo. HS chấp nhận mọi kiến thức được dạy mà
không dám nghi ngờ, phản biện.

Cần phải thấy quan niệm không để con em thua kém ngay từ vạch xuất phát là có
hại cho sự trưởng thành của trẻ em. Mục đích của giáo dục phổ thông là trau dồi
luân lý đạo đức, gợi mở tri thức. Một nền giáo dục quá chú trọng điểm số và
cạnh tranh sẽ chỉ làm tổn thương trí tuệ và tâm hồn thuần khiết của trẻ em.
Thật đáng thương những đứa trẻ thơ ngây hết cặm cụi học ở trường lại vùi đầu
làm bài tập ở nhà, không còn thời gian rảnh rỗi, lúc nào cũng sống trong sức ép
căng thẳng do người lớn tạo ra. Học tập đáng lẽ là niềm vui lại trở thành gánh
nặng, thành nỗi lo âu, thâm chí sợ hãi của chúng. Điều đó không thể không ảnh
hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ.

Hàn Quốc có một Thần đồng thất bại. Đó là Kim Ung-Yong sinh năm 1962, được sách
Kỷ lục Guinness công nhận có IQ cao nhất thế giới: trên 210. Mới 4 tuổi Kim đã
được học và đọc được ba ngoại ngữ Nhật, Đức, Anh. Sau đó chú bé được mời vào
học khoa Vật lý Đại học Hanyang. 7 tuổi, Kim được Cơ quan Không gian NASA mời
sang Mỹ. Tại đây anh học xong đại học và lấy bằng tiến sỹ vật lý khi chưa đầy
15 tuổi. Sau 10 năm ở Mỹ, Kim quyết định về nhà để… phụng dưỡng cha mẹ, chọn
con đường làm người kỹ sư xây dựng bình thường, tránh xa mọi vinh quang của
danh hiệu thần đồng.

Prev123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.