ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,556,275
Stories: 8,393,264
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 26
Lương y Huỳnh Thị Lịch – Thập chỉ đạo, tảo tần, dâng hiến…
Thursday, December 19, 2013 10:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1DN21WZXNnSG56TS9Vck10eVFkTE9pSS9BQUFBQUFBQUtoYy90MWgtbUQ5S2tWby9zMTYwMC9MJUM2JUIwJUM2JUExbmcreStIdSVFMSVCQiVCM25oK1RoJUUxJUJCJThCK0wlRTElQkIlOEJjaCsyLmpwZw==
Lương y Huỳnh Thị Lịch.
Suốt mấy chục năm làm nghề lương y, chuyên trị bấm huyệt theo phương pháp Thập chỉ đạo, bà đã điều trị cho hàng vạn bệnh nhân và đào tạo hàng nghìn học trò theo phương pháp này. Bà đã chữa dứt điểm hoặc tạo tiến triển tốt đối với nhiều loại bệnh, đặc biệt là 5 loại bệnh: câm, mù, bướu, liệt, suyễn…
Lời tri ân từ bao cảnh ngộ…
1. Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM.), ngày 2/5/2003
Thư cảm tạ
Kính gửi: Lương y Huỳnh Thị Lịch
Kính thưa Lương y
Tôi tên là Nguyễn Hữu Thành, địa chỉ: 216C/10 đường Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, số điện thoại 8448129, có 2 đứa con trai tên là Nguyễn Hữu Khánh Trình, 9 tuổi, Nguyễn Hữu Nhật Nguyên, 7 tuổi. Hai con tôi bị bệnh chậm nói từ bé, 6 năm nay tôi đã chạy chữa khắp nơi, từ bệnh viện Chợ Quán đến Bệnh viện Y học dân tộc TP.HCM, châm cứu nhưng không có kết quả, cháu vẫn chưa nói được, 6 năm nay tôi chịu nhiều công sức tốn kém và đau buồn vô cùng.
May thay, nhờ ơn trời, cách đây 1 tháng, qua giới thiệu, tôi được Lương y Huỳnh Thị Lịch nhận lời chữa cho con tôi, thật là kỳ diệu, chỉ với đôi bàn tay vàng của Lương y, không cần thuốc men, dụng cụ… các con tôi đã chuyển biến rất tốt chỉ sau 1 tháng điều trị.
Cháu lớn tên Trình đã bớt nóng tính và biết nghe lời dạ thưa. Cháu nhỏ tên Nguyên đã biết dạ thưa và biết nói các từ như là: chùa, ba bà, cô, chờ…
Tôi vui mừng khôn xiết và xin chân thành tri ân Lương y Huỳnh Thị Lịch đã không quản tuổi già sức yếu đã bỏ công chữa chạy cho con tôi mà không đòi hỏi điều kiện gì. Bà chữa cho 2 cháu biết nói, biết đi học thì chẳng khác nào bà đã cứu sống cháu, sau này khi lớn lên, lấy vợ, đẻ con, gia đình cháu mai sau sẽ mãi mãi nhớ đến ơn bà.
Xin cầu chúc cho Lương y nhiều tuổi thọ để cứu nhân độ thế.
Xin các cấp chính quyền tạo điều kiện để Lương y Huỳnh Thị Lịch được giúp đời nhiều hơn nữa.
Một lần nữa, gia đình chúng tôi xin tri ân bà, kính chúc bà được Đại Thượng Thọ và nhiều sức khoẻ để giúp cho đồng bào…
Vào lúc 6h45 phút sáng ngày 25-6-2003, người viết bài này đã có cuộc trao đổi trên điện thoại với anh Nguyễn Hữu Thành, tác giả của lá thư trên, để biết thêm diễn biến mới nhất về bệnh tình của hai cháu Trình, Nguyên. Và được nghe anh thông báo:Thằng lớn con tôi, thằng Trình, giờ này thuần tính hơn một bước nữa và nói được 3 từ đầu tiên: ba, cơm, đi. Thằng nhỏ, thằng Nguyên, nói thêm được nhiều từ, lanh lợi hơn và nhớ dai hơn. Tôi vẫn đưa con đi chữa bệnh hàng ngày ở bà Lịch. Bà cũng yếu lắm rồi, bà mà mất đi thì nhà tôi khổ lắm, không biết trông cậy vào đâu. Tôi chạy khắp nơi bệnh viện và y học hiện đại rồi, cả cổ truyền nữa, không nơi nào trị được. Lúc mới đưa hai cháu vô, bà nói ngay nguyên nhân là trước đây uống nhầm thuốc. Khi đó, tôi không nhớ ra uống nhầm thuốc lúc nào. Sau đó, có một người bạn bác sĩ bên Mỹ về nước, đi cùng với một bác sĩ người Mỹ, tới thăm tôi và các cháu. Bác sĩ người Mỹ này nói rằng, ở Mỹ cũng đang xem xét lại việc chích ngừa cho trẻ em, vì đã có một số trẻ bị phản ứng thuốc. Có thể hai cháu cũng rơi vào trường hợp phản ứng này. Anh biết, từ hồi trước, thương và lo cho các cháu nhiều, nên cứ có loại chích ngừa nào mới xuất hiện là tôi cho các cháu đi chích ngay, có ai ngờ đâu… Lúc nhận bệnh, bà Lịch nói rằng bà phải xem kinh mạch cháu thế nào, xem nó lè được lưỡi ra thì mới chữa được. Lúc đầu, lưỡi cháu vẫn chưa lè ra. Đến lúc, bà bấm ở đầu gối, lưỡi cháu đột nhiên lè ra, bà mừng quá, chảy nước mắt… Con tôi, rồi tôi phải lạy bà thôi…
2. Đỗ Mạnh Hùng, sinh năm 1928, địa chỉ: số 14 Nguyễn Ngọc Phương, phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hay bị chuột rút. Qua điều trị, mảnh đạn trong 2 chân lòi ra 14 mảnh nhỏ.
3. Anh Minh, con tướng Chi, Hà Nội. Bệnh tê liệt, ngồi xe lăn. Điều trị hơn 1 năm, đi lại được.
4. Bà Trương Thị Đông, 74A Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM, u vú phải, sưng to. Điều trị 2 tháng, hết khối u, bệnh nhân trở lại bình thường.
5. Bà Bùi Thị Loan, sinh năm 1946, số nhà 21 đường Gò Công, phường 13, quận 5. TP.HCM, tự kể ngày 17/8/1995, viết trong hồ sơ lưu: Tôi nằm viện u bướu Nguyễn Văn Học (số hồ sơ 371). Tôi nằm gần 3 tháng, cũng nhờ tập thể y bác sĩ tận tình giúp đỡ nên sau khi điều trị để theo dõi thì bệnh ổn định, không bị mổ. Tôi mừng vô cùng. Ra viện được hơn 1 năm, tôi đau lại toàn thân, có lúc nửa thân bên phải và đầu đau không chịu được. Vào bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện u bướu, lại kêu là phải mổ mới có thể đỡ. Tôi sợ quá, ai chỉ đâu hay tôi cũng đến, nhưng không đỡ. Đến năm 1994, tôi kiệt sức và mất tinh thần, chán, không còn hướng để chữa, lúc này 1 tuần tôi đi cầu 1 lần mà phải dùng thuốc bơm vào hậu môn mới được, không muốn ăn uống gì, rất buồn. Đến tháng 4/1995, bệnh phát nặng (nửa đầu và thân bên phải tôi tê, cổ to dần và tiếng nói không ra, chỉ nói bằng hơi). Tôi đi châm cứu 2 tháng không đỡ. Tôi nghĩ cũng rất hên, gặp người biết bà thầy chữa bệnh tài giỏi, 6/7/1995, đưa tôi đến. Bà thầy coi bệnh nói tôi bị bệnh trên 10 năm (nói đúng như bệnh tôi nói trên), tôi quá nhiều bệnh trong mình và thầy nhận bệnh. Tôi mừng quá, sau hôm đó, tôi về nhà đi cầu được, và thoải mái mỗi ngày một lần. Cho tới nay, tôi không đau đầu như trước nữa, cổ tôi mềm và nhỏ dần, tay chân tôi cử động dễ hơn, nay tôi nói ra tiếng rõ bình thường rồi. Mới hơn 1 tháng mà bệnh đỡ nhiều. Tôi rất mừng và cám ơn bà thầy. Tôi đi chữa rất nhiều nơi, chưa có một người thầy nào thương bệnh nhân như vậy, mà lại chữa từ thiện, động viên bệnh nhân, không kể dơ bẩn, nhất là tuổi đã 80, mà bà thầy vẫn tỉnh táo, nâng niu tay chân…
Bí quyết Thập chỉ đạo
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1MWWhINHZ5cW9Rby9Vck1yM2dsb19uSS9BQUFBQUFBQUtoQS85S09SbTBBM01ZWS9zMTYwMC9MJUM2JUIwJUM2JUExbmcreStiJUUxJUJBJUE1bStodXklRTElQkIlODd0LmpwZw==
Lương y Huỳnh Thị Lịch tiếp chuyện tác giả bài viết.

Sinh năm 1917, theo cách tính tuổi truyền thống, năm nay Lương y Huỳnh Thị Lịch đã 87 tuổi. Hành nghề từ thời chế độ Sài Gòn cũ đến nay, không ít lần vì sự đố kỵ của một số người theo tây y, sự áp đặt của cơ chế, sự cạnh tranh ác ý của một số cá nhân và cơ sở điều trị khác, bà đã không được yên ổn hành nghề, thậm chí đã phải phiêu bạt khắp nơi. Nhưng ý chí sống cống hiến của bà không tắt, dòng chảy Thập chỉ đạo không hề vơi cạn. Chỉ, theo một nghĩa của tiếng Hán, nghĩa là ngón tay, ngón chân. Mười đường kinh đi từ 10 đầu ngón tay, ngón chân là cơ sở cốt lõi của phương pháp Thập chỉ đạo. Để góp phần hoá giải những băn khoăn, vén bức màn tưởng chừng huyền bí quanh việc chữa bệnh từ xưa đến nay của bà, xin mời bạn đọc dõi theo phần nói về những bí quyết của phương pháp Thập chỉ đạo này.

Theo bác sĩ Hồ Kiên, cho tới nay, chưa tìm được tài liệu nào chính thức xác nhận cơ sở lý luận của nó. Khoảng năm 1973, một học trò của bà Lịch là tu sĩ Hoàng Tam khi đó còn sống đã cố gắng giúp bà Lịch đúc kết từng kinh nghiệm chữa bệnh của bà và phác họa ra mười đường kinh của phương pháp Thập chỉ đạo. Anh làm việc đó với sự trực tiếp tham gia ý kiến của bà và được ghi lại trong tài liệu chép tay. Ngay lúc đó, anh Tam cũng đã nghĩ rằng việc bấm huyệt nhẹ nhàng theo tần số nhất định, sẽ tạo ra những xung động hưng phấn đối với các dây thần kinh, các Synac thần kinh sẽ có thể hoạt hoá trở lại nhờ ở sự kích thích tiết ra các chất hoá học trung gian dẫn truyền xung động các Synac đó. Theo bà Lịch và anh Tam, 10 đường kinh đi từ đầu 10 ngón tay, ngón chân gọi là 10 đường kinh của Tam Tinh (mặt, bụng, ngón) và Ngũ Bội (mặt lưng, có móng của ngón tay, chân).

I. Ngũ bội, tam tinh tay:
Ngón 1 (cái): Từ đầu ngón theo động mạch quay lên khuỷu tay nách, từ nách chia làm hai nhánh: nhánh thanh quản, vùng mặt và nhánh xuống vùng ngực.
Ngón 2 (trỏ): Từ ngón trỏ lên cổ tay, ra mặt ngoài cánh tay, lên hố xương đòn và cổ.
Ngón 3 (giữa): Từ ngón giữa, mặt ngoài cánh tay, qua nách vào ngực, hướng vào tim.
Ngón 4 (nhẫn): Từ ngón áp út dọc giữa cẳng tay, qua khuỷu tay lên vai, cổ, mặt và não bộ.
1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.