Kể từ khi ra đời, hệ thống đo lường Anh đã trải qua nhiều đạo luật sửa đổi cách thức tính toán và được chính quyền ủng hộ duy trì cho toàn bộ các vùng lãnh thổ và thuộc địa của Anh. Thậm chí vào năm 1875, Anh đã từ chối ký vào hiệp ước chuyển đổi sang hệ mét và 3 năm sau đó, hộ ban hành đạo luật cấm người dân dùng hệ mét trong thương mại.
Một bình sữa tại Anh với nhiều loại đơn vị đo lường
Cho tới sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Anh vẫn sử dụng hệ thống đo lường của mình với đơn vị yard đo độ dài và pound để đo cân nặng. Tuy tiếp theo sau đó, giới nghiên cứu khoa học và một bộ phận công dân đã có ý kiến yêu cầu chuyển đổi sang hệ mét nhưng chính quyền vẫn cố giữ lại truyền thống đơn vị của mình.
Dù vậy, xu hướng toàn cầu hóa không chừa một ai, kể cả Vương quốc Anh. Cuối cùng thì việc chuyển đổi sang hệ mét tại Anh cũng được bắt đầu vào giữa những năm 1960. Việc thực hiện chuyển đổi diễn ra một cách tự nguyện và tính đến năm 1985, nhiều đơn vị đo lường kiểu Anh đã được tự nguyện gỡ bỏ tại nhiều điểm kinh doanh bán lẻ. Dù vậy, một số đơn vị đo lường cũ như foot, inch, pound, ounce và gallon vẫn còn được sử dụng tại một số điểm bán lẻ, biển báo giao thông,…
Hiện nay, dù trên phạm vi toàn nước Anh đã chính thức chuyển sang dùng hệ mét, nhưng việc sử dụng đơn vị đo lường trong cuộc sống thường nhật tại một số nơi vẫn tồn tại một số vấn đề khá thú vị. Nếu bạn vào một cửa hàng tại Anh và hỏi mua phó mát, bạn có thể mua 100 gram phó mát hoặc 1/4 pound phó mát, người bán đều vui lòng bán cho bạn. Một số sản phẩm nông nghiệp bán lẻ vẫn còn được treo bảng giá tính bằng cả pound lẫn kilogram.
Bên cạnh đó, biển báo giao thông vẫn còn được đo bằng dặm nhưng giá xăng dầu lại tính bằng pound (bảng Anh) trên mỗi lít. Hiệu suất của động cơ xe được tính bằng đơn vị dặm trên gallon. Một số người dân vẫn còn dùng đơn vị feet để tính chiều cao của họ. Màn hình máy tính hay TV vẫn được đo kích thước bằng inch nhưng một số nơi tại Anh đã chuyển sang dùng centimeter.
Tại Anh, nếu bạn học các môn khoa học tự nhiên trong trường, tất cả các đơn vị đo đều theo hệ SI vì đây là chuẩn tính toán khoa học quốc tế và có thể chuyển đổi dễ dàng. Tuy nhiên, khi đề cập đến nhiệt độ trong đời sống cũng là một điểm thú vị. Các bản tin thời tiết tại Anh đều thông báo bằng cả độ C lẫn độ F. Nhưng khi người ta nói chuyện với nhay về nhiệt độ thời tiết, người dân thường có xu hướng dùng độ C khi nhiệt độ lạnh nhưng lại dùng độ F khi thời tiết ấm áp.
2014-04-08 00:32:14
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/53030_tai-sao-my-dung-don-vi-dam-feet-de-do-do-dai.aspx