Tác giả bài báo sau đó đưa ra một số dẫn chứng về nạn nhân của một số niềm tin mù quáng, mặc dù không nói rất cụ thể, nhưng những dẫn chứng đó đều là về cái gì đó khác chứ không liên quan gì đến Pháp Luân Đại Pháp (cụ thể là môn phái của ông Bùi Long Thành và của ông Vũ Thế Khanh như bài báo đã viết rõ). Tôi không bình luận về môn phái khác. Chỉ là nhắc nhở rằng lấy những ca của môn khác để kết luận về Pháp Luân Đại Pháp như vậy là không hợp lý, gây nhiễu loạn và hiểu sai cho người đọc báo.
Tiếp đó, tác giả đưa ra một số những bình luận xấu về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng tất cả đều là nói suông, không có dẫn chứng gì. Về phần trao đổi với hai vị: một nhà cảm học và một nhà khí công sư – võ sư – bác sỹ. Tôi sẽ viết ý kiến của mình ở phần sau trong thư này.
Như vậy, bài báo tuyên bố rằng học Pháp Luân Đại Pháp sẽ có hậu quả nghiêm trọng, thậm chí mất mạng, nhưng tất cả chỉ là tuyên bố suông, là nhận xét của tác giả hay của ai đó, mà không hề có bằng chứng, nếu không muốn nói là có bằng chứng ngược lại. Đồng thời, tác giả cố ý bỏ qua thực tế lù lù trước mắt là Pháp Luân Đại Pháp đã đang hoạt động rất thành công ở trên thế giới, ngay ở những quốc gia có nền Y học hàng đầu.
2. Về luận điểm: “truyền nhân của Phật Tổ”
Mở đầu bằng đoạn viết “những người cuồng tín cả tin theo kẻ tự xưng là truyền nhân của “Phật tổ””. Đây là hiểu sai. Trắng trợn hiểu sai.
Trước hết, về thuật ngữ “Phật Tổ”. Chúng ta đều biết, khi dùng từ này, người ta sẽ hiểu là nói về đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, thuật ngữ này trong giới Phật giáo chỉ dùng theo nghĩa tương đối và trong hoàn cảnh tương đối. Tại sao? Tại vì Phật Thích Ca không hề tự nhận mình là “Phật Tổ”. Trong Phật giáo giảng rằng, trước Phật Thích Ca còn có 6 vị Phật Nguyên Thuỷ đã từng xuất hiện ở thế gian này. Ngoài ra, trong vũ trụ còn có nhiều vị Phật khác. Ví dụ, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Đại Nhật Như Lai, v.v. Trong Kinh Pháp Hoa cũng kể rằng lúc Phật Thích Ca đang giảng Pháp, thì đã xuất hiện một vị Phật rất cổ xưa là Phật Đa Bảo, v.v. Nghĩa là chư Phật có rất nhiều và đã có từ rất lâu, vậy thì ai là “Phật Tổ”?
Phật Thích Ca khẳng định rằng ngài đã chứng quả vị Như Lai, đã thành Phật, nhưng không hề nói rằng ngài là Phật Tổ. Danh hiệu “Phật Tổ” là cách gọi mang tính “kính yêu” của giới Phật tử và người thành kính với Phật gọi ngài mà thôi. Cái này không sao cả, dù sao Phật Thích Ca đúng là vị Phật đã truyền rộng ra môn tu luyện, thành Phật giáo ngày nay. Phàm nhân chúng ta kính trọng Ngài và gọi Ngài như vậy cũng được thôi. Còn trong giới Phật học, thì Phật Thích Ca không tự nhận ngài là Phật Tổ, cho nên đệ tử của ngài cũng không dám nói vậy.
Ý tôi muốn nói ở đây là, dù trong Phật giáo hay trong Pháp Luân Đại Pháp, người ta đều hiểu rằng chư Phật là có rất nhiều, và đã có từ rất xa xưa rồi. Danh hiệu “Phật Tổ” là danh hiệu rất nghiêm túc, và rất cao quý. Danh hiệu đó không phải là điều có thể đem ra nói cẩu thả được. Nếu hỏi một vị chân tu trong Phật giáo hoặc trong Pháp Luân Đại Pháp rằng: “có bao nhiêu vị Phật” thì họ sẽ trả lời: “vô lượng vô số”. Và nếu hỏi một cách nghiêm túc “trong đó ai là Phật Tổ” thì nhiều khả năng là họ sẽ nói là “không biết cụ thể”.
Tôi dành riêng một đoạn để viết về vấn đề này, chính vì tôi kính trọng chư Phật, kính trọng nhà Phật. Theo cái nhìn của một người tu Phật, thì ai đó bừa bãi lấy danh hiệu “Phật Tổ” hay “truyền nhân của Phật Tổ” để dùng trong cho mục đích vu vạ người khác, thì đó là việc làm rất không nghiêm túc.
Ai tự xưng là “truyền nhân của Phật Tổ” như trong bài báo viết ở đây? Hiển nhiên không phải là Thầy Lý Hồng Chí của Pháp Luân Đại Pháp. Rất nhiều chỗ trong bài giảng, Thầy đều nói rằng Pháp Luân Đại Pháp không liên quan gì tới Phật giáo, kể cả Phật giáo thời đầu cho tới Phật giáo thời nay. Đồng thời nhấn mạnh rằng Pháp Luân Đại Pháp có hệ thống truyền thừa của riêng mình, nhưng không liên quan tới Phật giáo, cũng không nói đến “truyền nhân của Phật Tổ” hoặc là “truyền nhân của Phật Thích Ca”. Và như đã nói ở trên, bản thân khái niệm “Phật Tổ” trong Pháp Luân Đại Pháp cũng rất nghiêm túc, và theo tôi biết, cũng không có giảng rằng vị nào trong chư Phật là ứng với danh hiệu “Phật Tổ” cả. Đây là điều hoàn toàn có thể kiểm chứng. Các bài giảng của Thầy được công bố công khai, ai cũng có thể đọc.
Vì thế, tôi rất thắc mắc là tác giả căn cứ vào đâu để đưa ra kết luận “truyền nhân của Phật Tổ” này! Vì cả trong Pháp Luân Công và Phật giáo người ta đều không thể tuỳ tiện nói những chuyện như vậy. Do vậy đã cố thử đọc vài lần bài viết. Tôi đọc được chỗ duy nhất có dẫn tới khái niệm này là đoạn tả rằng chị Trà cho biết “Sư phụ Lý Hồng Chí là người đức độ. Sư phụ là truyền nhân của Phật Tổ được cử xuống nhân gian giúp đỡ chúng sinh.”
Như vậy, đây là ý kiến cá nhân của chị Trà trong ngữ cảnh đặc thù, chứ không đại biểu cho Pháp Luân Đại Pháp. Không một học viên Pháp Luân Đại Pháp nào dám nói Thầy Lý Hồng Chí là truyền nhân của Phật Tổ cả. Một khi Thầy không tự nhận mình là như thế, thì tất cả các học viên không ai dám nói thế.
Như vậy, hoặc là chị Trà học Pháp Luân Đại Pháp chưa kỹ nên nói nhầm, hoặc là tác giả “nghe nhầm”. Hoặc có lẽ không phải cả hai trường hợp ấy. Chỉ đơn giản là cách nói tôn kính của người Việt chúng ta. Tương tự như chúng ta vì tôn kính mà dành danh hiệu “Phật Tổ” cho Phật Thích Ca Mâu Ni, thì chúng ta cũng có những cách nói tương tự khi nói về ai người có đức độ rất lớn, kiểu như nói, ví dụ: ông ấy là do Trời phái xuống, ông ấy rất tốt với tôi, ông ấy là do Phật Tổ phái xuống nhân gian, là thánh A La phái xuống, là Bụt phải xuống, v.v.
Với những gì mà Thầy Lý Hồng Chí đã cống hiến cho xã hội ngày nay, thì mô tả về Thầy theo cách biểu đạt lòng tôn kính của người Việt như vậy, cũng là được thôi. Xã hội ngày nay, một cá nhân bằng vào đức giáo hoá mà thu phục được kính trọng của 100 triệu người, thì nhận được lòng kính yêu như vậy cũng là hợp lý. Ý tôi nói là, nếu một người Việt như chị Trà, học Pháp Luân Đại Pháp và nhận được lợi ích lớn lao như vậy, và chị dùng cách nói rất Việt Nam như vậy để biểu đạt, thì cũng là chuyện bình thường thôi.
Nhưng vấn đề là, dù là vì bất kể lý do gì, tác giả không thể từ đó kết luận rằng ai đó ở Pháp Luân Đại Pháp tự nhận là truyền nhân của Phật Tổ, và càng không thể lấy cái đó là lý do chỉ trích Pháp Luân Đại Pháp. Viết một bài lên báo không phải là việc làm cẩu thả như vậy được. Trong khi toàn bộ giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp KHÔNG nói thế, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đều KHÔNG nói thế, và người làm báo chỉ bằng một câu nói rất “ngoài lề” như vậy mà chụp thẳng cái mũ lên Pháp Luân Đại Pháp. Như vậy rất không nghiêm túc. Không nghiêm túc cả trong vấn đề lô-gíc, cũng như đối với cộng đồng tin Phật.
3. Pháp Luân Đại Pháp là được phép ở Việt Nam
Trong bài báo, tác giả viết rằng Pháp Luân Đại Pháp là “đã bị cấm ở Việt Nam”. Đây thuần tuý là nói bậy. Các nhóm luyện công Pháp Luân Đại Pháp vẫn hoạt động công khai ở các thành phố lớn nhiều năm nay. Họ luyện tập công khai ở công viên hoặc các nơi công cộng, tương tự như các nhóm tập Thái Cực Quyền, hay môn dưỡng sinh khác. Nói đến “cấm” thì là liên quan vấn đề luật pháp. Khi mà trong các luật pháp công bố hiện hành ở Việt Nam không cấm, thì tác giả căn cứ vào đâu để viết “đã bị cấm ở Việt Nam”?
Tác giả bài viết là ai không ghi rõ bút danh. Tác giả rất hiểu biết và lập luận rất chặt chẽ. Rất vui nếu được trao đổi vài vấn đề về nội dung bài báo qua email với tác giả.
Cả 2 bài viết rất hay. Có điểm nhỏ là đề nghị các tác giả rà soát lại để sửa các lỗi chính tả. Xin cảm ơn các tác giả.
Báo Đời sống & Pháp luật có vẻ thiếu chuyên nghiệp nhỉ, thường các báo uy tín sẽ không tùy tiện kết luận kiểu chụp mũ như thế. Không hiểu phóng viên viết bài này có dụng ý gì đây, lương tâm cầm bút để đâu rồi. Nhưng theo tôi thấy, Pháp Luân Công phổ biến trên thế giới vậy, việc động chạm đến 1 nhóm người lớn như thế một cách ác ý thế này, chắc cũng không phải là do ông Tổng biên tập nhất thời hồ đồ mà duyệt bài đó đâu, thường là do có chỉ đạo từ bên trên đó thôi. Có khi Việt Nam, Trung Quốc là anh em đồng chí (ý tôi nói là Đảng CS Việt Nam và Đảng CS TQ là anh em đồng chí), nên học tập nhau đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng đó thôi. Nhưng tóm lại, báo Đời sống & Pháp luật cho đăng bài này chỉ tự làm mất uy tín của mình thôi, giờ ai còn nghe tuyên truyền của các ông nữa!
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tầm tư tưởng, vị thế của văn phong!
“trong con mắt nhân dân Trung Quốc, thì Chân-Thiện-Nhẫn của Thầy Lý Hồng Chí chính là sự trở lại của văn hoá người Hoa truyền thống, sự trở lại huy hoàng của văn minh 5000 năm Trung Quốc hoàn toàn hoà nhập vào xã hội hiện đại”
Rớt nước mắt khi đọc đến đoạn này của tác giả.
Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã cứu giúp bao nhiêu con người, đã đem thậm chí nhũng cá nhân hủ bại nhất lên từ dưới vực thẳm của sự tha hoá đạo đức, đã mang đến cho người dân Trung Quốc hy vọng mới về một cuộc sống tinh thần và tiêu chuẩn đạo đức được nâng cao trong bối cảnh xã hội bị cuốn theo những lợi ích vật chất… Dạy con người làm điều tốt lại bị bức hại sao? Có chính phủ nào tàn nhẫn thiếu lý trí như chính phủ Trung Quốc?
Mong sao ngày một nhiều người được biết sụ thật này để cuộc đàn áp phi pháp này sớm kết thúc.
Xin cảm ơn phần phân tích và kiến thức uyên bác của tác giả.
Ông Dư Quang Châu đã sang Đức từ khoảng nửa năm nay; ông đã bác bỏ lời tuyên bố mà bài báo gán cho tên của ông: “thật xúc phạm, tôi không hề có ý kiến kiểu này….”: http://beforeitsnews.com/contributor/upload/38163/images/duquangchau.jpg
chi co the noi la rat chi ly
Con người bây giờ mất niêm tin vào cuộc sống và đăt niềm tin ko đúng chỗ..khi nhận ra thực sự đã quá
muộn.Cảm ơn anh vì bài viết này
tác giả bài báo sao không đến các công viên ngoài hà nội để xem những người học Pháp Luân Công là thế nào,sao vội viết tin gây thất thiệt như vậy