ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,691,113,135
Stories: 8,401,852
Profile image
1
0
Tác giả: Đông Phương Sứ Giả
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 46
Báo Đời Sống & Pháp Luật và những nhận định sai lầm về Pháp Luân Công
Friday, July 25, 2014 21:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nói đến phân biệt chính-tà, thiện-ác, thì không thể không nói đến tiêu chuẩn, một tiêu chuẩn khách quan, chứ không phải cảm nhận chủ quan. Nếu không phải tiêu chuẩn thật tường minh, thì cũng phải là đạo lý mang tính phổ quát. Dù sao thì, khái niệm chính-tà, thiện-ác bản thân nó cũng là có tình phổ quát, đúng không? 

Cho nên tôi thấy phần phân tích dựa trên nhận thức riêng cá nhân về Phật giáo ở mục bên trên trên của tác giả là không ổn. Tạm bỏ qua.

Ngoài luận điểm đó, bài báo còn một luận điểm nữa, cũng là nỗ lực để chứng minh rằng Pháp Luân Đại Pháp không tốt. Trong bài báo họ dùng rất nhiều từ kích động, như “gắn chíp”, “hoang tưởng” v.v. Nhưng đọc kỹ thì tôi cũng hiểu ý chuỗi lập luận của bài báo là: (1) Học Pháp Luân Đại Pháp là có hứa hẹn rằng sẽ được phò trợ để thuận tiện hơn cho tu luyện, vì thế suy ra rằng (2) đây là môn phái cổ suý việc không làm mà hưởng, và tiếp đó (3) suy ra rằng đó là lừa đảo, là tà.

Thứ nhất, tôi nói rõ rằng ý (2) và (3) là suy diễn ra, suy diễn ra từ ý (1). Trong chuỗi suy diễn không có đưa ra bằng chứng đúng đắn nào lấy từ giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp. Nghĩa là, ý thứ (2) và (3) là thuần lý suy diễn.

Theo tôi biết, rất nhiều tôn giáo lớn tồn tại cỡ hàng nghìn năm trên thế giới đều tuyên bố rằng ai theo học môn đó thì sẽ được trợ giúp. Nhà Phật vẫn nói “ở hiền gặp lành”, và người ta vẫn hiểu ý rằng kể cả người không tu luyện, nhưng chỉ cần sống lương thiện cũng sẽ được Thần Phật phù hộ. Nhà Phật vẫn giảng rằng “Phật tính hễ xuất hiện, sẽ chấn động thế giới mười phương, và Thần Phật sẽ phù hộ độ trì”, tức là khi một người phát tâm tu luyện, thì chư Phật sẽ biết được cái tâm ấy, và sẽ trợ giúp người đó. Trong Mật Tông thậm chí còn rõ hơn, ở đó có nghi thức “quán đỉnh” mà hiển nhiên là trong nghi thức đó người Thầy cung cấp trợ giúp nào đó cho người trò tu luyện. Ở Thiên Chúa giáo thì còn rõ hơn nữa. Có lễ cầu nguyện? Cũng là nhận phù trợ của đức Chúa. Như vậy, nếu cứ theo lối suy diễn của tác giả, thì phải chăng cần phải lên án tất cả những môn này? Lên án bằng những lời lẽ rất gay gắt như “đó là những điều viển vông hoang tưởng”, “đưa con người đến thế giới đen tối của ma vương”, v.v.

Pháp Luân Đại Pháp là môn pháp tu luyện, trong đó có nói đến việc người học có nhận trợ giúp để tu luyện. Nhưng cái đó vốn dĩ cũng là các môn tu luyện xưa nay có nhiều môn vẫn là tương tự thế. Nếu tác giả cho tư duy rằng chỉ người trò phải tự thân vận động làm từ A tới Z thì mới là chính phái, thì tôi thấy rất không ổn. Trong bài báo ghi rất rõ nhận định sai lầm này: “…là một người thật sự giỏi thì sự giỏi ấy cũng phải do năm tháng khổ luyện mới đạt được… những người theo học ông ta… cũng phải trải qua sự khổ luyện của bản thân chứ không có thần thánh nào giúp họ cả.

Tôi nghĩ rằng có lẽ trước khi viết một bài về môn tu luyện tâm linh, tác giả nên bỏ một chút thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này. Những kiến thức cơ bản về những môn tu luyện lâu đời đã phổ cập là có thể đọc miễn phí. Giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp cũng để công khai mọi người đọc. Ta đọc một chút, tìm hiểu một chút rồi hẵng viết. Dù sao mình là người làm báo, viết ra thì cũng phải đúng ở một mức độ nào đó mới được.

Pháp Luân Đại Pháp không hề truyền giảng tư tưởng “không làm mà hưởng”. Mà hoàn toàn trái lại, rất nhiều chỗ trong giáo lý Pháp Luân Đại Pháp nói rất rõ là trong con đường tu luyện thì không thể thiếu nỗ lực, phải “dũng mãnh tinh tấn”, phải “nan nhẫn năng nhẫn”, có những lúc phải “chịu cái khổ trong những cái khổ”. Bất kỳ một học viên Pháp Luân Đại Pháp nào cũng sẽ nói rõ như vậy. Bất kỳ ai chỉ cần đọc qua cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách giáo lý căn bản của Pháp Luân Đại Pháp cũng hiểu như thế. Chỉ có duy nhất bài báo này hiểu ngược lại 180 độ. Có lẽ là họ chưa đọc giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp đi. Vì nếu đọc rồi thì có lẽ đã không hiểu sai nhiều như vậy.

Theo tôi biết, người ta phân biệt chính-tà không phải là theo lối suy diễn không cần tìm hiểu như vậy. Cũng không dựa theo lối nghĩ ‘có hứa hẹn trợ giúp thì là lừa đảo’ như thế. Mà là dựa vào tâm pháp của môn phái. Môn ấy theo đuổi điều gì, họ làm thế nào để đạt được điều đó, và hình thức triển khai là như thế nào.

Pháp Luân Đại Pháp gồm những người học (1) tự nguyện, tức là không ai bắt họ phải làm gì đó hoặc phải nghĩ theo ai đó, (2) không liên quan tới tiền bạc, tổ chức, tôn giáo hay chính trị, tức là không có thu phí, không ai phải đưa cho Thầy đồng nào, không phải tham gia tổ chức nào, cũng không có dính líu gì đến chính trị hay tôn giáo.

Những ai đã học Pháp Luân Đại Pháp thì thấy điều này rất rõ, vì họ đúng là đang thực hành cái đó mà. Nhưng những người ngoài thì có thể cảm thấy khó hiểu. Dù sao thì trong quá khứ các môn tu luyện phổ cập có rất nhiều môn là lấy hình thức tôn giáo. Ngoài ra một số người cảm thấy khó hiểu khi một lượng rất lớn người học mà lại không có tổ chức điều hành. 

Thực ra, nếu lật lại lịch sử Việt Nam, thì có một giai đoạn quãng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, có một môn là Nho Giáo cũng có hình thức rất tương tự. Bấy giờ những người nhận là “nhà nho” tức là họ theo tư tưởng của Nho Giáo, nhưng bản thân Nho Giáo bấy giờ là không còn tổ chức gì cả, cũng không phải tôn giáo, và cũng không dính líu gì đến chính trị. Một số nhà nho yêu nước muốn một Việt Nam độc lập, thì ấy là quan điểm chính trị cá nhân họ, chứ ông Khổng Tử mấy nghìn năm trước không dạy họ làm thế.

Theo một nghĩa nào đó, khi có một vị lãnh tụ tinh thần (kiểu như Khổng Tử và những bậc túc nho thời xưa), thì thực sự có khả năng duy trì một nhóm như vậy. Đây là lãnh tụ tinh thần, chứ không phải là lãnh đạo của một tổ chức.

Rất nhiều nhà nghiên cứu Tây Phương đã đánh giá đúng như vậy, nghĩa là Thầy Lý Hồng Chí đã thành công vượt bậc khi truyền xuất ra một môn tập luyện có giáo lý tâm linh, mà không hề dùng đến tổ chức hay tôn giáo, càng không đụng đến chính trị. Theo các đánh giá, thì ông Lý Hồng Chí chính là lãnh tụ tinh thần rất thành công. Năm 2007, trong danh sách nhân tài đương thời, Tây Phương đã bầu ông là một người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đương đại. 

Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Trung và Đông Âu, những lãnh tụ cộng sản Trung Quốc vẫn luôn tìm mọi cách, mặc dù mỗi người một cách, đưa ra một ý thức hệ mới thay cho ý thức Mác-Lê Nin vốn đã bị thế giới ruồng bỏ. Đây là việc làm cần thiết, nếu những người của Đảng vẫn muốn nghiêm túc duy trì cai trị của họ trên đất nước hơn 1 tỷ dân đó. Vì một chính quyền mà không có ý thức hệ hậu thuẫn, thì là một chính quyền bất hợp pháp. Tất nhiên, “bất hợp pháp” đây không phải là theo khái niệm của luật pháp mà chính quyền đó viết ra, mà là khái niệm “bất hợp pháp” trong lòng dân. Dù sao thì chủ nghĩa cộng sản cũng là món du nhập từ Tây phương sang, mà bản thân Tây phương cũng đã ruồng bỏ nó. 

Đặng Tiểu Bình có lẽ là người từ rất sớm đã nhìn ra khoảng trống về ý thức hệ này. Năm 1984, không lâu trước khi chủ nghĩa cộng sản Đông và Trung Âu biến mất, ông ta nói: “Làm giàu là vinh quang”. Điều ông ta không nói ra chính là kỳ thực có không ít cách làm giàu bẩn thỉu. Chủ nghĩa tư bản tại Trung Quốc đã được Đặng khởi động như vậy.

Nhưng học thuyết con mèo của Đặng cũng không xứng tầm đóng vai trò ý thức hệ mới để thay thế khoảng trống đó. Giang Trạch Dân năm ấy cũng rất nỗ lực đưa ra học thuyết của mình để duy trì chế độ cộng sản trong thời đại mới. Nhưng tiếc thay, ngoài những kẻ vì sự nghiệp mà buộc phải nịnh bợ Giang ra thì Giang không thu được bất kể tín đồ nào cho học thuyết đó. Trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng qua các đời, thì Giang là người thất bại bậc nhất về mặt “học thuật” này. 

Prev23456NextView as Single Page

Total 9 comments
  • Nam

    Tác giả bài viết là ai không ghi rõ bút danh. Tác giả rất hiểu biết và lập luận rất chặt chẽ. Rất vui nếu được trao đổi vài vấn đề về nội dung bài báo qua email với tác giả.

  • Luong Anh 2uyen

    Cả 2 bài viết rất hay. Có điểm nhỏ là đề nghị các tác giả rà soát lại để sửa các lỗi chính tả. Xin cảm ơn các tác giả.

  • Người qua đường

    Báo Đời sống & Pháp luật có vẻ thiếu chuyên nghiệp nhỉ, thường các báo uy tín sẽ không tùy tiện kết luận kiểu chụp mũ như thế. Không hiểu phóng viên viết bài này có dụng ý gì đây, lương tâm cầm bút để đâu rồi. Nhưng theo tôi thấy, Pháp Luân Công phổ biến trên thế giới vậy, việc động chạm đến 1 nhóm người lớn như thế một cách ác ý thế này, chắc cũng không phải là do ông Tổng biên tập nhất thời hồ đồ mà duyệt bài đó đâu, thường là do có chỉ đạo từ bên trên đó thôi. Có khi Việt Nam, Trung Quốc là anh em đồng chí (ý tôi nói là Đảng CS Việt Nam và Đảng CS TQ là anh em đồng chí), nên học tập nhau đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng đó thôi. Nhưng tóm lại, báo Đời sống & Pháp luật cho đăng bài này chỉ tự làm mất uy tín của mình thôi, giờ ai còn nghe tuyên truyền của các ông nữa!

  • Dương Tuệ Minh

    Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tầm tư tưởng, vị thế của văn phong!

  • Nguyễn Thiên Hà

    “trong con mắt nhân dân Trung Quốc, thì Chân-Thiện-Nhẫn của Thầy Lý Hồng Chí chính là sự trở lại của văn hoá người Hoa truyền thống, sự trở lại huy hoàng của văn minh 5000 năm Trung Quốc hoàn toàn hoà nhập vào xã hội hiện đại”
    Rớt nước mắt khi đọc đến đoạn này của tác giả.
    Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã cứu giúp bao nhiêu con người, đã đem thậm chí nhũng cá nhân hủ bại nhất lên từ dưới vực thẳm của sự tha hoá đạo đức, đã mang đến cho người dân Trung Quốc hy vọng mới về một cuộc sống tinh thần và tiêu chuẩn đạo đức được nâng cao trong bối cảnh xã hội bị cuốn theo những lợi ích vật chất… Dạy con người làm điều tốt lại bị bức hại sao? Có chính phủ nào tàn nhẫn thiếu lý trí như chính phủ Trung Quốc?

    Mong sao ngày một nhiều người được biết sụ thật này để cuộc đàn áp phi pháp này sớm kết thúc.
    Xin cảm ơn phần phân tích và kiến thức uyên bác của tác giả.

  • Người qua đường

    Ông Dư Quang Châu đã sang Đức từ khoảng nửa năm nay; ông đã bác bỏ lời tuyên bố mà bài báo gán cho tên của ông: “thật xúc phạm, tôi không hề có ý kiến kiểu này….”: http://beforeitsnews.com/contributor/upload/38163/images/duquangchau.jpg

  • hao

    chi co the noi la rat chi ly

  • Hoang Tưởng

    Con người bây giờ mất niêm tin vào cuộc sống và đăt niềm tin ko đúng chỗ..khi nhận ra thực sự đã quá
    muộn.Cảm ơn anh vì bài viết này

  • tuấn

    tác giả bài báo sao không đến các công viên ngoài hà nội để xem những người học Pháp Luân Công là thế nào,sao vội viết tin gây thất thiệt như vậy

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.