5. Luận điểm dựa vào Phật giáo để phán xét
Sang đến phần bài phụ viết về trao đổi với ông khí công sư, bài báo giật tít “những kiểu bịp bợm như thế chỉ có thể gọi là “phù thuỷ””, và dưới đó là hàng chữ đậm “Pháp Luân Công dẫn dụ con người vào thế giới đen tối”.
Người đọc bình thường như tôi thì hiểu là tác giả muốn nói rằng môn này là “tà” và “lừa đảo”. Tôi đọc phân tích khá dài dòng ở bên dưới thì không thấy không có dẫn ra bằng chứng gì, chỉ có luận giải thôi. Cũng như trong cả bài báo này, nhiều đoạn là cứ đưa thẳng ra ý kiến nhận định cá nhân mà không có phân tích giải thích tại sao, cũng không có bằng chứng đi kèm. Những đoạn như thế tôi bỏ qua. Ở đây tôi chỉ tập trung vào mạch lập luận chính mà bài viết muốn “chứng minh” rằng môn tu tập tự nguyện này là “đưa người vào thế giới đen tối” là “phù thuỷ”…
Đoạn đầu giới thiệu “Nguyễn Văn Thắng… người có nhiều năm nghiên cứu Phật pháp và các phương pháp khí công…”, rồi đến đoạn viết “trong Pháp Luân công ngoài những động tác… sự mượn Phật pháp rõ nhất thông qua thiền”, rồi có đoạn viết “Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo cũng cho rằng có các loại tu sau: Tiện tu đối ngộ và đối tu đối ngộ. Với phương pháp đối tu đối ngộ thì chỉ có Phật ấn giáo và chỉ có thể thực hiện trong thời của Phật thôi. Đến đời của đức Đạt Ma tổ sư đời thứ 28 Mật Tông thì không còn Phật nữa, không còn thánh nữa và từ đó trở đi chỉ có pháp truyền chứ không còn tổ truyền”.
Nhiều đoạn phân tích dài dòng nữa, dài quá nên cũng không viết ra đây. Nhưng tôi thì hiểu rằng, ý của tác giả là nói Pháp Luân Đại Pháp mượn danh Phật giáo để làm gì đó không tốt, và nay có ông Thắng là người hiểu rõ Phật giáo bước ra phân tích cái điều không tốt đó ra, như cách nói của bài báo là “bóc mẽ chiêu độc của siêu lừa bịp”.
Tôi không tự nhận là học Phật nhiều ít thế nào, cũng không tự nhận đi bóc mẽ ai, nhưng tôi biết kinh sách về Phật giáo ngày nay là kiến thức mở, và phổ cập, ai muốn xem cũng dễ tìm kiếm để đọc, dễ kiểm chứng, cho nên tôi cũng mạnh dạn nói ra ở đây những chỗ không hề đúng mà bài báo viết về Phật giáo. Dù sao thì bài báo phê phán Pháp Luân Đại Pháp trên cơ sở là có người đứng có kiến thức giỏi về Phật giáo đứng ra phân tích và nay căn cứ vào phân tích của người có kiến thức giỏi đó để phê phán.
Tôi xin chỉ ra rằng, trong Phật giáo người ta gọi là “tiệm ngộ” và “đốn ngộ”, chứ không phải là “tiện” và “đối” như trong bài báo viết. Có lẽ không phải gõ sai chính tả đi, vì viết như thế những mấy lần mà. Bồ Đề Đạt Ma không phải là “tổ sư đời 28 Mật Tông” như bài báo viết. Ông này quá nổi tiếng rồi, và tên của ông không chỉ có trong tôn giáo mà còn đi vào văn hoá và nghệ thuật hàng nghìn năm, nên có lẽ ai cũng biết đi. Ông là tổ sư đầu tiên của Thiền Tông, một nhánh trong Phật giáo. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, kinh sách của Thiền Tông Nam Phái có trình bày về truyền thừa của mình, trong đó có viết rằng ông Bồ Đề Đạt Ma là người truyền thừa đời thứ 28 từ Phật Thích Ca qua nhánh của một trong mười đại đệ tử là ông Ma Ha Ca Diếp, người được Thiền Tông Nam Phái mô tả là người đầu tiên nhận được đốn ngộ từ Phật Thích Ca và ngài đã truyền cái pháp ấn đốn ngộ qua nhiều đời, qua tổ thứ nhất của Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma, rồi qua 4 vị tổ sư nữa và đến tổ thứ sáu là Huệ Năng. Vì thế Thiền Tông Nam Phái cổ suý đốn ngộ, và vì thế mà Thiền Tông mới tách phái: Bắc Phái là chủ trương tiệm ngộ, Nam Phái chủ trương đốn ngộ. Chúng ta đều biết, Thiền Tông của Việt Nam là trực hệ của Thiền Tông Nam Phái. Như vậy, ít nhất theo văn bản của Thiền Tông, thì phép truyền thừa đốn ngộ là truyền mãi tối thiểu đến tận ông Huệ Năng thời nhà Đường, chưa kể những đồ đệ sau này của Nam Phái vốn trải rộng đến cả Việt Nam và Nhật Bản, chứ không phải như bài báo viết là đã thất truyền từ lâu. Ngoài ra, truyền thừa theo nhánh Bồ Đề Đạt Ma chỉ là một nhánh mà Thiền Tông giảng.
Bài báo lên án Pháp Luân Đại Pháp “mượn thiền” nhưng tôi thấy kiến thức trình bày về đốn ngộ của Thiền Tông sai nhiều như vậy, ngay từ xuất xứ tổ sư cho đến truyền thừa hay thuật ngữ “đốn ngộ” chỉ trong một đoạn ngắn đều nói sai.
Mà không chỉ dừng ở đó, bài báo viết “Nếu nói về thiền, kể cả Mật Tông tâm pháp hay là các tâm pháp cảm giác tâm pháp là tác tâm để… hưởng đến tam minh… con người trở về trạng thái cân bằng nhất.” Tôi không hiểu tác giả căn cứ vào đâu và lấy đâu ra dũng cảm để đứng ra tuyên bố một cái “tâm pháp” căn bản của nhiều nhánh tu Phật giáo, và đóng gói cái “tâm pháp” đó đơn giản tựa là một kỹ thuật nhập định hay quán tưởng như thế. Nếu lấy bối cảnh là Phật giáo nói chung, thì tất cả mọi người đều biết, căn bản của pháp tu đó là Giới- Định-Huệ, trong Mật Tông thì là Thân-Khẩu-Ý tam mật, trong Thiền Tông là Trực chỉ Đốn ngộ, đó là chưa kể đến các nhánh khác như Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông… tất cả đều có giáo lý vô cùng sâu sắc và có tâm pháp của mình. Không một học giả Phật học nào dám ở trong Phật giáo mà tóm một câu về một phép nhập định hoặc quán tưởng nào đó và bảo rằng đó là tóm lược tất cả là tinh tuý, là tâm pháp căn bản của tất cả. Ấy thế mà lôgic của bài báo là: đây chính là là tâm pháp căn bản của thiền và Mật Tông hay các nhánh khác cũng thế, với ngụ ý rằng nếu Pháp Luân Đại Pháp không giống cái căn bản ấy thì là sai rồi. Đừng nói tới người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chỉ nói riêng giới học giả Phật học nếu đọc cái lối logic này của bài cũng đã là thấy không ổn rồi.
Rồi thì tác giả kết luận: “Rõ ràng Pháp Luân Công đã đưa con người vào thế giới đen tối của ma vương, chứ không phải hướng con người tới ánh sáng của Phật Pháp. Pháp Luân Công không phải là một pháp logic khoa học, không phải là pháp truyền thống bởi vì là pháp truyền thống bởi vì phương pháp truyền thống thì người tập phải hiểu được pháp một cách tự nhiên theo một tuần tự hợp lý chứ không bao giờ có chuyện linh hồn hay thượng đế tồn tại trong đó cả”. Theo tôi được biết, triết học Phật giáo là thuộc về triết học hữu thần, không phải là triết học vô thần. Riêng danh sách các vị Phật cùng các thế giới của các ngài được mô tả trong giáo lý, cũng quá đủ để nhìn nhận như vậy. Nhưng theo như bài báo thì câu trước nói “hướng con người tới ánh sáng của Phật Pháp” (vậy là thuộc phe hữu thần) và ngay câu sau là “không có chuyện linh hồn hay thượng đế tồn tại trong đó cả” (đây là phe vô thần). Thế thì theo ý tác giả, tu luyện là phải là theo phe hữu thần mới là “chính phái” hay theo vô thần mới là “chính phái”, ít nhất là khái niệm “chính phái” theo quan điểm riêng cá nhân tác giả? Tác giả là thuộc về phía nào? Hữu thần hay vô thần? Bản thân kết luận này tự có mâu thuẫn.
Tôi được biết, hiện nay vào thời quốc doanh hoá Phật giáo, thì có một số người nỗ lực “vô thần” hoá Phật giáo. Họ đưa ra nhiều biện luận để cưỡng ép lý giải rằng Phật giáo cũng là thuộc về vô thần luận. Nhưng những ý kiến loại đó đều bị giới chân tu trong Phật giáo bài xích mạnh mẽ. Vì bản chất trong Phật giáo chính là hữu thần; nếu biến thành học thuyết vô thần thì giải thích thế nào về: luân hồi, chịu nghiệp từ đời trước, tái sinh, các thế giới như thế giới Cực Lạc do các vị Phật chủ trì,… Cho nên việc vô thần hoá Phật giáo chính là phá hoại Phật giáo, và bị người chân tu trong Phật giáo phản đối. Do đó người chân tu trong Phật giáo bài xích mạnh mẽ phong cách làm việc của một số người vô thần khoác lên cái danh hiệu “dùng khoa học để nghiên cứu Phật học” rồi trà trộn vào chùa như vậy. Đọc đến đoạn kết luận trong bài báo rằng tôi cảm giác như vị này là thuộc về trào lưu này.
6. Luận điểm về phân biệt chính-tà
Tác giả bài viết là ai không ghi rõ bút danh. Tác giả rất hiểu biết và lập luận rất chặt chẽ. Rất vui nếu được trao đổi vài vấn đề về nội dung bài báo qua email với tác giả.
Cả 2 bài viết rất hay. Có điểm nhỏ là đề nghị các tác giả rà soát lại để sửa các lỗi chính tả. Xin cảm ơn các tác giả.
Báo Đời sống & Pháp luật có vẻ thiếu chuyên nghiệp nhỉ, thường các báo uy tín sẽ không tùy tiện kết luận kiểu chụp mũ như thế. Không hiểu phóng viên viết bài này có dụng ý gì đây, lương tâm cầm bút để đâu rồi. Nhưng theo tôi thấy, Pháp Luân Công phổ biến trên thế giới vậy, việc động chạm đến 1 nhóm người lớn như thế một cách ác ý thế này, chắc cũng không phải là do ông Tổng biên tập nhất thời hồ đồ mà duyệt bài đó đâu, thường là do có chỉ đạo từ bên trên đó thôi. Có khi Việt Nam, Trung Quốc là anh em đồng chí (ý tôi nói là Đảng CS Việt Nam và Đảng CS TQ là anh em đồng chí), nên học tập nhau đàn áp tôn giáo, tín ngưỡng đó thôi. Nhưng tóm lại, báo Đời sống & Pháp luật cho đăng bài này chỉ tự làm mất uy tín của mình thôi, giờ ai còn nghe tuyên truyền của các ông nữa!
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tầm tư tưởng, vị thế của văn phong!
“trong con mắt nhân dân Trung Quốc, thì Chân-Thiện-Nhẫn của Thầy Lý Hồng Chí chính là sự trở lại của văn hoá người Hoa truyền thống, sự trở lại huy hoàng của văn minh 5000 năm Trung Quốc hoàn toàn hoà nhập vào xã hội hiện đại”
Rớt nước mắt khi đọc đến đoạn này của tác giả.
Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã cứu giúp bao nhiêu con người, đã đem thậm chí nhũng cá nhân hủ bại nhất lên từ dưới vực thẳm của sự tha hoá đạo đức, đã mang đến cho người dân Trung Quốc hy vọng mới về một cuộc sống tinh thần và tiêu chuẩn đạo đức được nâng cao trong bối cảnh xã hội bị cuốn theo những lợi ích vật chất… Dạy con người làm điều tốt lại bị bức hại sao? Có chính phủ nào tàn nhẫn thiếu lý trí như chính phủ Trung Quốc?
Mong sao ngày một nhiều người được biết sụ thật này để cuộc đàn áp phi pháp này sớm kết thúc.
Xin cảm ơn phần phân tích và kiến thức uyên bác của tác giả.
Ông Dư Quang Châu đã sang Đức từ khoảng nửa năm nay; ông đã bác bỏ lời tuyên bố mà bài báo gán cho tên của ông: “thật xúc phạm, tôi không hề có ý kiến kiểu này….”: http://beforeitsnews.com/contributor/upload/38163/images/duquangchau.jpg
chi co the noi la rat chi ly
Con người bây giờ mất niêm tin vào cuộc sống và đăt niềm tin ko đúng chỗ..khi nhận ra thực sự đã quá
muộn.Cảm ơn anh vì bài viết này
tác giả bài báo sao không đến các công viên ngoài hà nội để xem những người học Pháp Luân Công là thế nào,sao vội viết tin gây thất thiệt như vậy