ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,157,149
Stories: 8,398,392
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 56
Những nghịch lý của dân chủ
Thursday, September 25, 2014 3:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Vấn đề nhân quyền
Nhân quyền vốn vẫn được coi như sự biện minh của dân chủ. Người ta hình dung nhân quyền như một cái gì đương nhiên, không cần bàn cãi. Thật ra khái niệm nhân quyền rất mong manh. Nó lệ thuộc vào sự hiện hữu của ba yếu tố: một bản chất con người cách biệt với thiên nhiên một cách rõ rệt, một giá trị hiển nhiên của con người vượt hẳn mọi giá trị khác, và sự cảm thông rộng rãi giữa mọi con người với nhau. Các yếu tố này sẽ được phân tích trong một bài viết sắp phổ biến. Tạm thời, chúng ta có thể nhận xét là trong xã hội tân tiến hiện tại, cả ba yếu tố kể trên đều rất lung lay, chao đảo.
- Bản chất con người cách biệt với thiên nhiên ? Không gì mơ hồ hơn, khi những chứng minh về liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên trên tiến trình tiến hóa càng ngày càng rõ nét, trên mặt vật lý cũng như tâm lý. Thậm chí văn hóa của con người cũng phải tuân theo những quy luật cấu trúc khách quan (8). Quan niệm chỗ đứng của con người như một chủ thể độc lập, tự do, vượt trên các thành tố khác của thiên nhiên, hiện phải bị xét lại.
- Giá trị hiển nhiên của con người ? Sau những tội ác mà con người đã làm cho đồng loại của mình suốt thế kỷ 20, từ chế độ Gulag, Auschwitz, đến Srebenisca, qua sự tiêu diệt một phần ba của chính dân tộc mình tại Campuchia rồi cuộc thảm sát ở Rwanda, người ta có quyền có đôi chút nghi ngờ về « giá trị » nhân bản ấy.
- Sự cảm thông rộng rãi giữa con người với nhau ? Với phản ứng co cụm của từng cộng đồng trong phạm vi văn hóa của riêng mình, để bài bác, thậm chí tấn công bằng bạo lực các cộng đồng khác, chiều hướng thông cảm giữa người với người cũng đang trên đà sút giảm … Thật ra, đã bao giờ người ta coi những con người thuộc văn hóa hay tôn giáo khác như mang cùng bản chất với mình hay chưa ? Chỉ cần nghĩ đến việc đa số tôn giáo thường hứa hẹn cho đa số đồng loại của mình một sự đày đọa muôn đời trong địa ngục …
Kết quả của sự khó khăn trong ý thức Nhân Quyền, là tại nhiều nơi người ta buộc phải áp đặt nó, có khi bằng bom đạn, có khi bằng áp lực kinh tế hay chính trị, khiến Nhân Quyền rất dễ bị coi như một phương tiện thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy01MkppSEliWHZ6NC9WQ1B2ck1hVDBQSS9BQUFBQUFBQVJGOC9Ub2h2S05QRFBZZy9zMTYwMC9pZ25vcmUtdXMtaWdub3JlLWh1bWFuLXJpZ2h0cy5qcGc=
Tính ấu trĩ của con người dân chủ
Platon, trong quyển 8 của sách Cộng Hòa (la République), mô tả con người dân chủ với một tâm lý bấp bênh, khi này, khi khác, phất phơ vô định. Hành vi của họ lệ thuộc vào những thèm muốn, những sợ sệt trái ngược hẳn nhau, lần lượt xuất hiện và biến thái trong tâm tư dao động của họ.
Tocqueville, khi phân tích nguy cơ độc tài và suy thoái trong dân chủ, đã cho rằng dân chủ có khả năng ru ngủ con người, duy trì người dân trong một tình trạng ấu trĩ. Con người trong xã hội dân chủ có khuynh hướng thu mình trong một phạm vi cá nhân, gia đình, hay bè bạn rất hạn chế, và chỉ quan tâm đến những nhu cầu và thú vui nhỏ nhoi riêng tư của họ, bất chấp mọi người, mọi việc chung quanh. Những kẻ này có thể gặp gỡ người khác, nhưng không nhìn thấy bất cứ ai. Họ có thể có nhiều tiếp xúc nhưng không hề ý thức sự hiện diện của tha nhân … Họ chỉ hiện hữu cho chính họ. Tocqueville cho rằng những người ấy nhìn xã hội qua khung cảnh hạn hẹp của gia đình mình. Tâm lý này dễ biến xã hội thành một tập hợp những sự ích kỷ, khó có được một hướng tiến, một đề án, một viễn tượng chung. Tâm lý ấy cũng thuận lợi cho những kẻ mị dân, lừa gạt dư luận bằng những lời nói vỗ về đường mật, để đưa xã hội vào độc tài toàn trị.
Vấn đề dư luận
Dư luận vừa là một con quái vật hung hãn có khả năng nuốt sống bất cứ ai, bất cứ chương trình, tư tưởng nào, đồng thời cũng là một người đẹp được mọi người theo đuổi, chiều chuộng … Chấp nhận sự thống trị của dư luận là một nguy cơ cho xã hội. Một nhà lãnh đạo, theo định nghĩa, không thể đóng vai trò lãnh đạo nếu luôn chiều theo dư luận. Các quyết định lịch sử trọng đại thường đi ngược lại ý muốn của dư luận, như việc sát nhập Đông và Tây Đức của Thủ Tướng Kohl, hay việc xóa bỏ án tử hình của Tổng Thống Mitterrand … Những nhân vật được coi như vĩ nhân của nước họ, như Tổng Thống de Gaulle hay Thủ Tướng Churchill, đều có rất nhiều lúc phải chống lại dư luận trong cuộc đời chính trị của họ. Tuy nhiên không ai dám quả quyết là một nhà cầm quyền có thể đối đầu với dư luận. Max Weber phân biệt đạo lý trách nhiệm với đạo lý giựa trên lập trường, trên niềm tin vào lẽ phải. Người cầm quyền có thể tin rằng một quan điểm nào đó là đúng, nhưng vẫn phải chiều theo dư luận, nhân danh « đạo lý trách nhiệm » …
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1qRFduZXhtNWVTZy9WQ1B4bkpKMkxMSS9BQUFBQUFBQVJHSS9RQmNEWkVvTDdpWS9zMTYwMC93aW5zdG9uX2NodXJjaGlsbF9xdW90ZV8zLmpwZw==
Trong nhiều trường hợp, dư luận trở nên quan trọng hơn bầu cử. Cả Nicolas Sarkozy lẫn Ségolène Royal đều được đưa lên đỉnh cao của cuộc tranh cử Tổng Thống Pháp năm 2007 nhờ các cuộc thăm dò dư luận. Tại Pháp, nhiều chính phủ vừa được thùng phiếu đưa lên đã nhanh chóng bị giải tán cũng chỉ vì tụt dốc trong các thăm dò dư luận. Quyền hành của dư luận khiến cho giới chính trị gia chuyên nghiệp luôn tìm mọi cách để quyến rũ người đẹp hiểm ác này. Được đào luyện bởi những văn phòng tư vấn về truyền thông, họ tập tành chú trọng đến các yếu tố phù phiếm bên ngoài, cách ăn mặc, nói năng, bộ điệu, những thứ không liên hệ gì đến khả năng quản lý quốc gia, chỉ để dụ dỗ người đẹp « dư luận ». Đồng thời họ tận lực khai thác những thị hiếu thấp kém của dư luận để tấn công các đối thủ của họ trên các lãnh vực riêng tư, như tình ái, thậm chí tình dục, các khó khăn gia đình v.v… Chính trị trở thành một đấu trường hạ cấp, với những đòn phép bỉ ổi, không ăn nhằm gì đến ưu tư ích quốc lợi dân.
Nguyên tác tự do
Bên cạnh đó, sự gắn bó thái quá vào những nguyên tắc nền tảng của dân chủ cũng có thể đưa đến phủ định chính dân chủ.
Sự gắn bó quá đáng vào nguyên tắc Tự Do khiến con người có cảm tưởng mình có thể làm mọi thứ, khai phóng mọi ham muốn, gợi lên những ước vọng không giới hạn, để rồi phải thất vọng khi đụng chạm với các giới hạn của thực tế và bất mãn quay lại chống phá xã hội dân chủ đã cưu mang mình.
Mặt khác, nếu lý tưởng tự do cá nhân có thể được diễn dịch một cách đơn giản là mỗi người tự mình đạt đến một cuộc sống thoải mái, có ý nghĩa, thì khi vượt qua một giới hạn nào đó, nó lại trở thành tìm mọi cách để làm sao để có thể tiêu thụ nhiều nhất, đạt đến địa vị cao nhất … Tương tự như một thể tháo gia, thay vì chơi thể thao cho thân thể khỏe mạnh, thì lại dùng thuốc kích thích có hại cho sức khỏe để tăng hiệu năng đánh bại các đối thủ. Chính với tâm lý này mà người ta luôn tìm mọi cách để vượt trên người khác, đè bẹp người khác, với hậu quả tai hại cho sự hòa đồng, hợp tác, không thể thiếu được trong xã hội.
Nguyên tắc bình đẳng
Nguyên tắc Bình Đẳng được đẩy mạnh khiến con người luôn nhìn thấy bất công, luôn phẫn uất, và rốt cuộc cũng bất mãn với xã hội. Bình đẳng khiến con người không còn nhận thấy chỗ đứng của mình trong cấu trúc xã hội. Một cấu trúc không khi nào là một mặt phẳng ! Bình đẳng là một mặt phảng. Nói đến cấu trúc xã hội là mặc nhiên phủ nhận hình ảnh xã hội như một mặt phẳng bình đẳng. Thời xưa, chỗ đứng của mỗi người được ban bố bởi Thiên Chúa, Mệnh Trời, Nhà Vua, giòng tộc … Ngày nay, với lý tưởng bình đẳng, những yếu tố ấy không còn nữa, đưa đến việc người ta bị thôi thúc phải chinh phục một chỗ đứng, gây nên một trạng thái cạnh tranh toàn diện có thể gay gắt đến mức làm hại cho xã hội, như vừa nói.
Prev1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.