ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,188,852
Stories: 8,398,509
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những nghịch lý của dân chủ
Thursday, September 25, 2014 3:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Thật ra, con người, dù là con người dân chủ, cũng rất khó mà chấp nhận được lý tưởng bình đẳng. Một thí dụ dễ nhận ra là việc thừa kế. Thừa kế đương nhiên là bất công, bất bình đẳng. Người được hưởng một gia sản không tài ba gì hơn người khác. Hắn chỉ được sinh ra trong một gia đình giàu có. Tưởng thưởng yếu tố « sinh ra » , tức yếu tố « dòng dõi », chính là trở về với những giá trị của chế độ phong kiến, quý tộc ! Tuy nhiên, nếu một xã hội dân chủ nhân danh lý tưởng bình đẳng của mình để xóa bỏ việc thừa kế, hay chỉ tăng thuế thừa kế, thì tuyệt đại đa số công dân ham mộ « dân chủ » của xã hội ấy sẽ đứng lên chống đối một cách mạnh mẽ, mặc dù họ luôn sẵn sàng hô hào bảo vệ lý tưởng bình đẳng trên các lãnh vực khác !
Con người dân chủ chỉ trưởng thành khi có được những lập trường chống lại chính mình. Điều này được thể hiện qua con người của Tocqueville, một trong những cha đẻ của tư tưởng dân chủ hiện đại. Thật vậy, Tocqueville tự đĩnh nghĩa mình là một nhà quý tộc trong tâm hồn, nhưng một người dân chủ trong trí não …
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1lMW1USW9pcTZnMC9WQ1B5VW81Y1BtSS9BQUFBQUFBQVJHUS9BTG9sTzlYeldIby9zMTYwMC9FcXVhbEp1c3RpY2VVbmRlckxhdy5qcGc=
Dân chủ tự giết chết dân chủ
Lịch sử cho thấy những nền dân chủ luôn phải đối đầu với nguy cơ suy thoái hay viễn tượng đưa đến độc tài. Athena đã tàn lụi, Roma đẻ ra một chính thể độc tài rất tệ hại trước khi cũng bị nhận chìm trong giòng lịch sử. Lý tưởng dân chủ của cách mạng Pháp dẫn đến giai đoạn Kinh Hoàng trước khi nhường quyền lại cho đế quốc Napoleon. Những chủ trương cao quý của cách mạng vô sản Nga đưa đến địa ngục Staline, trước khi từ từ lún xâu vào độc tài Tư Bản. Các nền dân chủ Đức, Ý, Pháp, đã đặt lên đỉnh cao quyền hành những Hitler, Mussolini, và đám tay sai của họ.
Nguyên do của viễn tượng này đã được bàn qua ở trên : đó chính là tính khai phóng của dân chủ, đưa đến sự ích kỷ, không còn biết nghĩ đến quyền lợi chung nữa. Ngày xưa, dân chủ bị coi rẻ vì lý do ấy. Platon, trong sách Cộng Hòa (Republique), quyển 8, cho thấy tương lai của một chế độ dân chủ chính là tình trạng hỗn loạn. Từ hỗn loạn sẽ nảy sinh ra một nhân vật được coi như cứu tinh của xã hội, che chở và bảo vệ người dân, trước khi trở thành nhà độc tài sắt máu. Tâm hồn của nhà độc tài vốn là một tâm hồn « dân chủ » trước khi mọi ham muốn, tham vọng của hắn được « khai phóng » triệt để bởi lý tưởng tự do, khiến hắn không còn tự kềm hãm được nữa. Thế là dân chủ dẫn đến độc tài !
Thật ra, độc tài cũng có thể ẩn náu trong dân chủ dưới những hình thức kín đáo, như sự độc tài của trí thức khoa bảng. Người trí thức biểu dương nhãn hiệu bằng cấp, được tôn thờ như những người nắm độc quyền suy nghĩ trong một số lãnh vực và mặc nhiên tước quyền ấy của mọi người khác. Dư luận cũng có thể trở thành độc tài như đã được bàn đến ở trên. Hậu quả của hai sự « độc tài » vừa nói đương nhiên là không sắt máu như các thể chế độc tài toàn trị, và dễ được chấp nhận bởi đa số người dân.
Vấn đề văn hóa
Xã hội dân chủ, với các nguyên tắc tự do và bình đẳng, thường gặp khó khăn trong việc hòa hợp các nền văn hóa. Nhất là khi văn hóa biến thái thành các « sản phẩm văn hóa » được gói ghém trong những bao bì hoa mỹ để kích thích người ta tiêu thụ chúng. Nhiều xã hội dân chủ tìm cách hội nhập các nền văn hóa khác biệt trong khuôn khổ một văn hóa ưu thắng được lấy làm tiêu chuẩn, với nguy cơ trở thành « phản văn hóa », và … phản dân chủ ! Phản ứng của các cộng đồng có văn hóa không ưu thắng trước áp lực hội nhập này có thể gây nhiều nguy hại, nhất là khi các điều kiện kinh tế khó khăn đào xâu hố ngăn cách giữa các cộng đồng.
Nói chung, người ta thường có khuynh hướng đề cao những khác biệt của cộng đồng mình, tự hãnh diện coi mình như « hơn » thành viên của những cộng đồng khác. Việc thuộc về một cộng đồng, một tôn giáo hay một chủng tộc, thường được coi như một giá trị tự thân, được đặt cao hơn cả giá trị của xã hội trong đó người ta đang sống. Trong một số điều kiện nào đó, thái độ này có thể trở thành quá khích, bạo lực, đối với những cộng đồng khác hay đối với toàn xã hội …
Dân chủ và kinh tế thị trường
Từ nhiều năm nay, với xác quyết : « kinh tế thị trường sẽ đưa đến dân chủ, tôn trọng nhân quyền », người ta đưa kinh tế thị trường lên hàng giá trị đạo đức, trong khi trong bản chất kinh tế thị trường không liên hệ gì đến đạo đức ! Tuy nhiên, sau khi trải qua thử thách của năm 1989, xác quyết ấy, từ một niềm tin thần thánh, đã nhanh chóng trở thành một giả thuyết, rồi một giả thuyết bị ngờ vực, trước khi dần dần bị phủ nhận. Nga, Trung Quốc, Việt Nam, và nhiều nước khác, đều đã không dân chủ hóa như người ta mong đợi, mặc dù vững tiến trên con đường « thị trường hóa ». Người dân Nga vừa bằng lòng với nền kinh tế thị trường, nhưng cũng bằng lòng với triều đại độc tài Poutine. Người dân Trung Quốc cũng sẵn sàng đứng sau chính phủ của họ, ngay cả trong những vấn đề tế nhị như Tây Tạng.
Thật ra, ngộ nhận đưa đến việc gắn liền kinh tế thị trường với dân chủ là một quan niệm của Tư Bản Chủ Nghĩa kinh điển, đặt căn bản trên mâu thuẫn giữa Lao Động với Tư Bản. Ngày nay, nhiều mâu thuẫn khác đã nảy sinh. Thí dụ như mâu thuẫn với môi trường, bao gồm ô nhiễm và suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, đi kèm với mâu thuẫn nước giàu, nước nghèo, kinh tế thực, kinh tế ảo v.v… 
Thật vậy, những lãnh vực kinh tế mới đã tạo ra những yếu tố « ảo », được coi như đang xói mòn nền móng của Tư Bản Chủ Nghĩa. Kinh tế « ảo » mang những mâu thuẫn với nền kinh tế sản xuất và dịch vụ thông thường. Hàng hóa cũng như dịch vụ « ảo » được trao đổi tự do và miễn phí qua mạng internet, mâu thuẫn không chỉ với quyền tư hữu, mà cả với định lý nền tảng của Tư Bản Chủ Nghĩa gán cho mỗi hàng hóa, mỗi dịch vụ, một giá trị tiền bạc.
Bên cạnh đó, qua cuộc khủng hoảng ngân hàng gây ra bởi vụ Société Générale, người ta thấy một nhân viên ngân hàng cấp thấp có thể trong vài phút quyết định sự được mất hàng chục tỷ đô la tiết kiệm của những người dân thường. Điều ấy sở dĩ xảy ra được vì những món tiền vĩ đại kia chỉ là những con số, được quản lý bằng vài phát nhấn chuột trên máy vi tính. Khủng hoảng « subprimes » tại Hoa Kỳ cũng cho thấy mâu thuẫn giữa những phương tiện làm tiền có thể được, và thực tại của thị trường, khi thực tại này bị xóa nhóa trong bức tranh trừu tượng của nền kinh tế « ảo » (có người cho rằng tỷ lệ kinh tế « thực » trên kinh tế « ảo » là một trên 50 !). Một thực tế đã không được nhìn nhận đúng mức, ngày nay hiển lộ ra, là : nếu cứ để cho kinh tế thị trường được tự nó quyết định quá nhiều, thì nó sẽ đưa đến những lạm dụng tai hại, có thể kéo theo sự tự hủy diệt chính nó. Sự kiện chính quyền Hoa Kỳ tung ra những món tiền khổng lồ để cứu những công ty đang sụp đổ không là gì khác hơn một hình thức « quốc hữu hóa » quy mô, quay lưng lại với lý thuyết thị trường tự do.
Vấn đề đô thị hóa trong Tư Bản Chủ Nghĩa hiện đại cũng hàm chứa những mầm mống bất công khó giải quyết, có khi đưa đến bạo loạn, như thường xảy đến ở Pháp. Trong khi đó, nông thôn không còn nông dân, chính quyền hạn chế canh tác để giữ giá nông phẩm, mặc cho nông phẩm thiếu hụt gây nghèo đói …
Dân chủ và toàn cầu hóa
Prev1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.