KIBBUTZ – MÔ HÌNH LÀNG CỘNG ĐỒNG TRONG SỰ NGHIỆP KIẾN QUỐC CỦA ISRAEL
Trần Thị Thu Hương*
Gần một thế kỷ nay, nhiều học giả đã dày công luận giải tính khả thi của một mô hình xã hội trong đó mỗi thành viên được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Thực tế, mô hình ấy đã tồn tại từ những năm đầu thế kỷ XX trong lòng dân tộc Do Thái, trên đất nước Israel. Mô hình xã hội ấy được thể hiện thu nhỏ trong hình thức làng cộng đồng có tên là Kibbutz theo tiếng Do Thái. Kibbutz là một cộng đồng nông thôn độc nhất vô nhị trên thế giới hiện vẫn còn tồn tại ở Israel, một hệ thống kinh tế xã hội dựa trên nguyên tắc sở hữu chung tài sản, bình đẳng và hợp tác trong mọi mặt của đời sống; thực hiện lý tưởng một xã hội công bằng.
Bài viết này sẽ làm rõ quá trình hình thành và phát triển Kibbutz tại Israel, cơ chế tổ chức hoạt động và những đánh giá về vai trò của nó trong sự nghiệp kiến quốc của đất nước Do Thái này cũng như triển vọng phát triển của Kibbutz trong tương lai.
1. Sự hình thành và phát triển của Kibbutz
Có lịch sử hơn 2 ngàn năm vong quốc, người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều thế kỷ qua đều có chung nỗi khao khát, mong mỏi sẽ có một ngày trở lại quê hương – mảnh đất Israel. Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa Phục quốc Do Thái (Sionism) đã phát triển thành phong trào dân tộc với mục tiêu chống lại ách áp bức và ngược đãi người Do Thái khi đó vẫn đang tiếp diễn ở Đông Âu và sự giải phóng chỉ mang tính hình thức ở Tây Âu. Trong khi đó, việc phân biệt đối xử cũng như việc người dân Do Thái không có được cơ hội hòa nhập vào các xã hội ở các quốc gia mà họ sinh sống ở khắp nơi trên thế giới vẫn không hề chấm dứt. Tại Hội nghị Phục quốc Do Thái lần thứ nhất (diễn ra từ 29/8 đến 31/8/1897) do Theodor Herzl triệu tập và chủ trì tại Basel (Thụy Sĩ), phong trào Phục quốc Do Thái đã chính thức trở thành một tổ chức chính trị kêu gọi người Do Thái quay về mảnh đất Israel và khôi phục đời sống của dân tộc trên quê hương cha ông để lại.
Thủ tướng đầu tiên của nhà nước Do Thái – Ben Gurion là một người rất thực tế. Ông cho rằng công việc trước hết cần phải làm là có một khu đất định cư. Giữa bao lý thuyết về lập quốc, ông Ben Gurion cho rằng: Hàng ngàn bài diễn văn, hàng trăm đại hội bàn về các cách phục hưng đất nước cũng không bằng lập được một làng cộng đồng Kibbutz.
Những đợt hồi hương đã manh nha từ cuối thế kỷ thứ XIX, nhưng phải kể từ thập kỷ đầu của thế kỷ XX, một lớp người trẻ có học và đầy chí hướng mới đẩy mạnh kế hoạch lập làng Kibbutz kiếm đất để định cư. Được khích lệ bởi lý tưởng của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, hàng ngàn người Do Thái đã bắt đầu tới mảnh đất này, khi đó còn ít người sinh sống và là một bộ phận bị lãng quên của Đế chế Ottoman. Những người tiên phong đã chinh phục đầm lầy, cải tạo đất hoang, phủ xanh đồi trọc, thành lập các ngành công nghiệp và xây dựng các đô thị, làng mạc.Kibbutz đầu tiên có tên là Degania, nằm ở phía tây nam của biển Galilee được lập ra vào năm 1909 nhưng cho tới những năm 1930 – 1940, không lâu trước khi nhà nước Israel ra đời vào năm 1948, hàng loạt các Kibbutz được thành lập. Những người sáng lập ra Kibbutz là những người Do Thái mang trong mình tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Họ quay về vùng đất mà ngày nay là đất nước Israel, từ bỏ chủ nghĩa tư bản, nỗ lực tạo ra một xã hội bình đẳng dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Kibbutz sơ khai là những nông trại cộng đồng, nghĩa là các nông dân cùng làm việc và phân chia tài sản thu được theo nguyên tắc bình quân. Khi Israel bước vào công nghiệp hóa đất nước vào những năm 1950 -1960, các nông trại này đã bắt nhịp với sự phát triển công nghiệp đi liền với nông Nghiệp. Một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp của Israel sản xuất tại các Kibbutz,song công nghiệp mới là thế mạnh của các Kibbutz. Sản phẩm từ các Kibbutz thời kỳ này chiếm tới 80% sản lượng công nghiệp (chủ yếu là công nghệ thực phẩm và máy móc thiết bị) và chiếm khoảng 20% sản lượng nông nghiệp toàn quốc gia. Trên thực tế, mức sống ở các Kibbutz đã cao hơn rất nhiều so với mức sống trung bình của người dân Israel trong nhiều năm.
Bảng 1: Dân số trong Kibbutz giai đoạn 1910 – 2000
Năm
|
Số lượng Kibbutz
|
|
Tổng số dân trong các Kibbutz (người)
|
1910
|
1
|
|
|
1920
|
12
|
|
805
|
1930
|
29
|
|
3.900
|
1940
|
82
|
|
26.550
|
1950
|
214
|
|
67.550
|
1960
|
229
|
|
77.950
|
1970
|
229
|
|
85.100
|
1980
|
255
|
|
111.200
|
1990
|
270
|
|
125.100
|
2000
|
268
|
|
117.300
|
Nguồn: Amnon Rubinstein (2007), Return of the Kibbutzim, Jerusalem Post, July 10.
[next]
Không những thế, dân số tại các Kibbutz cũng tăng lên rất nhanh kể từ khi chúng được thành lập. Số dân trong Kibbutz bùng nổ từ năm 1950. Lượng dân cư của Kibbutz tăng lên từ năm 1950 cho tới năm 1990, nhưng quãng thời gian sau đó, con số này giảm đi đáng kể. Lý giải cho điều này có thể là do những thế hệ đầu tiên tham gia Kibbutz là những đợt người nhập cư thứ 2 và thứ 3 của người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới ồ ạt trở về quê hương diễn ra trong hai quãng thời gian từ 1904-1914 và 1919-1923. Kể từ đó trở lại đây, nguồn chính để tăng dân số của Kibbutz là những người được sinh ra và lớn lên trong các Kibbutz của mình và những thành viên mới ngoài Kibbutz có ý muốn gia nhập.
Tính đến năm 2013, có tới hơn 273 Kibbutz nằm rải rác khắp đất nước Israel với số dân lên tới gần 152,9 ngàn người1. Doanh thu từ các Kibbutz vượt quá 32 tỷ (Shekel NIS), với hơn 70% là từ sản lượng của 350 nhà máy sản xuất và các tập đoàn công nghiệp, xuất khẩu vượt 12 tỷ NIS2. Các cơ quan dịch vụ dành cho cộng đồng được thiết lập. Ngôn ngữ Hebrew, trước kia chỉ được dùng hạn chế trong nghi lễ tôn giáo và văn học nay đã được hồi sinh, được coi là ngôn ngữ của cuộc sống thường nhật.
2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Kibbutz
a. Cơ cấu tổ chức
Đại diện cao nhất của tất cả các Kibbutz trên cả nước là một tổ chức có tên là Cơ quan điều hành (KibbutzThe Kibbutz Movement). Cơ quan này là trụ sở trung ương, đại diện cho tất cả các Kibbutz trong việc giải quyết với chính phủ và chính quyền địa phương mọi vấn đề của các Kibbutz thông qua các bộ phận thuộc cơ quan và các phòng ban hành chính.
Các hoạt động của Cơ quan điều hành Kibbutz hướng tới tăng cường sức mạnh của các Kibbutz ở mọi miền khác nhau và phát triển các cộng đồng Kibbutz cả về kinh tế, xã hội và tư tưởng, trong đó tập trung vào vấn đề phúc lợi xã hội, đảm bảo tương lai của các thành viên và tăng trưởng dân số cho cộng đồng. Tăng trưởng dân số thậm chí còn là một trong những ưu tiên hàng đầu, gắn liền với phương châm một cộng đồng mạnh là một cộng đồng phát triển hài hòa mọi mặt giáo dục, văn hóa, phúc lợi xã hội và đảm bảo được tính liên kết chặt chẽ, hiệu quả.
Cơ quan điều hành Kibbutz gồm Tổng thư ký, Giám đốc điều hành, các phòng và các ban. Đứng đầu là Ban quản lý có trách nhiệm đề ra kế hoạch phát triển Kibbutz, đại diện cho lợi ích của các Kibbutz trên toàn quốc về các vấn đề cấp quốc gia; đồng thời làm việc với từng Kibbutz về các vấn đề cơ bản, theo sát hoạt động của các phòng ban và đưa ra nội dung cho các cuộc họp lãnh đạo Kibbutz. Mỗi lãnh đạo của một Kibbutz là một đại biểu nói lên tiếng nói cho Kibbutz của mình, thực chất những cuộc họp của Kibbutz giống như cuộc họp Quốc hội của một nhà nước bất kỳ. Cơ quan điều hành Kibbutz có đầy đủ các phòng, ban phụ trách mọi mặt của đời sống, gồm các ban như Ban Kinh tế, Ban Điều phối khu vực và Ban Công tác quốc gia, Ban Hợp tác xã, Ban Tăng trưởng nhân khẩu, Ban Y tế và Phúc lợi, Ban An ninh Kibbutz và các phòng như Phòng Giáo dục, Phòng Nhân sự, Phòng Pháp chế, Phòng Phát triển cá nhân, Phòng Xúc tiến sự tiến bộ của phụ nữ, Phòng Văn hóa và Phòng Phụ trách các tình nguyện viên đến từ nước ngoài.
Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Không làm mà hưởng> Bị hoang tưởng. Cái lý thuyết cộng sản chỉ là thứ có thể đi lừa những thằng lưu manh muốn ăn bám thôi.