ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,695,312,255
Stories: 8,414,166
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 67
Quyền lực ngụy trang và quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ
Sunday, December 28, 2014 0:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
. Các sĩ quan CIA ngụy trang ngồi xe SUV đến hiện trường, hy vọng sẽ giúp Davis khỏi lọt vào tay nhà cầm quyền Pakistan đang hú còi chạy tới. Trong lúc vội vã, xe CIA lại gây tai nạn giết chết một người đi xe gắn máy khác và không hoàn thành sứ mạng. Davis bị câu lưu. Điện thoại cầm tay của Davis đã cung cấp căn cước của lối 45 thành viên của mạng lưới ngụy trang ở Pakistan, tất cả đều bị câu lưu sau đó.
Tai nạn đã đưa đến một chuổi biểu tình liên tiếp và gây phẩn uất trong quần chúng. Davis bị nhốt và truy tố về tội giết hai thường dân Pakistan, nhưng vẫn được trả tự do chỉ mấy tháng sau đó, khi một vương quốc dầu lửa trong vùng Vịnh Ba Tư được biết đã thay Hoa Kỳ trả vài triệu cho gia đình các nạn nhân (theo luật Hồi Giáo, gia đình các nạn nhân có thể tha thứ cho tên sát nhân khi đã được trả một số tiền thỏa đáng). Đã hẳn, đó là một thất bại giao tế nhân sự đối với Hoa Thịnh Đốn; nhưng sự kiện gây căm phẩn là một công chức Hoa Kỳ đã bắn chết hai người Pakistan một cách vô tội vạ, và một trong hai nạn nhận còn bị bắn sau lưng.
Các cuộc tấn công của phi cơ không người lái hay “drone”, vào các cá nhân hay các nhóm trong vòng đai các bộ lạc ở miền Tây Bắc Pakistan, cũng như ở Yemen, cũng là những trường hợp điển hình trong các cuộc chiến ngụy trang toàn cầu của Hoa Thịnh Đốn. Hoa Kỳ hiện sở hữu 7.000 phi cơ không người lái, triển khai trong sáu quốc gia. Cả CIA lẫn quân lực Mỹ đều sử dụng drone.
Thay vì chỉ là vũ khí phụ trong cuộc chiến quy ước, các cuộc tấn công của phi cơ không người lái thường diễn ra ngay trong các xứ không có chiến tranh và không có cả Thỏa Ước về Quy Chế Quân Lực[9]. Các drone đang hoạt động ngoài khuôn khổ hiến pháp, coi thường quá trình tư pháp luật định hayhabeas corpus, làm mọi người nhớ lại các tập tục tiền-hiện-đại của đế chế Anh, như đơn thuần tuyên bố đặt các dân tộc ra ngoài vòng luật pháp, ra lệnh tước quyền các cá nhân xâm phạm đến hoàng gia, và xét xử trong các phòng bí mật Star Chamber…
Mặc dù T T Obama đã có lời cải chính, Văn Phòng Báo Chí chuyên về Điều Tra – BIJ, có trụ sở ở Anh – đã khám phá không những nhiều thường dân đã bị sát hại trong các cuộc tấn công bởi drone ở Bắc Pakistan, mà ngay cả các người đến hiện trường giúp các người bị thương cũng bị bắn chết ngay tại chỗ. BIJ ước lượng Hoa Kỳ đã sát hại khoảng 3.000 nạn nhân trong 319 vụ tấn công bởi phi cơ không người lái, 600 trong số đó là những người bàng quan và 174 là trẻ con. Khoảng 84% các cuộc tấn công như thế đã xẩy ra sau khi Obama đã nhận chức tổng thống.
Hơn nữa, các cuộc hành quân bằng phi cơ không người lái luôn mang tính tối mật. Khi được hỏi về các cuộc tấn công của loại phi cơ nầy, Hillary Clinton từ chối xác nhận hay cải chính. Các cuộc hành quân của phi cơ không người lái cũng không thể đem ra thảo luận công khai giữa Quốc Hội hay tường trình với chi tiết bởi các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ. Vì vậy, hoạt động của loại phi cơ nầy không thể là đề tài trong các cuộc thảo luận chính trị trong nước, ngoại trừ một cách trừu tượng. Các ủy ban tình báo Quốc Hội có được tường trình, nhưng nguyên tắc phân quyền đã không thể được áp dụng trong địa hạt bí mật và mập mờ như thế. Và các lãnh đạo các ủy ban đã phàn nàn thông tin cung cấp cho họ thiếu thích đáng. Quốc hội cũng không thể được triệu tập để nghe tường trình, vì các cuộc tấn công của drone không bao giờ được công khai xác nhận. Các cuộc hành quân mật là địa hạt của thượng đế, luôn đứng trên luật pháp. 
Các công điện của Bộ Ngoại Giao, do WikiLeaks công bố, tiết lộ Thủ Tướng Pakistan Yousaf Raza Gilani và nguyên Tổng Thống Ali Abdullah Saleh đã bí mật cho phép các cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái, cam kết sẽ gánh chịu mọi phê bình hoặc căm hận của quần chúng. Tuy nhiên, đàm đạo với một lãnh tụ, sau đó luôn công khai phủ nhận, không thể là một hiệp ước. Chủ thuyết pháp lý quốc tế duy nhất được Hiến Chương Liên Hiệp Quốc công nhận được sử dụng để biện minh các cuộc tấn công của drone là quyền tự vệ của Hoa Kỳ trước nguy cơ bị tấn công. Nhưng làm sao chứng minh được bất cứ nạn nhân nào trong các vụ tấn công của drone đều đã tấn công hay ở trong vị thế tấn công Hoa Kỳ. Tất cả các biện minh pháp lý khác đều không đứng vững.
Chủ thuyết “truy kích nóng”[10] không áp dụng được ở Yemen hay Somalia, và cũng thường không áp dụng được ngay cả ở Pakistan. Quá trình pháp lý duy nhất để biện minh các vụ sát hại từ không trung là một thẩm định tình báo, có thể căn cứ trên những nguồn tin không đáng tin cậy và không hề được thẩm phán đủ thẩm quyền chung thẩm. Những nạn-nhân-mục-tiêu thường được gán cho nhãn hiệu trực thuộc Al Qaeda, Taliban hay vài nhóm tương tự, và vì vậy, đều được đặt dưới quy chế “Cho Phép Sử Dụng Quân Lực của Quốc Hội ngày 14-9-2001 – AUMF”,[11] bởi tổng thống, đối với những ai đứng sau biến cố 11/9 và những người chứa chấp bảo trợ. AUMF có lẽ có thể được áp dụng chính đáng cho trường hợp Ayman al-Zawahiri thuộc Al Qaeda, luôn âm mưu chống đối Hoa Kỳ. Nhưng một thế hệ các chiến binh Hồi Giáo mới còn quá trẻ để có thể dính líu trong biến cố 11/9 và có thể có ý nghĩ khác về chiến lược tai họa nầy.
Vả chăng, Al Qaeda là một “từ mập mờ” đã được Hoa Thịnh Đốn gán cho các nhóm chính trị cực đoan địa phương – như Partisans of Sharia, các chiến binh Yemen đã chiếm thị xã Zinjiba, hay các ủng hộ viên Á Rập hải ngoại ở Pakistan trong mạng lưới Haqqani của các chiến binh Pashtun, nguyên đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Xô Viết ở Afghanistan trước đây.
Liệu AUMF sẽ được khai triển trong thế giới Hồi Giáo bao lâu để biện minh các chiến thuật cowboy từ không trung? Không hề có sự nhất trí cũng như tinh thần tôn trọng luật pháp . Tội phạm do liên hệ và thiếu vắng quá trình pháp lý luật định luôn là dấu ấn của chính quyền ngụy trang.
Tháng 9-2011, chính quyền Obama đã dùng drone ám sát một công dân Hoa Kỳ ở Yemen, A các Ủy Hội Quân Sự sau đó chỉ cho phép các tòa án đó xét xử người nước ngoài – cho nên khó lòng xem bằng cách nào quyền được xét xử của Awlaki có thể đơn thuần bị hủy bỏ[12]. Hai tuần lễ sau khi bị giết, con trai 16 tuổi của y, cũng là công dân Hoa Kỳ, và cũng không thể là một đe dọa đối với một siêu cường, cũng đã bị drone sát hại.
Ngược lại, Hoa Kỳ và đồng minh đã lạc quan tin tưởng về một gương mặt như Abdel Hakim Belhadj, hiện nay giữ trách nhiệm an ninh ở Tripoli, người đã từng tham chiến ở Afghanistan chống lại Liên Bang Xô Viết và về sau bị giam giữ ở “các địa điểm đen Hoa Kỳ.”[13] Sau ngày được phóng thích, Belhadj đã tái xuất hiện trong vai trò lãnh đạo các nhóm nổi dậy ở Libya trong năm 2011. Trường hợp suy diễn gián tiếp đối với y có thể dễ dàng cho phépdrone sát hại, ngay cả theo luật lệ hiện hành, nhưng hắn ta lại được phục hồi nhờ vai trò thù nghịch đối với Muammar el-Qaddafi.
Trong số những nguy cơ lớn nhất đối với các công dân Hoa Kỳ từ quyền lực ngụy trang của Hoa Thịnh Đốn là “phản tác dụng,” một từ ám chỉ một cuộc hành quân ngụy trang đã gây tác động trái ngược đối với chính kẻ khởi động.
Prev123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.