Quyền lực ngụy trang và quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ
Sunday, December 28, 2014 0:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Có thể nói chính quyền Reagan đã đánh dấu một điểm ngoặt trong lịch sử say đắm với quyền lực ngụy trang của Mỹ. Reagan đã mạnh tay gây áp lực với quốc vương Fahd, Saudi Arabia, buộc cung cấp tài chánh giúp phong trào Contras hữu phái ở Nicaragua. Chính Reagan cũng đã huy động các tài nguyên riêng giúp Contras qua việc bán khí giới bất hợp pháp cho Iran có tên trên danh sách các quốc gia khủng bố cần được phân biệt đối xử. Hoa Thịnh Đốn cũng đã chung sức giúp hàng tỉ mỹ kim khí giới và viện trợ cho phong trào thánh chiến cực đoan ở Afghanistan (Reagan đã từng gọi là“freedom fighters” hay các chiến sĩ tranh đấu cho tự do, tương tự như các nhà lập quốc của Hoa Kỳ), nơi các quân tình nguyện Á Rập cuối cùng cũng đã đổi lốt trở thành Al Qaeda. Về sau các thành viên trong phong trào đã sử dụng những kỷ năng học được từ các đồng nghiệp Afghanistan do CIA đào tạo trong các cuộc chiến ở Trung Đông chống lại các đồng minh của Mỹ, và trong biến cố 11/9. Hai nhóm đồng minh nhận được nhiều viện trợ từ chính quyền Reagan đã trở thành những kẻ thù nguy hiểm nhất của Mỹ ở Afghanistan sau năm 2002: Mạng lưới Haqqani và Hizb-i-Islami. Tóm lại, phản tác dụng luôn đi kèm với các hoạt động ngụy trang.
Việc sử dụng lính đánh giặc thuê và các đơn vị đặc biệt của chính quyền Hoa Kỳ đang xói mòn kỷ luật, tính hợp pháp, và dây chuyền chỉ huy kiên định. Các đội quân chính quy có thể khai triển và rồi giãi ngũ, nhưng những mạng lưới tương tự Al Qaeda, một khi được thiết lập, thường khó lòng giải thể, và thường biến thái trở thành thù nghịch chống lại đồng minh trước đây. Tình báo đen và các vận dụng quân sự không được người dân giám sát rất dễ thoát ra ngoài vòng luật pháp.
Chính quyền ngụy trang của Reagan là một tai họa, nhưng vẫn không là gì đáng kể so với quyền lực ngụy trang của Obama. Người Mỹ sẽ phải chuẩn bị đối phó với các phản tác dụng trong tương lai nếu tình hình cứ tiếp tục diễn tiến như hiện nay – chưa nói gì đến đã xói mòn các quyền tự do dân sự bên trong Hoa Kỳ.
Giám sát điện tử không được tòa án cho phép trước và quân sự hóa lực lượng cảnh sát là hai trường hợp rõ ràng trước mắt. Hơn nữa, những phương thức hành động liên kết với chính quyền ngụy trang sẽ làm dân Mỹ thêm âu lo và mất tin tưởng vào Hoa Thịnh Đốn, và giảm thiểu sự hợp tác quốc tế Hoa Kỳ cũng như tất cả các quốc gia khác đều cần đến.
Nói một cách khác, chính quyền ngụy trang đội lốt một phương cách để duy trì một Hoa Kỳ hùng mạnh, nếu không được kiềm hãm, rất dễ làm suy yếu các hoạt động ngoại giao truyền thống của Hoa Kỳ.
Nguyễn Trường
Irvine, California, USA
28-4-2012
[1] …stealth engagements …
[2] …Joint Special Operations Command – JSOC….
[3] …ask bin Laden
[4] …tide of war receding…
[5] …black sites for torture…
[6] …MEK: Mojahedin-e Khalq or People’s Jihadis…
[7] …revolving door…
[8] …calling for an extraction team…
[9] …Status of Forces Agreement – SFA…
[10] …hot pursuit…
[11] …under the mandate of the September 14, 2001, Congressional Authorization for the Use of Military Force — AUMF.
[12] …But since the Supreme Court had already ruled, in Hamdan v. Rumsfeld, that the AUMF could not authorize military tribunals for Guantanamo detainees that sidestepped civil due process – and since the subsequent Military Commissions Act of 2006 allows such tribunals only for aliens – it is hard to see how Awlaki’s right to a trial could be summarily abrogated.
[13] …was later held in US black sites.
Theo http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/quyenlucnguytrang.htm
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo