Nghiên cứu khoa học hiện đại ở mức độ nào đó không tán thành với giả thuyết của ông Hapgood nhưng họ có làm nghiên cứu cho thấy sự dịch chuyển của vỏ ngoài trái đất là có thể xảy ra, đặc biệt là nó có thể đẩy các bản khối đại lục từ các cực di chuyển về phía đường xích đạo, như vậy Châu Nam Cực có thể đã bị đẩy về phía đường xích đạo.
Ông John A. Tarnudu, nhà địa vật lý của trường Đại học Rochester cho rằng các cực của trái đất không thể nào đi chệch hơn 5 độ trong vòng 130 triệu năm qua. Sự dịch chuyển thật sự của các cực nói chung chỉ xảy ra ở tỉ lệ khoảng 1 độ mỗi triệu năm.
Tuy nhiên, theo ông Adam Maloof – Phó Giáo sư ngành khoa học địa lý thuộc trường Đại học Princeton cho rằng có vẻ như đã xảy ra một sự dịch chuyển lục địa khoảng 50 độ vào 800 triệu năm trước. Ông Maloof giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Đài National Public Radio (NPR) rằng sự dịch chuyển xảy ra trong khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu năm.
Khi ấy vỏ trái đất đã dịch chuyển với tốc độ khoảng 20 inches (tức là 50 cm) một ngày, so với tốc độ hiện nay là khoảng 4 inches (10 cm) một ngày. Ông giải thích cho việc này là do quả địa cầu dịch chuyển trọng lượng về phía đường xích đạo để giữ cân bằng khi nó quay.
Ông Maloof cho biết thêm “Điều thật sự kỳ lạ về sự dịch chuyển đó (xảy ra khoảng 800 triệu năm trước đây) là nó chuyển động đi và sau đó lại quay về. Có vẻ nó đã xoay theo một chiều đi rồi lại xoay trở lại”.
Vậy thì thời gian giả định của ông Hapgood là 11.000 năm trước không khớp với dữ liệu hiện có, sự dịch chuyển vỏ trái đất hàng chục triệu năm trước là “chậm rãi” hơn rất nhiều so với giả thuyết về sự dịch chuyển cực nhanh trong vài nghìn năm của ông Hapgood. Tuy nhiên Châu Nam Cực có thể đã có vài lần di chuyển gần hơn tới xích đạo vào một vài thời điểm trong lịch sử của trái đất.
Để ăn khớp với giả thuyết cho rằng có một nền văn minh trong thời kỳ tiền sử đã mô tả vị trí bờ biển Châu Nam Cực giống như được vẽ trong bản đồ của Piri Reis, chúng ta cần đặt bối cảnh của nền văn minh đó lùi xa hơn nữa về thời gian, hoặc là có thêm hiểu biết mới về sự dịch chuyển của vỏ trái đất.
Đường vĩ độ được miêu tả một cách khác thường
Trên bản đồ có dòng ghi chú của ông Piri Reis ở phía đối diện khu vực Nam Mỹ được dịch lại như sau: “Người Bồ Đào Nha ngoại đạo kể rằng tại điểm địa lý này ngày và đêm ngắn nhất là 2 tiếng đồng hồ và dài nhất là 22 tiếng đồng hồ. Nhưng ban ngày rất ấm áp và ban đêm rất nhiều sương”.
Sự miêu tả như vậy cho thấy vị trí đó có vĩ độ lệch xa về phía nam so với những nơi mà người Bồ Đào Nha hay bất kỳ ai đã từng đi đường biển khám phá vào trước năm 1513. Ông MacIntosh viết: “dựa vào số giờ ban ngày được ghi chú trên tấm bản đồ, địa điểm đó có thể có vĩ độ từ 60 đến 67 độ Nam tùy thuộc vào người quan sát nhìn thấy được phần cạnh, phần trung tâm hay toàn bộ mặt trời. Phạm vi vĩ độ từ 60 đến 67 độ Nam tương ứng với từ Drake Passage phía Nam của khu vực Tierra del Fuego đến bán đảo Plamer Peninsula của Châu Nam Cực, nằm xa về phía Nam so với những nơi mà người Bồ Đào Nha hay bất cứ ai đi bằng đường biển đã đến được, mãi cho đến thế kỷ kế tiếp”.
Tuy nhiên ông McIntosh không phải là người ủng hộ giả thuyết cho rằng ông Piri Reis lấy thông tin tham khảo về Châu Nam Cực từ bản đồ có từ thời tiền sử. Ông cho rằng châu lục phía nam miêu tả trong bản đồ được tạo ra từ trí tưởng tượng. Trong bài trình bày tại hội nghị năm 2013 tại Đại Sứ Quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Luân Đôn kỷ niệm 100 năm ngày phát hiện ra tấm bản đồ Piri Reis, ông MacIntosh cho rằng từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại người ta đã nói đến một châu lục nằm ở phía Nam mặc dù nó chưa hề được thật sự khám phá. Không chỉ riêng bản đồ Piri Reis mà còn có rất nhiều bản đồ khác chỉ ra một châu lục nằm ở phía Nam theo nhiều hình dạng khác nhau.
Tấm bản đồ Piri Reis mô tả đường bờ biển của Châu Phi và Nam Mỹ với sai số nửa độ kinh tuyến – một sự chính xác đến kinh ngạc
Theo quan điểm của ông McIntosh, những tấm bản đồ này đều biểu thị một lục địa hư cấu và không đưa ra bằng chứng nào về những cuộc hành trình đến vùng Châu Nam Cực. Người ta cho rằng thông thường các tấm bản đồ cổ thể hiện các tạo vật và địa điểm mang tính tưởng tượng hay thần thoại. Tuy nhiên cũng có người cho rằng những câu chuyện thần thoại này phải chứa đựng ít nhiều sự thật. Tác giả kiêm nhà nghiên cứu nổi tiếng, ông Graham Hancock, là người ủng hộ giả thuyết cho rằng đã từng tồn tại nhiều nền văn minh trong tiền sử. Theo ông Hancock, việc có nhiều bản đồ mô tả lục địa phía nam càng khẳng định tính xác thực của Châu Nam Cực trong bản đồ của Piri Reis. Lấy ví dụ, ông Hapgood và các nhà bản đồ học của Lực lượng Không quân Mỹ đã phân tích tấm bản đồ của ông Oronce Fine có từ năm 1531 và phát hiện ra bản đồ của Oronce Fine cũng vẽ đường bờ biển Châu Nam Cực với độ chính xác tương tự nếu không có băng bao phủ.
Sự chính xác đáng ngạc nhiên ở các khía cạnh khác
Phải đến năm 1790 với sự phát minh ra máy đo kinh độ khi đi biển (là một thiết bị dùng trên tàu biển để xác định kinh độ bằng cách đo thời gian) thì người hoa tiêu đi biển và các nhà bản đồ học mới có thể xác định được kinh độ một cách chính xác. Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn năm 1996 với đài NBC trong loạt chương trình đặc biệt “Nguồn gốc bí ẩn của loài người” (The Mysterious Origins of Man) ông Hancock đã lưu ý rằng tấm bản đồ Piri Reis mô tả đường bờ biển của Châu Phi và Nam Mỹ với sai số nửa độ kinh tuyến – một sự chính xác đến kinh ngạc.
Không phải tất cả các chi tiết của bản đồ đều chính xác nhưng đường xích đạo đặt khá đúng và nó còn đưa ra một vài chi tiết gây ngạc nhiên khác nữa.
Ông Steven Dutch, Giáo Sư Khoa học Tự nhiên và Ứng dụng thuộc trường Đại học Wisconsin-Green Bay không cho rằng tấm bản đồ thể hiện chính xác Châu Nam Cực nhưng thừa nhận rằng tấm bản đồ chứa đựng nhiều điều bí ẩn: “Tấm bản đồ dường như có nhiều chi tiết hơn những gì mà người Châu Âu đã khám phá vào năm 1513. Lúc đó ông Pizarro còn chưa đi Peru thì làm sao ông Piri Reis lại biết đến dãy núi Andes? Có phải có ai đó đã được nghe những câu chuyện cổ tích về các ngọn núi nằm xa đất liền hay không? Thêm vào đó, chi tiết về bờ biển Nam Mỹ khá là phong phú so với sự hiểu biết của thời kỳ năm 1513. Liệu có phải tấm bản đồ đã được Piri Reis bắt đầu tạo ra, rồi mãi về sau nó mới được hoàn thành không? Liệu có phải người ta đã sao chép lại tấm bản đồ và thời gian trên đó đã bị sao chép sai hay không?
Ông Dutch cho rằng cực phía nam của Nam Mỹ có thể đã bị vẽ sai khi nó được miêu tả nhô ra về phía đông trong khi thực tế lại không phải vậy; vì thế khối đất liền mà người ta vẫn tưởng là Châu Nam Cực đó thật ra có thể do Piri Reis vẽ sai phía nam của Nam Mỹ. Ông McIntosh không cùng quan điểm với giả thuyết này nhưng ông cũng không loại trừ khả năng đó.
Dải đất liền phía nam được thể hiện trong tấm bản đồ của nhà bản đồ học nổi tiếng thế kỷ thứ 16 này thực ra là một lục địa trong truyện thần thoại, hay nó là sự nhầm lẫn về khu vực Nam Mỹ, hay nó thực sự miêu tả một cách chân thực về đường bờ biển Châu Nam Cực trong một thời kỳ lịch sử lâu đời đến kinh ngạc?
Theo Vietdaikynguyen.com