ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,694,647,656
Stories: 8,411,998
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 23
Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)
Thursday, February 5, 2015 21:23
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Hãy hình dung một buổi tiệc của những chủ ngân hàng vĩ đại nhất đất nước. Họ lén rời New York trong đêm trên một toa xe lửa cá nhân, vội vã kín đáo đi hàng trăm dặm về phía Nam, lên một chiếc xuồng bí ẩn, trốn lên một hòn đảo đã được sơ tán hết người chỉ trừ vài nhân viên phục vụ, ở đó tròn một tuần trong sự bí mật nghiêm cẩn đến mức không một cái tên nào được đề cập dù chỉ một lần, đề phòng những người phục vụ biết được danh tính của họ và tiết lộ cho thế giới biết về chuyến đi kỳ lạ nhất, bí mật nhất trong lịch sử ngành tài chính Mỹ.
Không phải tôi đang kể một câu chuyện lãng mạn đâu. Tôi đang lần đầu tiên cho thế giới biết câu chuyện thực sự về cách mà bản báo cáo nổi tiếng về tiền tệ mang tên Aldrich, nền tảng của hệ thống tiền tệ mới của chúng ta, đã được viết ra như thế nào.[5]
Năm 1930, Paul Warburg viết một cuốn sách đồ sộ – tổng cộng 1.750 trang – với tựa đề Hệ thống Dự trữ Liên bang, Nguồn gốc và sự Phát triển. Trong cuốn sách này, ông giải thích: “kết quả của cuộc hội nghị là hoàn toàn bí mật. Ngay cả sự thật là một cuộc họp đã từng diễn ra cũng không được phép tiết lộ công khai.” Tiếp đó, trong một chú giải, ông nói thêm: “Mặc dù đã 18 năm trôi qua, tôi vẫn không được tự do kể lại cuộc họp vô cùng thú vị này bởi vì Thượng nghị sĩ Aldrich đã yêu cầu tất cả những người tham dự phải cam kết giữ bí mật.”[6] 34 năm sau đó, con trai ông, James, trong một cuốn sách của mình, đã tiết lộ một chi tiết thú vị về sự tham gia của Warburg vào cuộc họp đó. James được Tổng thống F.D.R bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Ngân sách, và trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ông giữ chức Trưởng Phòng Thông tin Chiến tranh. Trong cuốn sách của mình, James kể lại việc cha mình, người không phân biệt được đâu là nòng súng với báng súng, đã mượn khẩu súng săn của một người bạn và mang nó lên chuyến tàu để ngụy trang thành người đi săn vịt.[7]
Đoạn này của câu chuyện được chứng thực trong tiểu sử chính thức của Thượng nghị sĩ Aldrich do Nathaniel Wright Stephenson viết:
Mùa thu năm 1910, sáu người đàn ông lên đường đi săn vịt. Đúng ra đó là lý do chuyến đi mà họ nói với mọi người. Một người trong số đó, ngài Warburg, đã hài hước kể lại cảm giác của mình khi đặt chân lên toa xe lửa cá nhân tại thành phố Jersey, mang theo toàn bộ trang bị dành cho một tay săn vịt. Hài hước ở chỗ ông chưa từng bắn một con vịt nào trong đời và cũng không hề có ý định đó. Chuyến đi săn vịt chỉ là cái cớ.[8]
Theo Stephenson, ngay khi vừa tới Brunswick, giám đốc nhà ga bước lên toa xe và khiến những người có mặt trên đó bị sốc khi biết danh tính của tất cả bọn họ. Tệ hơn nữa, ông cho biết có nhiều phóng viên đang đợi bên ngoài. Davison đứng ra giải quyết vấn đề. Ông nói “Chúng ta hãy ra ngoài một chút đi ông bạn, và tôi sẽ kể cho ông nghe một câu chuyện.” Không ai biết câu chuyện gì đã được kể khi hai người đàn ông đứng trên những thanh tà vẹt đường ray buổi sáng hôm đó, nhưng chỉ một lát sau, Davison trở lại, nở một nụ cười lớn. “Ổn rồi,” ông trấn an mọi người. “Họ sẽ không tiết lộ về chúng ta đâu.”
Stephenson cho biết thêm: “Các phóng viên rời đi, và sự bí mật của chuyến đi kỳ lạ đó đã không bị tiết lộ. Không ai hỏi Davison đã làm điều đó như thế nào và ông cũng không nói gì thêm.[9]
Trong số báo ra ngày 9 tháng 2 năm 1935 của tờ Saturday Evening Post xuất hiện một bài viết của Frank Vanderlip. Ông viết:
Trái ngược với quan điểm của tôi về giá trị đối với xã hội của việc công khai nhiều hơn công việc của các tập đoàn, có một sự kiện, vào thời điểm gần cuối năm 1910, mà tôi đã giữ bí mật – thực ra là vụng trộm – giống như bất kỳ kẻ âm mưu nào khác… Tôi không nghĩ rằng sẽ là quá lời khi nói về chuyến đi tới đảo Jekyll của chúng tôi như là sự kiện đánh dấu cho sự thai nghén cái mà cuối cùng sẽ trở thành Hệ thống Dự trữ Liên bang…
Chúng tôi được yêu cầu không nhắc tới họ của mình. Hơn thế nữa, chúng tôi còn được yêu cầu tránh ăn tối cùng nhau vào hôm khởi hành. Chúng tôi được hướng dẫn đến nhà ga nằm trên bờ sông Hudson phía New Jersey vào giờ khác nhau và càng kín đáo càng tốt, ở đó toa xe lửa cá nhân của Thượng nghị sĩ Aldrich đã chờ sẵn, được nối vào phía đằng sau của một đoàn tàu đi về hướng Nam…
Khi lên tàu rồi, chúng tôi bắt đầu thực hiện điều cấm kị liên quan đến họ của mình. Chúng tôi gọi nhau là “Ben”, “Paul”, “Nelson”, “Abe” – đó là Abraham Piatt Andrew. Davison và tôi còn ngụy trang kín hơn, chúng tôi bỏ luôn tên riêng của mình. Dựa trên lý thuyết rằng chúng tôi luôn luôn đúng, Davison trở thành Wilbur còn tôi là Orville, theo tên của hai nhà tiên phong trong ngành hàng không, anh em nhà Wright…
Những người phục vụ và nhân viên trên tàu có thể biết danh tính của một hoặc hai người trong số chúng tôi nhưng không biết hết, và nếu tên của tất cả chúng tôi lộ ra thì chuyến đi bí ẩn đó sẽ trở nên quan trọng ở Washington, Phố Wall, và London nữa.
Chúng tôi biết rằng không thể cho phép điều đó xảy ra, vì khi đó toàn bộ thời gian và công sức của chúng tôi sẽ trở nên vô ích. Nếu việc nhóm sáu người chúng tôi ngồi lại với nhau và cùng dự thảo một dự luật về ngân hàng bị công khai thì dự luật đó sẽ không bao giờ có cơ hội được Quốc hội thông qua.[10]
Cơ chế là một cartel thuần túy
Thỏa thuận đạt được tại cuộc họp trên đảo Jekyll là một ví dụ điển hình về cơ chế của một cartel. Cartel là một nhóm công ty tập hợp lại với nhau để phối hợp quá trình sản xuất, định giá và marketing của các thành viên. Mục đích của cartel là nhằm làm giảm cạnh tranh, nhờ đó tăng lợi nhuận. Điều này đạt được thông qua độc quyền chung đối với ngành, do vậy người dân phải trả giá cao hơn cho hàng hóa và dịch vụ so với khi có cạnh tranh tự do giữa các công ty.
Đây là đại diện của những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới: Morgan, Rockefeller, Rothschild, Warburg và Kuhn-Loeb. Các tập đoàn này thường là đối thủ cạnh tranh của nhau, và rõ ràng là giữa họ có sự ngờ vực lẫn nhau cũng như những mưu đồ được che giấu tài tình nhằm có được vị trí thuận lợi trong bất kỳ thỏa thuận nào. Nhưng trên hết họ bị thúc đẩy bởi mong muốn đấu tranh chống lại kẻ thù chung. Kẻ thù đó là cạnh tranh.
Năm 1910, số lượng ngân hàng ở Mỹ gia tăng với tốc độ rất lớn. Chỉ trong vòng 10 năm trước đó, số lượng ngân hàng đã tăng gấp đôi, lên tới con số 20.000. Hơn thế, phần lớn số ngân hàng mới được sinh ra nằm ở miền Nam và miền Tây, và điều này khiến cho các ngân hàng New York dần đánh mất thị phần. Hầu hết các ngân hàng trong những năm 1880 đều là ngân hàng quốc gia, tức là chính phủ liên bang nhượng quyền. Thông thường chúng được đặt ở các thành phố lớn và theo luật, được phép in tiền riêng dưới hình thức giấy bạc. Tuy nhiên, ngay từ năm 1896, số lượng các ngân hàng khác đã tăng lên 61%, và chúng nắm giữ 54% tổng lượng tiền gửi ngân hàng. Năm 1913, khi Đạo luật Dự trữ Liên bang được thông qua, tỷ lệ ngân hàng phi quốc gia là 71%, nắm giữ 57% tổng lượng tiền gửi.[11]
Trong con mắt của những người săn vịt từ New York hôm đó, đây là một xu hướng nhất thiết phải đảo ngược.
Prev1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.