Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)
Thursday, February 5, 2015 21:23
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Cạnh tranh cũng đến từ một xu hướng khác trong ngành công nghiệp, đó là đầu tư cho tăng trưởng trong tương lai từ lợi nhuận thay vì từ tín dụng. Đây là kết quả tự nhiên của tỷ lệ lãi suất thị trường tự do vốn giúp tạo ra tình trạng cân bằng thực tế giữa nợ và tiết kiệm. Lãi suất đủ thấp để thu hút những người đi vay nghiêm túc đủ tự tin vào thành công của dự án kinh doanh và khả năng trả nợ của mình, nhưng cũng đủ cao để làm nản lòng những người đi vay với các dự án phiêu lưu trong khi có nguồn tài chính khác cho những dự án này – đó là tiền của chính họ. Sự cân bằng giữa nợ và tiết kiệm đó là kết quả của cung tiền hạn chế. Các ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn số tiền gửi vào tay họ, như chúng ta sẽ thấy, nhưng quá trình đó bị giới hạn. Và giới hạn đó được quyết định bởi số lượng vàng mà họ nắm giữ. Kết quả là từ năm 1900 đến 1910, 70% nguồn vốn cho tăng trưởng của các doanh nghiệp Mỹ là tự huy động, và điều này làm cho ngành công nghiệp ngày càng độc lập với các ngân hàng.[12]
Ngay cả chính quyền trung ương cũng trở nên tiết kiệm hơn. Nó có dự trữ vàng ngày càng lớn, đang thu hồi lại đồng đô la (Greenbacks) – đồng tiền được phát hành trong thời kỳ Nội chiến – và đang nhanh chóng giảm nợ công.
Đây cũng là một xu hướng khác cần được ngăn chặn. Điều mà các chủ ngân hàng mong muốn – và cũng là điều nhiều doanh nhân muốn – là can thiệp vào thị trường tự do và làm cho lãi suất đi xuống, làm cho nợ có ưu thế hơn so với tiết kiệm. Để đạt được điều này, cung tiền cần phải được tách khỏi vàng và trở nên dồi dào hơn, hay theo cách nói của họ là linh hoạt hơn.
Bóng ma của sự sụp đổ ngân hàng
Khủng hoảng thanh khoản
Thiên đường của một chủ ngân hàng
Cartel được đặt tên
Bố Warbucks thật sự
Với những người hiểu vấn đề thì phương pháp rất đơn giản
Lời đồn thổi được chấp nhận là lịch sử
Lý do đầu tiên để từ bỏ hệ thống
Kết luận
Download nội dung phần còn lại của chương tại đây: Quai vat dao Jekyll – Chuong 1.pdf
[1] Trong trao đổi cá nhân giữa tác giả và Andrew L. Gray, chắt ngoại của Abraham P. Andrew, Gray cho rằng Strong không tham dự cuộc họp này. Trong khi đó, Frank Vanderlip – người có mặt ở đó – kể lại trong hồi ký rằng Strong có tham dự. Sao Vanderlip lại nhầm được? Gray trả lời: “Khi viết cuốn hồi ký và tiểu luận đó ông ấy đã gần 80 tuổi… Có lẽ ông ấy muốn vậy và đã nghĩ vậy.” Nếu Vanderlip thực sự nhầm thì cũng không phải điều gì quá quan trọng bởi vì Gray thừa nhận rằng: “Strong là một trong số ít người xứng đáng tham gia vào phi vụ bí mật này.” Khi chưa có thông tin thêm để khẳng định điều ngược lại, chúng ta buộc phải chấp nhận ý kiến của Vanderlip.
[2] Trong 27 bản in đầu tiên của cuốn sách này, Charles D. Norton, đến từ Ngân hàng Quốc gia New York đầu tiên của J.P. Morgan, có tên trong danh sách những người tham dự. Tuy nhiên, nhờ có bản nghiên cứu hoàn hảo của Michael Steenwyk ở Hudsonville, Michigan, chúng ta biết rằng điều này là không thể. Steenwyk phát hiện ra hai tài liệu lịch sử và giấy tờ riêng của gia đình Norton chứng tỏ rằng Ngài Norton (1) không làm việc tại Ngân hàng Morgan thời điểm tháng 11 năm 1910, (2) lúc này là thư ký riêng của Tổng thống Taft, và (3) trong những ngày diễn ra cuộc họp trên đảo Jekyll, ông có chuyến đi tìm hiểu thực tế cùng Tổng thống tại Panama. Hơn nữa, không một cuốn hồi ký nào của những người tham dự khác đề cập đến sự hiện diện của Norton. Lý do ban đầu mà ông được đưa vào danh sách là tên của ông có trong nhiều nguồn tham khảo có uy tín về chủ để này, bao gồm cuốn The Federal Reserve Act; Its Origins and Problems (N.Y., Macmillan, 1933) của J. Laurence Laughlin và một cuốn sách của Tyler E. Bagwell, nhà nghiên cứu lịch sử tại Bảo tàng Đảo Jekyll, có tên Images of America; The Jekyll Island Club (Charlston, SC, Arcadia, 1998). Tuy nhiên, dựa trên những tài liệu lịch sử do Steenwyk phát hiện, tác giả kết luận rằng Norton không tham gia cuộc họp, cũng như không có lý do nào cho việc này. Vẫn chưa biết sự nhầm lẫn này là do đâu nhưng vấn đề lịch sử này quá quan trọng, không thể bị vẩn đục bởi những lời đồn đại.
[3] Herman E. Krooss, ed., Documentary History of Currency and Banking in the United States (New York: Chelsea House, 1983), Vol. III, “Final Report from the Pujo Committee, February 28, 1913,” pp. 222-24.
[4] Ron Chernow, The House of Morgan: An American Banking Dynasty and the Rise of Modern Finance (New York: Atlantic Monthly Press, 1990), p. 129.
[5] “Men Who Are Making America,” by B.C. Forbes, Leslie’s Weekly, October 19, 1916, p. 423.
[6] Paul Warburg, The Federal Reserve System: Its Origin and Growth (New York: Macmillan, 1930), Vol. I, p. 58
[7] James Warburg, The Long Road Home (New York: Doubleday, 1964), p. 29.
[8] Nathaniel Wright Stephenson, Nelson W. Aldrich in American Politics (New York: Scribners, 1930; rpt. New York: Kennika Press, 1971), p. 373.
[9] Stephenson, p. 376.
[10] “From Farm Boy to Financier,” by Frank A. Vanderlip, The Saturday Evening Post, Feb. 9, 1933, pp. 25, 70. Hai năm sau, câu chuyện y hệt được kể lại trong cuốn sách của Vanderlip có tên trùng với tên của bài báo. (New York: D. Appleton-Century Company, 1935), pp.
[11] Xem Gabriel Kolko, The Triumph of Conservatism (New York: The Free Press of Glencoe, a division of the Macmillan Co., 1963), p. 140.
[12] William Greider, Secrets of the Temple (New York: Simon and Schuster, 1987), p. 274, 275. Also Kolko, p. 145.
- Theo http://nghiencuuquocte.net/2014/04/08/quai-vat-dao-jekyll-ch-1/#sthash.MYWe9PCe.dpuf
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo