TQ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và tác động đến VN
Monday, February 23, 2015 18:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ là một công cụ tài chính quốc tế phái sinh. Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ cho phép các bên tham gia có thể đồng thời bán một số lượng đồng tiền của nước mình và mua về một số lượng đồng tiền của nước đối tác. Các chi tiết về lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn thực hiện giao dịch được quy định cụ thể trong thỏa thuận hoán đổi tiền tệ. Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ có thể được ký song phương hoặc đa phương; ở cấp độ quốc gia giữa các Ngân hàng trung ương hoặc ở cấp độ công ty, tổ chức.
[2] Số liệu từ SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication – Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế). Đây là một hiệp hội của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. SWIFT giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của SWIFT chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.
[3] Đây là thuật ngữ được hai nhà kinh tế Barry Eichengreen và Ricardo Hausmann đưa ra lần đầu năm 1999 để chỉ tình trạng nợ nước ngoài cao của các nước đang phát triển. Do các khoản nợ được vay bằng ngoại tệ, các nước này sẽ không thể thực thi chính sách phá giá đồng nội tệ khuyến khích xuất khẩu vì như vậy sẽ làm tăng gánh nặng trả số lãi suất cao hơn cho các khoản vay nước ngoài.
[4] Thuế phát hành tiền (seigniorage) là mức chênh lệch giữa chi phí in thêm tiền và giá trị thực của đồng tiền được phát hành ra. Thuế phát hành tiền được gọi là “thuế” vì nó có tác động với nền kinh tế như khi nhà nước “đánh thuế” thông qua việc độc quyền phát hành tiền giấy. Phát hành tiền mới ra thế giới tương tự với việc đánh thuế lên các nước khác.
[5] Trên thực tế, nếu nhận thấy Mỹ có ý định hạ giá đô-la làm ảnh hưởng kho dự trữ của mình, TQ có thể bán các khoản nợ nắm giữ bằng đô-la Mỹ, do đó, đẩy lãi suất của Mỹ tăng cao và làm giảm tăng trưởng của Mỹ. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng sẽ làm tổn hại nền kinh tế của chính TQ khi đồng NDT sẽ tăng giá so với đô-la và làm mất lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu của TQ. Việc nắm giữ nhiều dự trữ bằng đồng đô-la đang là bài toán khó với Chính phủ TQ.
[6] Theo Susan Strange, nhà lý luận quan hệ quốc tế, quyền lực về tài chính quốc tế là một loại quyền lực mang tính kết cấu, có thể được sử dụng thay đổi tình hình kinh tế, chính trị thế giới và có thể phục vụ lợi ích phát triển của một quốc gia. Với việc thúc đẩy QTH đồng NDT và tận dụng cơ hội gia tăng vai trò của mình trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của khu vực và quốc tế gần đây, TQ đang xây dựng một nền tảng quyền lực kinh tế, tài chính của mình. Quyền lực tài chính có thể sẽ trở nên rất quan trọng trong tương lai khi các cường quốc khác suy yếu.
[7] Đứng sau các đồng tiền: Đô-la Mỹ (44,64%); Euro (28,30%); Bảng Anh (7,92%); và Yên Nhật (2,67%). (Nguồn: số liệu cập nhật đến hết tháng 12/2014 của SWIFT).
[8] The Qualified Foreign Institutional Investor – Tổ chức Đầu tư Nước ngoài đủ năng lực.
[9] The RMB Qualified Foreign Institutional Investor – Tổ chức đầu tư nước ngoài dùng đồng NDT có đủ năng lực.
[10] Tính đến hết tháng 1/2015, NHTƯ TQ đã có thỏa thuận với 14 nền kinh tế, theo đó thành lập 14 trung tâm thanh toán đồng NDT trên toàn thế giới. Trong số đó, có tới 8 trung tâm được thỏa thuận và thành lập vào năm 2014. (Nguồn: số liệu của NHTƯ TQ)
[11] Mới đây nhất, ngày 11/2/2015, Luxembourg (trung tâm tài chính có số lượng tiền gửi bằng NDT lớn nhất Châu Âu) đã có đề nghị TQ gia tăng hạn mức đầu tư bằng đồng NDT từ nước này vào thị trường TQ ngang bằng với hạn mức của Luân-đôn. (FT)
[12] Trái phiếu do Ngân hàng phát triển TQ phát hành với tên gọi là Dim Sum (Điểm tâm). Tên được đặt theo một loại hình ẩm thực TQ bao gồm rất nhiều món ăn nhẹ, thường phục vụ bữa sáng.
[13] Đến hết năm 2014, thị phần trái phiếu Dim Sum theo nhà phát hành như sau: TQ lục địa (49%); HK (20%); Đức (4%); Hàn Quốc (4%); Mỹ (3%); Các nước khác (20%). Sri Lanka là nước mới nhất đang cân nhắc phát hành trái phiếu Dim Sum trong năm 2015. (Nguồn: Hiệp hội các thị trường tài chính và chứng khoán Châu Á, ASIFMA)
[14] Phát biểu của Thủ tướng TQ, Lý Khắc Cường vào tháng 1/2015.
[15] Số liệu NHTƯ TQ
[16] Số liệu của Standard Charter Bank, Chỉ số RMB Globalisation Index.
[17] Số liệu của NHTƯ Trung Quốc.
[18] Một đồng tiền được coi là đồng tiền quốc tế cần phải thực hiện được đầy đủ ba chức năng: phương tiện trao đổi; phương tiện dự trữ; và đơn vị đo lường. Cả ba chức năng này cần được cả Chính phủ và các tổ chức tư nhân thừa nhận, vận dụng trên phạm vi toàn cầu.
[19] Tín dụng phi ngân hàng (shadow banking) chỉ hoạt động của các tổ chức “không-phải-ngân-hàng”, tuy nhiên, các tổ chức này thực hiện nhiều chức năng của một ngân hàng truyền thống, bao gồm cả hoạt động cho vay. Hoạt động của các tổ chức này nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống ngân hàng.
[20] Từ năm 2005-2013, với chính sách neo tỷ giá với đồng đô-la Mỹ, đồng NDT đã liên tục tăng giá. Từ đầu năm 2014-nay, đồng NDT đã có những biến động giảm giá so với đồng đô-la.
[21] Theo nhiều đánh giá khác nhau, việc đồng NDT tăng giá sẽ không có tác động lớn tới xuất khẩu của TQ. Điều này phần lớn bởi TQ là nước gia công xuất khẩu, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu của TQ chỉ khoảng 20-30%. Đồng NDT tăng giá giúp TQ nhập khẩu rẻ hơn, do đó ngoại thương của TQ có thể sẽ chỉ bị ảnh hưởng hạn chế.
Theo http://nghiencuuquocte.net/
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo