NĂNG LỰC THỰC SỰ CỦA NƯỚC – Tự Chữa Bệnh và Tự Khám Phá
Tuesday, March 31, 2015 18:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Người ta nói thế kỷ thứ hai mươi mốt được cho là Kỷ Nguyên của chòm sao Bảo Bình, và trong chiêm tinh, Chòm sao Bảo Bình là dấu hiệu của người mang nước. Và Hiệp Chủng Quốc đã chỉ định năm 2005 như là “Khởi đầu của Thập Niên Nước (2005-2014).” Chúng ta không phải phô trương ầm ỉ điều nầy.
Chúng ta hãy học thêm nhiều hơn nữa về nước. Chúng ta chú ý đến nước nhiều hơn nữa. Sau đó chúng ta hãy học thêm về chúng ta. Bạn càng biết nhiều về nước, bạn sẽ càng thấy rõ chính bạn hơn, bạn sẽ thấy xã hội, đất nước, thế giới, địa cầu, vũ trụ và cuối cùng chư thiên. Chính vì “Nước là nguyên lý đầu tiên của vạn vật,” như triết gia Hy Lạp Thales nói.
Nếu cuốn sách nầy cung cấp cho bạn cơ hội có ý nghĩ tích cực về nước và nghĩ về những gì nó hàm ý để sống mạnh khỏe và hạnh phúc, thì đó là niềm vui to lớn nhất đối với một tác giả như tôi.
Tôi mang ơn Ông Akihiro Maruki của Kodasha, chủ nhiệm khoa văn hóa đời sống, và cô Azusa Shinmi, chủ bút, cho phép in cuốn sách nầy bằng tiếng Nhật. Cũng gởi lời cám ơn đến Noriko Hosoyamada về bản dịch tiếng Anh của cô và Nhà Xuất Bản Beyond Words đã xuất bản cuốn sách nầy bằng tiếng Anh. Thay mặt nước, tôi bày tỏ lòng tri ân của tôi. Cuối cùng , tôi dâng tặng tình thương và lòng tri ân đến tất cả các độc giả.
CHƯƠNG MỘT
Tiến Trình Khám Phá
Cuộc Nghiên Cứu Bắt Đầu Như Thế Nào
Như tôi đã đề cập trong lời nói đầu, tôi có ý tưởng chụp hình những tinh thể nước khi tôi tình cờ lật cuốn sách và thấy tựa đề “Tuyết có những kết tinh tiêu biểu nào không?”
May thay, công ty thương mại của tôi thuê Ông Kazuya Ishibasshi, nghiên cứu sinh, đã nghiên cứu khoa học thực dụng như chương trình tiến sĩ của ông tại Trường Đại Học Kumamoto. Tất nhiên, người ta bảo ông rất có kinh nghiệm quan sát mọi vật qua kính hiển vi. Tôi thuê một cái kính hiển vi có độ chính xác cao và hướng dẫn ông chụp hình những tinh thể nước đá. Ông Ishibashi nhìn tôi dò hỏi, và tôi bảo ông một cách dứt khoát, “Tôi chắc về điều đó. Chúng ta hoàn toàn có khả năng chụp hình những tinh thể nước.”
Người thanh niên nầy không chắc. Với vẻ nghiêm trọng, cậu nói, “Ông Emoto, theo kinh nghiệm và kiến thức của tôi báo rằng chúng ta sẽ không thành công trong việc chụp hình những tinh thể nước.”
Tôi nói, “Điều đó có thể làm được. Cậu có vẻ nghi ngờ, nhưng tôi tin chắc vào điều nầy. Hãy tin tôi và vui lòng cố gắng rồi cậu sẽ có khả năng chụp hình những tinh thể nước.
Sau hai tháng tôi yêu cầu, cậu làm đi làm lại công việc đông đá nước và nhìn nó qua kính hiển vi. Ngày nầy qua ngày khác, cậu khảo sát nước đá qua kính hiển vi, chỉ thất vọng.. Trong lúc tôi chờ cậu xong việc vào quá khuya và đưa cậu ra ngoài uống nước. May thay, lúc đó cậu thích uống rượu sakê. Uống rượu sakê sở thích làm cậu vui lên ngay khi cậu hoàn thành những kết luận ngắn trong phòng thí nghiệm.
Điều duy nhất là tôi, người không có kinh nghiệm để làm thí nghiệm, chỉ có thể động viên và an ủi cậu. Tôi cố thúc giục Ishibashi hầu cậu tiếp tục miệt mài trong phòng thí nghiệm.
Vợ tôi thường nói rằng thật may là Ishibashi làm việc đó chứ không phải em, xét về tính cần mẫn. Tôi đồng ý rằng lý do chúng tôi có thể thành công trong việc chụp hình những tinh thể lần đầu tiên trên thế giới là vì tôi giao việc đó cho cậu Ishibashi, người có tính kiên trì. Sau hai tháng làm việc gian khổ, cuối cùng chúng tôi đã điều khiển để chụp được một tấm hình tinh thể nước.
Tôi sẽ không bao giờ quên gương mặt Ishibashi khi cậu lao ra khỏi phòng thí nghiệm cầm tấm ảnh chỉ cho tôi. Suy nghĩ về thái độ của chúng tôi lúc bấy giờ, tôi nhận ra rằng cả ý định của cậu và tôi đều trong sạch để thực hiện việc thử thách chụp hình tinh thể nước. Lúc đầu cậu Isshibashi nghi ngờ, cuối cùng chắc hẳn bị lòng đam mê của tôi ảnh hưởng cho nên cậu trở nên tin tưởng vào công việc mà chúng tôi đang làm. Đó là lý do giải thích tại sao nước ắt hẳn bày ra hình thể đẹp cho chúng tôi xem. Nếu chúng tôi có ý định làm tiền, tôi nghĩ nước sẽ không đáp ứng cái tâm tham lam của chúng tôi và không hình thành những tinh thể.
Khi chúng tôi tiếp tục thí nghiệm và chụp hình, chúng tôi thu thập nhiều hiểu biết hơn về cách nào tốt nhất để làm thí nghiệm. Sau đó, chúng tôi cài thêm ba cái máy lạnh lớn để có thể duy trì nhiệt độ thường ở mức -5oC (23oF)
Làm sao chúng tôi chụp hình? Để tôi giới thiệu bạn những phương pháp hiện nay của chúng tôi. Đầu tiên, chúng tôi đặt một mẫu nước trong bình thủy tinh và bày một lúc một thông tin ra cho nó như là lời, tranh, hay nhạc. Sau đó, nước nầy được nhỏ vào năm mươi cái đĩa cạn dùng để cấy vi khuẩn (đường kính 5cm, hay 2,5 inches). Những đĩa nầy được làm đông trong tủ lạnh ở -25oC (-13oF) hay thấp hơn. Ba giờ sau khi chúng được lấy ra, những hạt nước đá thành hình cong lên ở giữa tùy theo độ căng của bề mặt. Những hạt nầy rất nhỏ (nhỏ hơn nửa inch). Sau đó, chúng tôi hướng ánh sáng vào mỗi hạt nước đá và nhìn nó qua kính hiển vi.
Nếu mọi việc tốt đẹp, tinh thể bắt đầu tan ra. Mất một đến hai phút, nó mở ra như cánh hoa đang nở. Năm mươi cái đĩa cạn có nắp nầy chứa cùng một mẫu nước đông lạnh trong cùng một điều kiện. Tuy nhiên, không phải tất cả những hạt nước đá đều thành hình những tinh thể. Trong khi, nước đá trong vài đĩa thành hình những tinh thể đẹp, nước đá trong những đĩa khác không cho thấy một tinh thể nào cả. (Xem hình 1.1)
Khi thống kê, chúng tôi có thể phân loại kết quả thành từng nhóm, chẳng hạn nhóm có nhiều tinh thể tương tự rõ ràng và đẹp, và nhóm có nhiều tinh thể có khuynh hướng tan rã, và nhóm không có tinh thể nào cả. Do đó, những tinh thể nước chắc chắn chỉ phẩm chất của nước mà chúng ta nghiên cứu.
Tình Trạng Nước Của Chúng Ta: Thiên nhiên, Vòi, và Khoáng
Khi chúng tôi tiếp tục chụp hình nước, tôi chú ý vài điều sau đây: nước vòi không thành hình tinh thể nào cả, trong khi nước thiên nhiên- nước chưa gia công- không được công nhận chính xác- có hình thành. Vẻ đẹp của những tinh thể nước nầy kích thích sự tò mò; “những xúc tu” trải ra một cách tự do và thoải mái từ mặt đáy có sáu cạnh. Mặt khác, tôi không thể tin vào mắt tôi khi thấy những tấm hình của nước vòi đông lạnh. Thành thật mà nói, tôi nhìn những hình dáng kỳ quặc ghê tởm của chúng. Khác xa từ việc hình thành tinh thể nước đá thường cho thấy những hình dáng kinh khủng.
Điều nầy khiến tôi nghĩ làm sao con người càng ngày càng không thỏa mãn với nước vòi, đặc biệt trong các nước phát triển, chất clo được thêm vào để tẩy uế nước. Nước được gia công như thế chẳng có hương vị cũng chẳng tốt cho sức khỏe, vì thế con người tìm kiếm nước an toàn trong hình dáng nước khoáng, thậm chí họ phải trả giá cao cho nước đó. Tôi quyết định nghiên cứu sự hình thành tinh thể của nước thiên nhiên, nước vòi , nước khoáng để so sánh phẩm chất của chúng.
Thường người ta nói rằng tôi cần định nghĩa nước thiên nhiên nghĩa là nước gì. Nếu chúng tôi định nghĩa nó như nước chưa có ảnh hưởng của con người, sẽ không có “nước thiên nhiên” trên trái đất nầy. Con người chúng ta dứt khoát đã làm bẩn không khí Trong bầu khí quyển của chúng ta, nước hình thành mây và rơi trở lại trên mặt đất như mưa. Sau khi mưa chạm bề mặt của đất liền, nó thấm vào trong lòng đất, mà chúng ta làm bẩn. Vì vậy, nước không thể được nói không có ảnh hưởng của con người.
Tôi không có ý định đòi hỏi thái độ nghiêm ngặt như thế để định nghĩa “nước thiên nhiên”. Như tôi thấy nước, “nước thiên nhiên” là nước phun lên từ lòng đất sau khi mưa xuống đã được Đất Mẹ lọc qua.
Việc thí nghiệm nước thiên nhiên và nước vòi của chúng tôi đã tiết lộ vài điều tìm ra thú vị. Nước vòi trong văn phòng tôi ở Tokyo không hình thành tinh thể. Trái lại, nước thiên nhiên cho thấy những tinh thể. Toàn bộ nước vòi ở Tokyo đều không tốt. Chúng tôi chụp hình nước vòi thử ở nhiều điểm khác nhau trong Tokyo, nhưng không có mẫu nào cho ra tinh thể cả.