ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,633,824
Stories: 8,400,147
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 32
Vắc-xin và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh
Saturday, March 14, 2015 21:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Có những bằng chứng gần đây hơn cho thấy việc trì hoãn tiêm chủng cho đến khi đứa trẻ lớn hơn có thể giúp nó tránh khỏi những phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan đến vắc-xin, bao gồm cả đột tử. Ví dụ, tạp chí Con người và Độc chất học Thực nghiệm xuất bản một nghiên cứu bởi Goldman và Miller trong đó hai ông điều tra hơn 38.000 trường hợp liên quan đến trẻ sơ sinh được ghi lại tại Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ Liên quan đến Vắc-xin (VAERS). (Đây là chương trình giám sát an toàn vắc-xin bắt buộc cấp liên bang, có nhiệm vụ thu thập thông tin về các phản ứng phụ có thể của vắc-xin). Những trường hợp được ghi là “nhập viện” hay “tử vong” được đánh giá so sánh với tất cả những báo cáo khác, bao gồm cả những ca không nghiêm trọng. Tỷ lệ nhập viện của trẻ sơ sinh do tiêm chủng ngay sau khi sinh là 20,1%, một con số đáng kinh ngạc, nhưng nó giảm một cách đáng kể theo hàm tuyến tính xuống còn 10,7% cho những đứa trẻ tiêm chủng ngay trước ngày sinh nhật đầu tiên. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể ở những đứa trẻ tiêm chủng từ 6 tháng đến 1 tuổi so với những đứa trẻ tiêm chủng từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi.

Năm 1982, bác sĩ tiến sĩ William Torch, giám đốc trung tâm Thần kinh học Trẻ em, khoa Nhi, trường Y, đại học Nevada, trình bày một nghiên cứu tại Hội nghị Thường niên lần thứ 34 của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Nó cho thấy 2/3 số trẻ em chết vì SIDS đã bị tiêm vắc-xin DPT trước khi chết. Trong số này, 6,5% chết trong vòng 12 giờ sau khi tiêm chủng; 13% trong vòng 24 giờ, 26% trong vòng 3 ngày; 37%, 61% và 70% trong vòng 1, 2 và 3 tuần sau khi tiêm chủng. Torch cũng nhận thấy rằng những đứa trẻ không tiêm chủng chết vì SIDS chủ yếu vào mùa thu hoặc đông, trong khi những đứa trẻ có tiêm chủng chết vì SIDS từ 2 đến 4 tháng tuổi – lứa tuổi mũi tiêm DPT đầu tiên được thực hiện. Ông kết luận:

DPT có thể là một nguyên nhân chính chưa được nhận biết của các trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh, và những rủi ro của tiêm chủng có thể lớn hơn lợi ích tiềm năng của nó. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự cần thiết phải đánh giá lại và có thể là sửa đổi hoạt động tiêm chủng hiện nay.

Năm 1983, tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Trẻ em đăng tải một nghiên cứu của Baraff và cộng sự trong đó họ phân tích 17 trường hợp trẻ sơ sinh chết đột ngột trong vòng 28 ngày kể từ ngày tiêm chủng và được phân loại là SIDS. Họ tính tần số dự kiến của số ca SIDS mỗi ngày và so sánh với số liệu đột tử trẻ sơ sinh thực sự của mỗi ngày trong 28 ngày kể từ ngày tiêm chủng. Con số tử vong thực sự trong tuần đầu tiên là cao hơn nhiều so với con số dự kiến (6,75 dự kiến và 17 thực sự xảy ra) – cao hơn 250%. Số tử vong cao hơn dự kiến xảy ra cao nhất là 24 giờ sau khi tiêm chủng (0,96 dự kiến và 6 thực sự xảy ra) – cao hơn số liệu thống kê dự kiến là 625%.

Năm 1987, tạp chí Y tế Cộng đồng Mỹ xuất bản một bài viết của Walker và cộng sự, một lần nữa xác nhận mối liên hệ rõ ràng giữa tiêm chủng và đột tử trẻ em. Tỷ lệ tử vong trẻ em trong vòng 3 ngày sau khi tiêm chủng DPT cao hơn bình thường 7 lần.

Năm 1991, Scheibner và Karlsson đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về mối liên quan giữa tiêm chủng DPT và SIDS tại Hội nghị Tiêm chủng Quốc gia lần thứ hai ở Canberra, Úc. Họ đã làm ra một bộ vi xử lý tinh vi để đặt dưới nệm trẻ em và đo chính xác nhịp thở của chúng trước và sau khi tiêm chủng. Bộ vi xử lý cung cấp số liệu ra máy tính về nhịp thở trong đó thể hiện rõ những lúc trẻ ngừng thở hoặc thở nông một cách bất thường. Số liệu thu thập được cho thấy rõ ràng việc tiêm phòng ho gà dẫn đến sự gia tăng rất lớn của những giai đoạn ngừng thở hoặc gần như ngừng thở. Những giai đoạn tương tự cũng xuất hiện sau khi tiêm chủng DPT và tiếp tục hàng tháng trời sau đó. Tác giả chính của bài viết kết luận rằng “tiêm chủng là nguyên nhân phổ biến nhất và dễ ngăn ngừa nhất của tử vong ở trẻ sơ sinh.”

Năm 2006, Ottaviani và cộng sự công bố một bài viết trong Virchows Archiv (Tạp chí Bệnh lý học Châu Âu) trong đó họ phân tích trường hợp một trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi chết đột ngột không giải thích được sau khi tiêm 6 loại vắc-xin trong cùng một mũi tiêm. Sau khi mổ não và nghiên cứu hệ thống truyền dẫn tim mạch, các tác giả của nghiên cứu đã đưa ra nhận xét như sau: “Trường hợp này cung cấp những dữ liệu hiếm có về vai trò có thể của việc tiêm vắc-xin 6 trong 1 trong việc gây tử vong ở những trẻ sơ sinh thể trạng yếu.” Họ cũng lưu ý rằng “bất kỳ trường hợp đột tử nào xảy ra trong thời kỳ sơ sinh, đặc biệt là thời gian ngắn sau khi tiêm chủng, cũng nên thực hiện khám nghiệm tử thi, bao gồm cả khám nghiệm não,” nếu không thì mối liên quan giữa tiêm chủng và cái chết có thể không được phát hiện.

Cùng năm đó, một nhóm các nhà khoa học khác (Zinka và cộng sự) công bố một bài viết trong tạp chí Vắc-xin ghi lại sáu trường hợp SIDS xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm một loại vắc-xin 6 trong 1. Khi khám nghiệm tử thi, những trường hợp này cho thấy “những dấu hiệu bất thường ở não” trỏ đến mối liên quan giữa vắc-xin 6 trong 1 và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

Năm 2011, tạp chí Thống kê Y học xuất bản một bài viết của Kuhnert và cộng sự, nghiên cứu về mối liên quan giữa tiêm chủng vắc-xin nhiều liều và các ca tử vong. Các tác giả bài viết chỉ ra tỷ lệ đột tử tăng 16 lần sau khi tiêm mũi thứ tư của vắc-xin 5 trong 1 hoặc vắc-xin 6 trong 1.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đưa con đi tiêm chủng không chút nghi ngại để rồi phải trải qua nỗi đau khổ mất con sau đó. Dưới đây là một cái chết không đáng xảy ra khác bị gắn nhãn là SIDS, do người mẹ đau khổ thuật lại:

Đứa con gái 2 tháng tuổi xinh đẹp của chúng tôi mới qua đời gần đây. Điều không bình thường là vào cái ngày cháu chết, tôi đã đưa cháu đến bệnh viện ở căn cứ quân đội để kiểm tra sức khỏe định kỳ lúc 2 tháng. Bác sĩ bảo tôi rằng sức khỏe của cháu là hoàn hảo. Rồi ông ấy nói rằng cháu cần tiêm chủng bốn mũi. “Bốn!?” tôi hỏi. Ông ta trấn an tôi rằng điều đó là hoàn toàn bình thường.

 Tối hôm đó sau khi cho bú, tôi đặt cháu xuống ngủ. Chúng tôi kiểm tra lại 45 phút sau và phát hiện rằng cháu đã chết. Tôi nói với cảnh sát, bác sĩ khám nghiệm tử thi và nhân viên điều tra rằng tôi nghi ngờ nguyên nhân là những mũi vắc-xin vì trước đó cháu hoàn toàn bình thường. Nhưng ba tuần sau chúng tôi nhận được kết luận đó là SIDS. Cho đến ngày hôm nay, tôi tin rằng cái chết của cháu là do tiêm chủng. Không ai có thể lay chuyển được điều đó.

Thêm những cái chết do vắc-xin khác bị giấu đi trong những con số thống kê

“SIDS”, “ngạt thở trong giường” và tử vong do “nguyên nhân không xác định” chỉ là 3 trong số 130 phân loại nguyên nhân tử vong chính thức trong đó những cái chết do vắc-xin có thể ẩn dấu. Nhiều phân loại ICD khác cũng có thể như: bệnh virus không xác định, bệnh về máu, bệnh của hệ thần kinh, bệnh không xác định của hệ thống hô hấp, và hội chứng trẻ em bị lắc. Tất cả những phân loại chính thức này đều có thể là nơi mà những cái chết do vắc-xin được “phù phép” thành những ca tử vong bình thường.

Ví dụ, một vắc-xin chống virus tiêu chảy (Rotarix) được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) năm 2008. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu lâm sàng đánh giá độ an toàn của vắc-xin này, trẻ sơ sinh có tiêm chủng bị tử vong với một tỷ lệ cao hơn hẳn so với trẻ em không tiêm chủng – chủ yếu từ viêm phổi. (Một giải thích khả dĩ là việc nhiễm virus tiêu chảy trong tự nhiên có thể có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.) Mặc dù những cái chết này có vẻ có liên quan đến vắc-xin, chúng thường được phân loại là tử vong do viêm phổi.

Prev1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.