Nông dân tự tử vì hạt giống biến đổi gen ở Ấn Độ và bài học cho Việt Nam
Wednesday, May 27, 2015 22:14
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nó cho thấy trước hết mọi hy vọng mà nông dân đã đặt vào hạt giống Bt. Mọi thứ đều tốt trong hai tháng đầu: cây bông khỏe mạnh và không có sâu bọ. Sau đó là sự thất vọng. Cây bông rất nhỏ và quả bông ít hơn so với các cánh đồng bông truyền thống ngay bên cạnh. Vào mùa khô tháng 10, khi sâu bọ tàn phá bông truyền thống, các cây bông biến đổi gien bị rầy và ruồi trắng bao vây. Vào tháng 11, khi vụ thu hoạch bắt đầu, có thể thấy sự thất vọng trên khuôn mặt của nông dân: sản lượng rất thấp, quả nang khó nhặt, đuôi sợi bông ngắn hơn, điều đó có nghĩa là giá giảm mất 20%.
Tôi gặp những người làm phim vào tháng 12 năm 2006 ở cánh đồng bông Warangal, nơi họ tới để quay phim cùng với hai nhà nông học. Tôi rất ấn tượng bởi sự chuyên nghiệp của những phụ nữ phi thường này, họ mang theo những đứa trẻ đang ngủ trên lưng, sắp đặt máy quay, chân đế, mic và gương phản xạ để phỏng vấn một nhóm nông dân đang thất vọng vì sự thất bát của vụ canh tác bông Bt.
Kể từ khi báo cáo đầu tiên được hai nhà nông học công bố, tình hình đã tệ hơn, châm ngòi cho làn sóng tự tử thứ hai, sớm tiến đến bang Maharashtra. Lo lắng vì tình trạng bi kịch này, chính quyền bang Andhra Pradesh đã triển khai một nghiên cứu, xác nhận các kết luận của Qayum và Sakkhari.13 Nhận thức được tác động đến kết quả bầu cử của thảm họa này, lãnh đạo của Bộ Nông Nghiệp, Raghuveera sau đó đã yêu cầu Mahyco hoàn tiền cho các nông dân bị mất mùa, nhưng công ty đã từ chối yêu cầu đó.
Tuyên truyền và độc quyền
Để tự bảo vệ, Monsanto tung ra một nghiên cứu được công bố rất đúng lúc trên tờ Science vào ngày 7 tháng 2 năm 2003. 14 Ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học rất lạ lùng khi chúng dựa trên các bài báo uy tín, hiếm khi hoặc không bao giờ xác thực nguồn của các dữ liệu được trình bày. Matin Qaim, ở trường đại học Bonn, và David Zilberman ở trường đại học California, Berkeley, cả hai đều “chưa từng đặt chân đến Ấn Độ,” như Vandana Shiva cho biết, đã chỉ ra rằng theo các thử nghiệm thực địa diễn ra tại “các bang khác nhau của Ấn Độ,” bông Bt “giảm thiểu một cách chắc chắn thiệt hại của sâu bọ và gia tăng sản lượng … tới 88%.” “Điều đáng phiền là bài báo mô tả hiệu quả phi thường của bông Bt lại dựa hoàn toàn trên dữ liệu do công ty sở hữu bông Bt, Mahyco-Monsanto, cung cấp,” tờ Times of India bình luận. “Dữ liệu được các tác giả trình bày … không dựa trên vụ thu hoạch bông Bt đầu tiên – như được kỳ vọng – mà dựa trên thu hoạch của một số thửa ruộng được lựa chọn thuộc về công ty, cũng không có dữ liệu từ các cánh đồng của nông dân kèm theo trong bài báo.”15 Mặc dù vậy, tờ tạp chí ghi nhận rằng “bài báo đó đã được nhiều cơ quan trích dẫn rộng rãi làm bằng chứng cho hiệu quả đặc biệt của hạt giống GMO” – vốn là mục đích của việc công bố trên tờ Science.
Bài báo cũng được bình luận dài trong báo cáo năm 2004 của FAO có tiêu đề “Công nghệ sinh học nông nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của người nghèo?”16 Tài liệu này đã khiến người ta tốn rất nhiều giấy và mực vì đó là một lập luận bảo vệ GMO. Nó khẳng định rằng chúng có khả năng “gia tăng tổng thể năng suất nông nghiệp” và chúng “có thể giúp giảm bớt các thiệt hại môi trường do hóa chất độc hại gây ra,” theo lời giới thiệu của Jacques Diouf, tổng giám đốc của tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Bản báo cáo đã làm Monsanto rất hài lòng, họ đã nhanh chóng đưa nó lên mạng.17
Tương tự ở Pháp, ngay trước khi bài báo trên tờ Science được công bố, hãng AFP đã phân phát một bản thuyết trình tán dương nó. Tôi trích dẫn một đoạn, bởi vì nó minh họa hoàn hảo cho cái cách mà sự đánh lạc hướng được lặng lẽ triển khai thông qua truyền thông, cho dù điều này khó có thể lên án hãng thông tấn, bởi vì trên hết là họ chỉ ngoại suy từ các đề xuất ngầm được tính toán cẩn trọng trong bài báo gốc: “Bông được biến đổi gien để kháng lại các côn trùng có hại có thể tăng sản lượng thu hoạch lên 80%, theo các nhà nghiên cứu thực hiện thử nghiệm ở Ấn Độ cho biết,” bài dẫn khẳng định. “Kết quả công việc của họ rất đáng kinh ngạc: trước đây chỉ có một sự gia tăng nhỏ trong sản lượng được quan sát thấy trong các thử nghiệm tương tự ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.”18 Người ta có thể tưởng tượng ra tác động của thông tin này – được truyền thông đón nhận rộng rãi, ví dụ như tờ Le Bullentin des Agriculteurs ở Quebec – đối với những nông dân cỡ nhỏ và vừa thường xuyên phải đấu tranh để sinh tồn. Đặc biệt là trường hợp này bởi vì, bỏ qua mọi dữ liệu được thu thập trên cánh đồng, Qaim nhấn mạnh vào khẳng định rằng “ngay cả khi chi phí cho hạt giống cao, nông dân đã tăng thu nhập lên 5 lần với bông biến đổi gien.” Đồng nghiệp David Zilberman đã vô tình tiết lộ mục tiêu thực sự của nghiên cứu này trong bài phỏng vấn của tờ Washington Post vào tháng 5 năm 2003: “Thật là xấu hổ khi nỗi sợ hãi về GMO tiếp tục ngăn cản công nghệ quan trọng này đến với những người được hưởng lợi nhiều nhất từ nó.”19
Tờ Times of India thậm chí còn mơ mộng hơn. “Ai sẽ trả tiền cho thất bại của bông Bt?”, tờ báo hỏi, chỉ ra rằng một đạo luật được thông qua vào năm 2001, Luật Bảo Vệ Đa Dạng Thực Vật và Quyền của Nông Dân, yêu cầu nhà cung cấp hạt giống phải bồi thường cho những nông dân bị mất mùa do hạt giống mà họ bán để đảm bảo “sản lượng, chất lượng, kháng sâu bọ,” và vân vân.20
Đó chính là đạo luật mà bộ trưởng Nông Nghiệp của Andhra Pradesh định áp dụng. Khi không thể làm như vậy, ông ấy đã quyết định cấm ba loại bông Bt do Mahyco Monsanto cung cấp trong phạm vi bang vào tháng 5 năm 2005 (các giống bông này được được bán không lâu sau đó ở bang Maharashtra.)21 Vào tháng 1 năm 2006, xung đột với Monsanto đã tiến đến một mức mới: Bộ trưởng Nông Nghiệp Raghuveera Reddy đưa đơn kiện Mahyco Monsanto tại Ủy Ban Hạn Chế Thương Mại và Độc Quyền (MRTPC), cơ quan Ấn Độ chịu trách nhiệm về quản lý thương mại và luật chống liên kết, phản đối giá cắt cổ của hạt giống biến đổi gien cũng như sự độc quyền của Monsanto ở tiểu lục địa Ấn Độ. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2006, MRTPC đã đáp ứng đòi hỏi của bộ trưởng và yêu cầu giá một gói hạt giống 450 g phải được giảm xuống bằng giá mà Monsanto bán ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, tối đa là 750 rupee (thay vì 1.850 rupee). Năm ngày sau đó, công ty phản đối quyết định đó tại Tòa Án Tối Cao, nhưng sự kháng cáo bị phủ quyết với lý do quyết định đó hoàn toàn là vấn đề bang.22 Đó là tình hình khi tôi tới Andhra Pradesh vào tháng 12 năm 2006. Mahyco Monsanto cuối cùng cũng phải giảm giá hạt giống theo yêu cầu của chính quyền bang, nhưng xung đột vẫn chưa kết thúc, bởi vì vấn đề bồi thường tài chính gai góc vẫn tồn tại. “Vào tháng 1 năm 2006,” Kiran Sakkharin nói với tôi, “bộ Nông Nghiệp đe dọa sẽ thu hồi giấy phép thương mại của công ty nếu họ không chịu bồi thường cho nông dân ba vụ thu hoạch mới đây.”
“Nhưng tôi nghĩ là Andhra Pradesh đã cấm ba loại bông Bt vào năm 2005.”
“Đúng vậy. Nhưng Mahyco Monsanto đã ngay lập tức thay thế chúng với các loại biến đổi gien mới. Chính quyền không thể ngăn chặn chúng, họ đã từng yêu cầu New Delhi cấm hoàn toàn GMO. Kết quả chỉ là tai họa như chúng ta đã thấy trong nghiên cứu thứ hai.23 Vụ thu hoạch năm nay còn tệ hơn bởi vì như anh thấy, trên các cánh đồng bông Bollgard, bệnh rhizoctonia khiến cây bông bị thối ở phần giữa rễ và thân. Cây bông khô đi và chết. “Nông dân nói họ chưa bao giờ thấy chuyện này,” Addul Qayum nói. “Trong nghiên cứu đầu tiên, chúng tôi thấy bệnh chỉ xuất hiện ở một số ít cây bông Bt. Nhưng nó lan nhanh và giờ tôi có thể quan sát thấy ở nhiều cánh đồng bông Bt đã bắt đầu làm nhiễm bệnh sang các cánh đồng bông không biến đổi gen. Trên quan điểm cá nhân, tôi cho rằng đây là sự tác động qua lại giữa cây chủ và gen được cấy vào. Nó khiến cây bông suy yếu và không kháng được bệnh rhizoctonia.”
“Nói chung,” Sakkhari nói tiếp, “bông Bt không đề kháng được các điều kiện khắc nghiệt như khô hạn hay mưa nhiều.”
“Nhưng,” tôi nói, “theo Monsanto, doanh số của hạt giống biến đổi gien tăng đều đặn ở Ấn Độ.”24