ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,140,660
Stories: 8,395,297
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 5
Đừng để trẻ thành thùng chứa kháng sinh – Nghi can chứng tự kỷ và tăng động ở trẻ ấu nhi
Monday, June 8, 2015 21:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Để khắc phục điều này mà không phải đeo tất (bằng chất liệu sợi vải tổng hợp, gây bí chân, toát mồ hôi chân ở trẻ), mình làm những đôi dép bằng vải sợi bông tự nhiên (cotton) để Khuê đi trong nhà, bất cứ lúc nào, kể cả khi ngủ… để đảm bảo lòng bàn chân không bị nhiễm lạnh lại có tác dụng thấm mồ hôi, nhưng vẫn thoáng khí!
Ngoài ra, mình không lãng phí nhiều tiền bạc mua đồ, quần áo mới cho trẻ (vì chúng nhanh lớn và chưa có nhu cầu về cái đẹp duy hình thức) mà xin lại/ sử dụng lại đồ của trẻ ra đời trước là con cái của anh chị/bạn bè mình, như thế vừa tiết kiệm được khoản tài chính khá lớn, nhưng quan trọng hơn, là đồ đã qua sử dụng, vải đã mềm/thấm nước… khắc phục hiệu quả tình trạng ngấm ngược mồ hôi vào cơ thể nhũ nhi/ấu nhi!
2/Thực hành ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh tối đa nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Quan trọng hơn nữa, đó là thực hành đa dạng thức ăn trong chiến lược chăm sóc con, nhưng theo thực đơn Tây Tạng mà nhiều nhà khoa học Âu Mỹ đã chứng minh là rất khoa học, đó là: bữa ăn đơn giản/đơn món cho Khuê, không tích hợp nhiều loại thức ăn phức tạp (điều mà khiến tụy/gan/mật của đứa trẻ phải chịu áp lực quá tải để tiết đủ các loại men, enzyme, các chất vi sinh cần thiết để tiêu hóa một thực đơn phức tạp theo kỳ vọng của người lớn!), kiểu như, một bát bột/cháo gồm: cá +rau+phomai + nước xương hầm + gạo+hạt sen+đỗ xanh vân vân… (Đây là công thức khá điển hình trong các thực đơn của trẻ ở HN hiện nay). Vì mình hiểu, mỗi loại thức ăn, lại đòi hỏi một số loại enzyme, men tiêu hóa khác nhau để chuyển hóa và hấp thu. Cùng lúc đưa vào cơ thể trẻ một lượng thức ăn quá phức hợp là làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, gây nên tình trạng khó tiêu, dẫn đến trẻ lười ăn, phân sống, sợ ăn… Một thực trạng là, tuy nhiều trẻ được chăm sóc rất “khủng” vẫn bị suy dinh dưỡng dạng còi xương/hoặc mập phì.
3/ Vì sao mình đặc biệt quan tâm đến các bệnh của nhũ nhi/ấu nhi ở hệ hô hấp và hệ tiêu hóa? Vì đây là hai hệ chức năng sống của trẻ luôn phải đối diện với những rắc rối thường gặp nhất, lặp đi lặp lại nhiều lần ở 1 trẻ, và có tác động/hiệu ứng qua lại rất mật thiết! Điển hình là tình trạng: trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viên mũi /viêm xoang…) để lâu không điều trị dứt điểm/hoặc điều trị sai… dẫn đến hệ hô hấp rất nhậy cảm, dễ viêm nhiễm sâu xuống đường phế quản và phổi. Khi tình trạng đã khá nặng, bố/mẹ đưa trẻ đi bác sĩ và được kê đơn mà chắc chắn có thành phần kháng sinh liều tấn công với các thế hệ kháng sinh mới nhất, phổ rộng nhất, đặc hiệu nhất… đem đến kết quả nhanh chóng khỏi bệnh ở trẻ, đúng như kỳ vọng của bố/mẹ! Nhưng hệ lụy là đứa trẻ lại rơi vào tình trạng bị loạn khuẩn đường ruột do những vi khuẩn có lợi cho cơ thể/ cho hệ tiêu hóa (gọi nôm na là các loại men vi sinh đường ruột) bị kháng sinh tiêu diệt cùng lúc với trị bệnh!
Cổ xưa đã có câu: “đau chóng đã chầy” – ấy là quy luật điều phục của cơ thể! Nhưng thời công nghiệp hiện đại, mình cũng như nhiều bậc cha mẹ đã bị thôi miên bởi truyền thông /quảng cáo và những thông tin khoa học không toàn bộ, nên đã không thể bình tâm tìm hiểu và thấu đáo điều thuận theo tự nhiên ấy!
Mình suy ngẫm về giá trị của cụm từ “kháng sinh phổ rộng’ – và hiểu rằng, cơ bản là loại thuốc này tổng hợp nhiều loại hóa chất, cùng lúc tấn công/tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt luôn các loại vi sinh có lợi cho cơ thể – vốn được coi “là hàng phòng ngự đầu tiên” bảo vệ cơ thể – những hệ vi sinh này khu trú rất dồi dào trong dịch nhầy tại các bộ phận mũi, mắt, miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục, đặc biệt là ruột và dạ dày của trẻ…
Như vậy, thói quen dùng kháng sinh để dập tắt mọi bệnh thông thường, do kém hiểu biết trong chăm sóc sức khoẻ nhũ nhi/ấu nhi, sẽ dẫn tới làm giảm sức đề kháng tự nhiên của trẻ trong dài hạn, cơ thể dễ bị tổn thương, dễ nhiễm trùng … và bố/mẹ lại viện đến kháng sinh liều cao để điều trị cho bé… Vòng luẩn quẩn này là hiện trạng đáng buồn, khiến nhiều cháu khi sinh ra rất bụ bẫm, kháu khỉnh… nhưng do phương pháp chăm sóc “tưởng như khoa học mà lại rất phản tự nhiên” đã khiến đứa trẻ bị mất đi cơ hội lớn lên với một cơ thể khỏe mạnh/não bộ khỏe mạnh/ hệ thần kinh hoàn chỉnh vì bị các loại hóa chất tổng hợp ức chế ngay từ khi rất non nớt, tác động triền miên… trong thuốc kháng sinh liều cao (mà như bác sĩ Tâm nhắc mình là mỗi trẻ mỗi năm trung bình phải dùng từ 5-6 liệu trình, mỗi liệu trình từ 5 – 10 ngày, và nhiều hơn thế)
Để giảm thấp nhất nguy cơ phải dùng đến kháng sinh thế hệ phổ rộng và liều cao “dập lửa” như tập quán hiện tại của nhiều bố/mẹ, mình thực hành nuôi và chăm sóc bé Khuê theo những kỹ năng thuận theo tự nhiên mà mình hiểu biết rốt ráo. Như sau:
• Thực đơn từng bữa rất đơn giản, không tích hợp nhiều thực phẩm khác nhau vào một bát cháo/bột của Khuê
• Khi Khuê bị sổ mũi, mình dùng miệng hút mũi cho con – theo phương pháp mà mình học được từ bà nội, chứ dứt khoát không dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ bằng nhựa vẫn được bán trên thị trường – dụng cụ này có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, làm đau mũi của trẻ, khiến chúng sợ hãi, hơn thế nữa, dẫn đến viêm nhiễm trầm trọng và sâu hơn, khó chữa hơn. Sau đó, bơm nước muối y tế nhằm làm sạch khoang mũi ngay, cũng bằng miệng hút ra. Thực hành chăm sóc khoang mũi /xoang cho con cẩn trọng, theo phương pháp tự nhiên nhất kết hợp với hiểu biết khoa học hiện đại đúng cách, để đảm bảo trẻ không bị tình trạng “lai rai như tai mũi họng” – tình trạng dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp lặp đi lặp lại, triền miên!
• Thay vì đợi đến khi ốm bệnh là dùng kháng sinh, trong thành phần nước uống hàng ngày của Khuê , luôn có nước đỗ đen/đỗ xanh (nguyên hạt, nguyên vỏ) rang vàng /rim với nước bằng lửa nhỏ như cách nấu chè, sau đó, chắt lấy nước chế thêm một chút nước đường phèn đã chưng, để cho bé uống, nhằm thanh thải độc tố, tác dụng bổ tỳ, thanh mát cơ thể! (mình duy trì tập quán này đến tận bây giờ)
• Các loại nước ép từ rau xanh/tươi sống như: nước lá bồ công anh (rất nhiều canxium); nước rau chân vịt (bina), nước ép rau dấp cá (giàu chất kháng sinh tự nhiên và chất giảm sốt hoàn hảo), nước ép bắp cải, nước ép lá rau má… thực sự là những loại nước có tác dụng thanh lọc cơ thể cho trẻ, bổ sung diệp lục, chất kháng sinh tự nhiên, chất giảm sốt tự nhiên … được mình chọn chế biến (có cho thêm chút nước đường phèn chưng) để cho Khuê uống những lúc cơ thể bé sốt dịch, sốt theo mùa, sốt tập dượt miễn dịch thông thường. Nước gạo lứt rang cũng rất tốt, nhằm cấp bù nước, tránh mất nước trong ngày sốt, hay ngày nóng rất hiệu quả , lành tính, trẻ uống bao nhiêu cũng được, không cần định lượng
Ngay trong thành phần nước uống hàng ngày của Khuê, ngoài sữa mẹ ra, các loại nước rau xanh (ép tươi) kể trên được ưu tiên lựa chọn để bổ sung đều đặn.
P/S: Mình nhấn mạnh nước ép tươi lá dấp cá! Nếu các bạn quan sát, trong đĩa rau thơm của người Việt từ cổ xưa, rất chú trọng lá dấp cá. Nó được dùng ăn ghém để bổ sung thêm kháng chất cho cơ thể và làm mát cơ thể rất hiệu quả. Nước dấp cá ép tươi có vị chua dôn dốt, chế thêm một chút đường phèn hay mật ong nguyên sinh thì là một loại nước uống vừa thơm ngon vừa là vị thuốc vô cùng tốt. Loại cây này dễ mọc, dễ sống và phân nhánh rất nhanh nên thường được mọc tự nhiên không bị thúc bằng thuốc hóa học. * Mình nhấn mạnh “đường phèn” là vì đây là loại đường tự nó kết tinh trong bể mật, khá tự nhiên, còn giữ được nhiều vi chất tự nhiên, không bị mất đi trong quá trình sản xuất như đường tinh luyện
Prev123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.