Người dân Tây Nguyên oằn mình cõng tín dụng đen: Những khoản vay dài suốt cả phận người
Wednesday, October 14, 2015 22:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
![]() |
“Bây giờ bà con muốn đầu tư một vài hécta trồng rau hay khoai lang, bà con cần có vốn đầu tư. Bên cạnh đó họ vẫn phải có tiền để phải sống hằng ngày nữa. Nhu cầu tiền rất lớn. Trong khi ngân hàng chỉ có một định mức cho vay tiền nhất định trên một hécta, thì bà con lại phải đầu tư cả nhà cửa và nhiều nhu yếu phẩm nữa. Vả lại, đầu tư vào cà phê thì ba bốn năm mới có thu hoạch. Còn yếu tố nữa, ví dụ như năm nay tôi thấy cà phê có thu, giá cả tạm ổn, tôi có 2-3 tấn cà phê nhân trong tay, tôi đầu tư làm cái nhà. Tôi muốn có nhà sau cả chục năm nay vất vả, nhà hoành tráng một chút thì tốt. Thế là phải đi vay. Cho nên mức độ đi vay ở đây rất là lớn. Hầu 80% đi vay, thậm chí 90% đi vay. Nếu cà phê được giá, thuận lợi thì trả được, nhưng thất bát mùa vụ thì dĩ nhiên không trả được”. Đặc biệt, đối với bà con dân tộc thiểu số, tình trạng này còn nặng nề hơn.
Phóng viên Báo Lao Động tiếp cận “với chuyên gia đòi nợ thuê”
Bên cạnh các vụ trọng án mà công an đã xử, đã bắt các ông trùm đòi nợ thuê gây án khủng khiếp ở Lâm Đồng (như Nguyễn Văn Hà, tức Hà “Bá” đã sa lưới; hoặc nhóm 10 tên hoạt động ở xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, do chủ soái Lê Viết Dũng điều hành) thì chúng tôi cũng nghe bà con kể nhiều về các băng nhóm “tiền án nhiều hơn tiền mặt” hoạt động đòi nợ thuê trong khu vực. Trong vai ông chủ đi đòi nợ, liên lạc với T ở xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, ngay lập tức hắn bám lấy tôi, đòi chia 5-5 (tức là đòi được 10 triệu thì hắn ăn 5 triệu, 10 tỉ hắn ăn 5 tỉ) với các thủ đoạn hết sức tinh vi và manh động. Hắn cũng chuyên nghiệp sẵn sàng cam kết dù “gây ra chuyện gì” thì tôi (người thuê đi đòi nợ) cũng không phải “dính dáng đến pháp luật”. T khoe, hắn từng đi tù, giờ bảo kê cho buôn gỗ lậu, có thể “xử đẹp” các đối tượng vay nặng lãi mà chưa chịu trả bằng các biện pháp tinh vi và côn đồ.
![]() |
Ông già người Cơ Ho ở Lạc Dương, Lâm Đồng, nhà ông chồng chất nợ ngân hàng, nợ “con buôn”. Chúng tôi khảo sát cả khu vực, hiếm có nhà nào không mắc nợ chồng chất, hầu hết họ phải vay lãi ngày với giá “cắt cổ” |
![]() |
Huyền, cô bé có con bị tim bẩm sinh. Nhà Huyền, bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng đều mắc nạn vay nặng lãi, thậm chí cô phải đi vay lãi ngoài để có tiền cho con uống sữa. Tiền vay nặng lãi tổ chức đám cưới cho Huyền, bây giờ Huyền đã có 2 con, mà hai bên phụ mẫu vẫn chưa lo trả cho “con buôn” nổi. |
![]() |
“Bập” Luyn, người xóm Thác Nếp, dân tộc Cơ Ho, đang bức xúc về việc mình ngày càng nghèo đi với những khoản nợ “con buôn” không thể nào trả nổi, trong khi địa phương lặng lẽ đưa gia đình chị ra khỏi diện hộ nghèo. |
Trở về Hà Nội, chúng tôi mở rộng tìm hiểu thì nhận được con số của một tổ chức điều tra xã hội có uy tín rằng, 86% số hộ được khảo sát ở nông thôn Tây Nguyên (tập trung ở hai huyện thuộc Đắk Lắk và Lâm Đồng) đang gánh các khoản nợ chồng chất khác nhau. Trung bình từ 50-240 triệu đồng tiền nợ cho mỗi hộ. Nghe, tôi đã giật mình nhưng vẫn hoài nghi: Thì đã sao? Ở thủ đô Hà Nội, quá nhiều người nợ tiền ngân hàng để kinh doanh, mua nhà, mua ôtô, hoặc vay tiền nhà nước cho con đi học đại học. Song rồi, lại một thống kê định tính nữa: Khảo sát 36 hộ thì tới 35 hộ “nợ lại chồng lên nợ”, trong đó 77% là các khoản nợ xấu không có khả năng chi trả, bởi bà con vay của con buôn với lãi suất “cắt cổ”.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo