ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,693,511,697
Stories: 8,408,805
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 12
Các vị Thần trong Huyền Thoại Ấn Độ
Monday, December 14, 2015 0:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Số là sau trận Đại Hồng Thủy, một số bảo vật bị chìm trong lòng Biển Sữa. Brahma khuyên các vị Thần nên liên kết với đám Quỷ Ma để thu hồi các bảo vật ấy, đặc biệt là thuốc trường sinh Amrita. Thần và Quỷ mới dựng một ngọn núi (tên là Mandara) giữa Biển Sữa. Kế đó thâu dụng một con rắn vĩ đại (Vasuki) quấn quanh ngọn núi ấy, rồi hè nhau nắm đầu nắm đuôi rắn mà làm quay quả núi để quậy Biển Sữa ! Tuy nhiên, không thể thiếu một điểm tựa để núi Mandara khỏi chìm xuống biển sâu. Thế là Vishnu hóa thành rùa Kurma, lặn xuống nước sâu, chịu núi Mandara trên lưng mình, cho các anh Thần chị Quỷ … quậy ! Quậy mãi không được gì, Thần cũng như Quỷ đều mệt mỏi chán nản, thì thình lình nổi lên một mảng độc chất vô cùng mãnh liệt, có khả năng hủy diệt mọi sự vật mà nó đụng vào, khiến cả vũ trụ lâm vào nguy khốn. Thần và Quỷ hướng về Shiva xin giúp đỡ. Shiva liền vận dụng thần thông nuốt trọn độc chất nọ, nhưng giữ không cho nó xuống bụng. Từ đó cổ họng Shiva mang màu xanh. 
Màn quậy biển sữa tiếp diễn và đem đến những kết quả khả quan hơn : một con bò, nguồn sữa vô tận ( ?), Cây Như Ý (muốn gì được nấy), mặt trăng, mặt trời, Nữ Thần Lakshmi, đẹp tuyệt vời, được Vishnu lấy ngay làm vợ, một con voi, một ngựa trắng v.v… Sau cùng, Dhanvantri, một đồng nghiệp Y Sĩ, hiện lên với chén thuốc trường sinh. Sự hợp tác giữa Thần và Quỷ lúc đó chấm dứt, và một màn tranh giành thuốc trường sinh diễn ra … 
Có thuyết cho rằng màn « quậy Biển Sữa » xảy ra ở lúc Tạo Thiên Lập Địa, với Mandara là cột trụ của thế giới, Brahma làm vị chủ trì, Vishnu là điểm tựa và Shiva, năng lực khai thông bế tắc. Từ đó nổi lên những biểu tượng như sự sống (thuốc trường sinh cho chư Thần, bò sữa cho con người), thời gian (mặt trăng), ánh sáng (mặt trời), sự chết (độc chất), cái đẹp (Lakshmi), ước vọng (cây như ý), sức mạnh (ngựa), sự thông thái (voi) v.v… 
ĐỨC PHẬT, HÓA THÂN THỨ CHÍN CỦA VISHNU, ĐỨC KY TÔ, HÓA THÂN THỨ MƯỜI !
Các hóa thân khác thường được nhắc đến của Vishnu là : 
- Heo rừng Vahara, chiến đấu suốt một ngàn năm để hàng phục quỷ Hiranyaksha, cứu Trái Đất (một Nữ Thần) bị chú quỷ này nhận chìm xuống biển (một loại Đại Hồng Thủy). 
- Người sư tử Narasimha có công tiêu diệt một Ma Vương có quyền năng đặc biệt. Số là Brahma nhận quà cáp của Ma Vương này nên ban cho ông ta một sự che chở khiến ông không thể bị giết bởi một con người, cũng không thể bị giết bởi một con vật. Vishnu, dưới dạng nửa người nửa vật, thẳng tay hạ sát vị Ma Vương nọ mà không phạm vào những cấm kỵ của Brahma. Câu chuyện cho thấy Brahma không ngần ngại trao cảm tình của mình cho Ma Quỷ, một loại bình đẳng tâm. Đức Ky Tô, trong Marc 5:1;13, cũng tỏ ý thương hại một bầy ác quỷ và chấp nhận sự yêu cầu của chúng.
- Người lùn Vamana, một cứu tinh khác của thế giới. Vào lúc ấy, một Ma Vương tên là Bali chinh phục được cả mặt đất, thiên đàng và địa ngục (như Tề Thiên Đại Thánh ở phần đầu Tây Du Ký). Vamana đến trình diện Bali và xin Bali nhượng cho mình một mảnh đất trong phạm vi ba bước chân của ông. Bali buồn cười anh lùn Vamana nên ưng thuận. Vamana vận dụng thần thông bước một bước trải hết mặt đất, bước thứ hai hết thiên đường, nhưng ngừng lại nhường cho Quỷ Vương Bali … địa ngục. Trong Tây Du Ký cũng có một màn tranh đua nhảy xa, giữa Tề Thiên và Đức Phật, có thể cùng nguồn gốc với câu chuyện này.
- Parasuram, một nhân vật đã hàng phục tầng lớp chiến sĩ (Kshatrya), để bảo vệ giai cấp Đạo Sĩ (Brahmane).
- Krishna, rất được dân gian tôn thờ, chúng ta sẽ gặp lai Vị này trong chuyện Mahabharata
- Rama, một đấng anh hùng được ngưỡng mộ bởi mọi người Ấn, chúng ta cũng sẽ có dịp làm quen với Ngài khi bàn đến chuyện Ramayana.
- Đức Phật, được tôn thờ trong Ấn Giáo như hóa thân thứ chín của Vishnu, tinh hoa của sự tu tập theo pháp môn của Vị Thần này.
- Kalki là hóa thân tương lai của Vishnu, là Đấng Cứu Thế, sẽ nhập thế ở cuối thời mạt pháp nhiễu nhương đau khổ hiện tại. Khi ấy, Kalki sẽ ngự trên một con ngựa trắng, hàng phục ma quỷ, cứu rỗi nhân loại và quần sinh, mở ra một kỷ nguyên mới. Chúng ta không lạ khi thấy nhiều người Ấn coi Kalki như … Đức Ky Tô ! Thật vậy, Đức Ky Tô cũng sẽ trở lại để mở ra một kỷ nguyên mới. 
SHIVA, ĐỘNG LỰC CÁCH MẠNG
Ngày nọ Indra, Vua của các vị Thần (nhưng lại là đệ tử của Phật trong hệ thống biểu tượng Phật Giáo), gặp một người đàn bà khóc lóc thảm thiết. Hỏi : « có chuyện chi ? » Bà nọ dắt Indra lên Hy Mã Lạp Sơn. Nơi đây Indra thấy một người trẻ tuổi, trông có vẻ giang hồ lãng tử, ngồi chơi súc sắc giữa chốn hoang vu. Thấy lạ, Indra gọi chàng trai trẻ. Không trả lời. Indra tuyên bố : «Ta là Vua các vị Thần». Chàng trai tiếp tục chơi. Lập lại : « Ta là Indra, Vua của chư Thần, Chúa Tể Vũ Trụ !». Tỉnh bơ. Indra lập lại vài lần nữa, có vẻ nạt nộ. Chàng trai quay lại, nở một nụ cười : nụ cười của Shiva. Không ổn ! Thoáng một cái, Indra bị thộp cổ quẳng vào một hang động. Nơi đó đã có sẵn bốn Indra khác, cũng bị Shiva trừng trị vì tội ngạo mạn … 
Shiva, ngôi thứ ba của Chúa Ba Ngôi trong huyền thoại Ấn Độ là một vị Thần rất đặc biệt. Trong khi Brahma mang phong thái Quân Vương, Vishnu tác phong Đạo Sĩ, thì Shiva, với thân mình phủ tro tàn của giàn hỏa thiêu, với rắn hổ hay chuỗi sọ người quấn quanh cổ, da cọp quấn quanh người hoặc phủ trên tòa ngồi, chưa kể con mắt thứ ba giữa trán và nước da màu xanh dương, có một vẻ gì bí hiểm, đe dọa.
Shiva thường được biết đến qua hình ảnh một vị khổ tu, một Yogi sống trong rừng núi, một người ăn mày (vô sản !), một kẻ lãng tử … Thật ra, hình ảnh nổi tiếng nhất của Shiva là ảnh tượng Ngài nhảy múa giữa một vòng tròn lửa, mái tóc rậm rạp tung ra hai bên, chân trái giơ lên bên phải, một trong bốn bàn tay cầm trống nhỏ (damaru) đánh nhịp sanh thành và hoại diệt của vũ trụ, bàn tay khác cầm lửa hoại diệt samhara, bàn tay thứ ba bắt « vô úy ấn » abhaya mudra (trong Phật Giáo, đó là thủ ấn của Amoghasiddi, Bất Không Thành Tựu Như Lai), bàn tay thứ tư chỉ xuống chân trái, chân phải đạp lên Quỷ Vô Minh. Với sự nhảy múa của Shiva, vũ trụ sự vật bị tiêu diệt để được tái tạo.
Như thế, Shiva là Thần của sự hoại diệt, nhưng cũng là điều kiện của tạo sanh (cách mạng đấy !). Cần nói là một trong những biểu tượng của Ngài là Lingam, dương vật. Sự hoại diệt đem đến bởi Shiva chính là động lực của đổi thay. Mỗi khi có bế tắc cần một sự khai thông tái tạo nền tảng, thì Shiva xuất hiện. Cũng như Thánh Thần trong Tân Ước, hiện xuống mỗi khi có sự thay đổi quan trọng. Thật vậy, Thánh Thần xuất hiện khi Đức Ky Tô chịu phép rửa để từ một người ẩn danh trở thành một Thày Giảng nổi tiếng rồi một Đấng Cứu Thế, và khi các Tông Đồ từ tình trạng thu rút sợ sệt trở thành những con người dũng cảm đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng ấy bằng chính cái chết của mình. Lửa thường được chọn làm biểu tượng của Thánh Thần (ngọn lửa hiện xuống trên đầu các Tông Đồ trước khi họ bắt đầu đi giảng). Lửa cũng là một trong những biểu tượng của Shiva.
Trong các hình tượng của Shiva, mắt Ngài thường nhắm nửa chừng, như người thiền định. Con mắt thứ ba của Ngài thì có năng lực đốt cháy mọi sự vật mà nó chiếu tới. Vì thế sự hủy diệt chủ trì bởi Shiva cũng là ý thức Tính Không, phá tan vọng kiến về tự tánh của mọi sự vật, sau này được hệ thống hóa bởi các trường phái Đại Thừa. Bàn tay Shiva có khi cầm bát ăn xin bằng sọ người, đến từ cái đầu của Brahma mà Ngài đã chặt đứt (một loại đấu tranh giai cấp, như việc bắt nhốt Indra ?).
Trong búi tóc của Shiva có mặt trăng, biểu tượng cho sự tuần hoàn của thời gian, nhắc cho chúng ta nhớ là thời gian cũng chính là hủy diệt … Trên búi tóc ấy có đầu của Nữ Thần Ganga, Nữ Thần sông Hằng (Gange), nhổ ra một vòi nước. Giòng sông chảy, cuốn lôi tất cả, phải chăng cũng là một biểu tượng của thời gian trôi ?
Prev12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.