ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,693,585,212
Stories: 8,408,985
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 66
Các vị Thần trong Huyền Thoại Ấn Độ
Monday, December 14, 2015 0:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Người ta nói rằng trước khi Vũ Trụ sanh thành, mọi sự còn ở trong trạng thái hỗn nguyên, thì Shiva nhảy múa, đánh cái trống nhỏ, tạo nên tiếng AUM làm rung động cái Nguyên Khí vô phân biệt kia, như hòn sỏi ném xuống mặt hồ. Từ đó nảy sinh một điểm, rồi từ một điểm nổi lên những gợn sóng quanh điểm ấy, và vạn pháp sanh thành. Mỗi sự mỗi vật, mỗi người chúng ta, chẳng qua chỉ là những gợn sóng trên mặt một đại dương duy nhất, khởi sinh từ một niệm, một rung động của phân biệt trí.
Shiva là vị Thần của nội tâm, nơi không có Quân Vương, không có Anh Hùng, không có Đạo Sĩ, không có giai cấp, không có giàu sang hay nghèo hèn, nơi mà sự nhảy múa quay cuồng không ngừng nghỉ tạo nên những gợn sóng cấu thành vũ trụ, vũ trụ nội tâm, cái vũ trụ duy nhất mà chúng ta có thể biết được. Con mắt thứ ba của Shiva chiếu vào vũ trụ ấy, tiêu diệt tất cả, đem tất cả vào tĩnh lặng, trong sự giác ngộ Tính Không của vạn pháp. Năng lực hoại diệt của Shiva cũng là khả năng diệt Ngã, phá chấp, loại trừ vô minh. 
SHIVA CƯỚI VỢ :
Rồi Shiva cưới vợ. Cô dâu tên là Sati, con của một vị Thần nảy sanh từ mồ hôi của Brahma khi vị Thần Vương Giả này thèm muốn Sarasvati, con gái Ngài. Ông Thần « mồ hôi » tự cho mình là giòng dõi quân vương nên không chịu cho con gái lấy Shiva, một kẻ ăn mày. Tuy thế Sati và Shiva vẫn kết hợp trong hạnh phúc lứa đôi. Cho đến một hôm, ông thần cha vợ tổ chức một bữa tiệc mời mọi vị Thần, nhưng không thèm mời chàng rể Shiva. Sati phẫn uất, ngồi tập trung thần khí rồi vận dụng công phu tự phát hỏa thiêu cháy mình ! Đây chẳng qua là một chuyện thường thấy trong đời sống hàng ngày : con gái lấy chồng Tây, Mỹ, thay vì người Việt, lấy kẻ thất nghiệp, nghệ sĩ, thay vì bác sĩ, kỹ sư … có khi đưa đến thảm kịch. Trong bối cảnh xã hội Ấn, việc này gắn liền với việc những người phụ nữ tự thiêu khi chồng qua đời. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong huyền thoại Ramayana.
Shiva đau khổ điên cuồng, ôm xác Sati nhảy múa dẫm nát thế giới, làm vũ trụ rung chuyển, Trời Đất náo động. Vishnu thấy thế bèn ném đĩa Giác Luân chặt thân thể Sati ra thành 108 khúc rơi xuống 108 nơi trên đất Ấn (mỗi nơi hiện vẫn còn điện thờ). Con số 108 khiến ta liên tưởng đến 36 vì sao Thiên Cang, 72 vì sao Địa Sát của khoa Tử Vi Trung Quốc, có lúc nhập thế sanh ra 108 vị anh hùng Lưong Sơn Bạc !
Nhục thân Sati không còn, Shiva cũng ngừng nhảy múa, ngồi tĩnh lự, trở thành như thảo mộc. Thế giới lại lâm nguy vì thiếu « năng lực cách mạng » của Shiva. Vishnu tìm cách lôi Shiva ra khỏi cái trạng thái mà nhà Phật gọi « si định » này. Ngài cho em gái mình là Parvati đến chinh phục Shiva. Cũng có thuỵết cho rằng Parvati là con gái Vua Núi Parvata Raja (« raja » là « vua », « rex » trong tiếng la tinh).
Shiva không thèm màng đến Parvati. Nàng buồn khổ lùi vào rừng sâu ẩn tu. Shiva động lòng giả trang làm một Đạo Sĩ đến hỏi Parvati : vì sao một người diễm lệ, giòng dõi quân vương như nàng mà lại tìm theo một tên ăn mày dị hợm, có ba con mắt, chuỗi sọ người quanh cổ, tro phủ đầy người, ngồi trong bãi hỏa thiêu xác chết ? Parvati trả lời rằng chỉ có bậc Đại Giác mới không cần màng đến địa vị giàu sang, vì biết mình đã sẵn có tất cả, chỉ có bậc Đại Lực mới không cần ẩn nấp sau phong thái bên ngoài, và nàng yêu con người thực của Shiva, con người nội tâm cao quý và dũng mãnh của Ngài. 
BẾ TINH, DƯỠNG KHÍ, TỒN THẦN :
Thế là Shiva làm tình với Parvati suốt một ngàn năm Không chịu xuất tinh. Với tính cách một tổ sư Yoga, Shiva cho thấy khả năng siêu quần của mình trong một kỹ thuật cơ bản của các nhà Yogi là phép bế tinh. Lão Giáo cũng coi bế tinh là nền tảng của thuật trường sinh. Tinh thay vì xuất ra, thì được hành giả tập trung ý chí, hình dung là nó được vận chuyển lên đỉnh đầu … Nhà sư Tuệ Tĩnh ở nước ta cũng đặt bế tinh đứng hàng thứ nhất trong bảy nguyên tắc dưỡng sinh của ông, bao gồm : bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. 
Ngoài mục đích dưỡng sinh, bế tinh cũng có thể giải quyết một nỗi lo sợ thầm kín và rất nền tảng của người đàn ông. Đó là nỗi sợ … đàn bà ! Người nam sợ người nữ vì trong bản chất người nữ không bị giới hạn trong ái tình, trong khi đó người nam bị hạn chế bởi việc xuất tinh. Vì thế người nam sợ ái tình của người nữ, sợ đòi hỏi lạc thú của phái đẹp mà mình có thể không đáp ứng nổi. Họ coi chuyện ái tình lạc thú là tội lỗi, thậm chí coi người nữ như nguồn của tội lỗi, biểu tượng của ô uế, và luôn tìm cách đè nén người nữ trong các khuôn khổ luân lý xã hội khắt khe. Rồi càng sợ sệt mặc cảm, họ lại càng phải biểu dương « sức mạnh » của họ, trở nên hung dữ, bạo động, thậm chí lao vào chiến tranh, tàn phá, vào những cuộc chinh phục đẫm máu, dựng nên những chế độ độc tài tàn ác, những tôn giáo khắc nghiệt, hay những cuộc cách mạng đầy tang tóc. Những « công trình » và « chiến công » ấy giúp họ trốn chạy và rời xa chăn gối của vợ « hiền », tức cái chiến trường nguy hiểm nhất cho bản ngã tự tôn của họ. Bao chết chóc, tàn phá, áp bức có thể sẽ tránh được, nếu nỗi lo sợ thầm kín ấy của người đàn ông được hóa giải. Bộ mặt của thế giới có thể thay đổi hẳn ( ?) khi người nữ không còn bị áp bức, và người nam không còn cảm thấy cần phải chinh phục giá trị của mình qua bạo động, đàn áp. Khác với súc vật, con người không chỉ ham muốn, mà còn ham muốn sự ham muốn của người khác. Trong ái tình người nam không chỉ thèm muốn người nữ (nếu không sẽ như súc vật), mà muốn người nữ muốn mình. Khi yêu, anh ta không chỉ yêu, mà còn muốn được yêu. Khi làm tình, anh ta phải tìm lạc thú qua lạc thú của người tình. Điều đó không dễ, nếu không kiểm soát được việc xuất tinh, một kỹ thuật được « biểu diễn » ở đây bởi … Shiva !
Huyền thoại Hy Lạp cũng có chuyện làm tình « dài hạn » tương tự : Ouranos, là Trời, làm tình với Gaia, là Đất, suốt hàng triệu triệu năm, khiến Trời với Đất cứ dính liền nhau, không có chỗ cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Các con của Ouranos và Gaia bị kẹt trong bụng mẹ không ra ngoài được. Cho đến ngày kia, một người con tên Chronos, có nghĩa là Thời Gian, dùng lưỡi liềm được Gaia trao cho, từ trong bụng mẹ cắt đứt dương vật của Ouranos, thân phụ mình. Ouranos đau đớn rời khỏi thân thể Gaia, tạo khoảng trống giữa Trời và Đất cho các con của Gaia thoát ra khỏi bụng mẹ, để rồi sanh thành vạn vật sống dưới bầu Trời, trên mặt Đất. Phải chăng kiểm soát việc xuất tinh là tốt, nhưng quá đáng thì có lẽ cũng không nên vậy.
Trong câu chuyện của chúng ta, màn ái tình không chấm dứt của Shiva cũng gây trở ngại cho vạn vật vì trong lúc Shiva dính liền với Parvati thế kỷ này qua thế kỷ khác thì Ma Quỷ nổi lên tàn phá thế giới. Shiva có sứ mạng làm cho Parvati sanh ra một vị Anh Hùng có khả năng hàng Ma diệt Quỷ. Nhưng Shiva lại không chịu cho tinh dịch của mình tràn ra trong người Parvati. Vishnu và chư Thần mới nghĩ ra một cách là nổi lửa quấy nhiễu Shiva. Shiva đành buông thả, nhưng lại xuất tinh ở ngoài thân thể Parvati. Thế là không có đấng Anh Hùng hạ sanh (chi tiết này mâu thuẫn với chuyện Skanda và Ganesh sẽ kể ở sau). Người ta gắn liền chuyện này với lý tưởng Vô Sanh. Khi có người sắp chết, ở vùng Benares, thành phố của Shiva, người ta thường thì thầm một thần chú của Shiva vào tai kẻ ấy để mong làm đoạn tuyệt sự tái sanh. Kể cả tái sanh làm Anh Hùng … 
CHÚA BA NGÔI

Thật ra, như đa số các vị Thần Ấn Độ, Shiva mang cả hai tính nam và nữ. Hình tượng tôn quý nhất của Shiva là một vị Thần nửa Nam nửa Nữ, gọi là Ardha Narishvara. Người ta cũng cho rằng tất cả các Nữ Thần (Devi) đều xuất phát từ Nữ Tánh của Shiva.
Prev23456NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.