ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,840,845
Stories: 8,400,883
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 56
Ý NghĨa NgÀy GiÁng Sinh
Wednesday, December 23, 2015 20:47
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Để cho đầy đủ, cũng cần nhắc lại rằng từ thế kỷ thứ nhất đã có thuyết cho rằng Đức Ky Tô là con của một người lính Lê Dương La Mã tên là Panthera. Ông này sau bị thuyên chuyển sang Âu Châu, và chết trong một cuộc đụng độ với “rợ” Germanique. 
DÒNG DÕI ĐỨC KY TÔ : 
Hai Phúc Âm Lu-Ca và Mát-Tê-Ô đều có liệt kê gia phả Đức Giê-Su. Khổ cái là mỗi Phúc Âm lại cho một gia phả khác nhau ! Mát-Tê-Ô bảo Đức Giê-Su là con Giu-Se, là con Jacob, là con Nathan, là con Eléazar, là con Elioud v.v… Lu-Ca thì bảo Giê-Su là con Giu-Se, là con Héli, là con Matthat, là con Lévi, là con Melchi, là con Ianai, v.v… Nhiều người sẽ bảo là “rõ lắm chuyện, Đức Giê-Su đã không phải là con ông Giu-Se rồi, thì còn mất công kể lể gia phả của Ngài ra làm cái quái gì nữa” ? Thật vậy, Mát-Tê-Ô liệt kê dòng họ Đức Giê-Su lên đến thủy tổ của dân Do Thái là Abraham, người xứ Irak bây giờ, gồm 42 đời. Không chịu kém, Lu-Ca lần mò lên đến tận Adam, được tin là thủy tổ loài người, tổng cộng 77 đời ! 
Những liệt kê ấy đương nhiên là không phù hợp với sự thật lịch sử. Tuy nhiên, chúng có giá trị biểu tượng rất lớn. Thật vậy, 42 chính là ba lần 14. Mát-Tê-Ô nhấn mạnh có 14 đời từ Abraham đến David, 14 đời từ David đến lúc dân Do Thái bị lưu đày bên xứ Babylone, và 14 đời từ lúc đó đến Đức Ky Tô. Mười bốn là hai lần bảy, con số linh thiêng nhất của Thánh Kinh. Mười bốn cũng là số của tuần trăng, tượng trưng cho mặt trăng. Dòng Israel (Do Thái) cũng có biểu tượng là mặt trăng, lặn rồi lại mọc. Ba lần 14 cũng biểu tượng cho ba thời kỳ của lịch sử Do Thái : thời các tổ phụ, thời các quân vương, và thời suy tàn khởi đầu bởi sự lưu đày sang Babylone. Lu-Ca, khi liệt kê 77 đời từ thủy tổ loài người đến Đức Ky Tô, cũng dùng con số 7. Số 7 là số của sự tạo thành, số ngày Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, số của sự hoàn hảo. Đức Ky Tô được đặt vào hàng thứ 77, không phải là ngẫu nhiên ! Một chi tiết thú vị, Lu-Ca đặt một Giê-Su khác ở hàng thứ 49, tức là lại 7 lần 7… Một bạn của tôi thạo chữ Do Thái đã tốn nhiều công lần mò đọc các tên Do Thái của gia phả Đức Ky Tô theo những thứ tự số học phức tạp và cố ráp nối những tên ấy lại để tìm ra những thông điệp ẩn dấu trong hai danh sách này. Khi nào anh ta thành công, và nếu điều anh tìm được không phải là số độc đắc của vé số quốc gia tuần kế đó, thì tôi sẽ hân hạnh trình bày cho quý bạn biết qua ! 
CÂU CHUYỆN “BA VUA” : 
Trong các “hang đá” được con trẻ chiêm ngưỡng suốt mùa Giáng Sinh thường có hình tượng “ba vua”, một ông da đen, một ông da trắng, và một ông da vàng. Câu chuyện này bị các sử gia phủ nhận. Nếu nó có thật, thì cũng đặt ra lắm vấn đề : thí dụ như lúc “ba vua” đến lạy chào Đức Ky Tô tại Bethléem, thi Ngài đã lớn, chứ không phải là trẻ sơ sinh nữa, nguyên tác chữ Hy Lạp của Phúc Âm đoạn này cho biết như vậy. Nếu thế, phải tự hỏi tại sao Đức Mẹ và Thánh Giu-Se lại lưu lại Bethléem đến cả năm trời, hay hơn nữa, mà không chịu quay về nơi sinh sống của mình ở Nazareth (nếu tin theo Phúc Âm Lu-Ca) ? Cũng cần nói “ba vua” thật ra là những chiêm tinh gia, loại người vốn bị Thánh Kinh lên án rất nặng nề (Isaie:47,13, và Lévitique:19,31). 
Câu chuyện Vua Hérode, được “ba vua” ghé thăm cho biết có Vua của dân Do Thái hạ sinh trong vùng Bethléem, đã lo sợ cho ngôi vị của mình và ra lệnh tàn sát tất cả trẻ nhỏ dưới hai tuổi, cũng bị coi là không có tính cách lịch sử. Sự kiện tày trời này không hề được ghi trong các tài liệu khá chi tiết của thời đó, đặc biệt là sử liệu đến từ những người thù ghét Hérode thậm tệ (như Flavius Joseph), không thể bỏ lỡ cơ hội nào để kể lại những tội ác của ông vua này.
TƯƠNG ĐỒNG VỚI HUYỀN THOẠI GIÁNG SINH CỦA THẦN KRISHNA
Krishna là hóa thân của Vishnu, ngôi hai trong ba ngôi Thiên Chúa của huyền thoại Ấn Giáo, cùng với Brahma và Shiva. Vishnu có trách nhiệm nhập thế cứu giúp nhân sinh (và cả chư thần) mỗi khi có hiểm họa đe dọa sự sống còn của vũ trụ, hay một nhân vật tai ác làm tổn hại đời sống của mọi sinh linh. Trong truyền thống Ấn Giáo, đức Phật và (theo một số học giả) cả Đức Ky Tô, cũng đều là những hóa thân của Vishnu ! 
Krishna mang một đặc điểm là có một người cha không phải là cha thật của ngài. Ngài được Vishnu trực tiếp « nhập » vào tử cung của mẹ ngài trước khi được chuyển sang một tử cung khác (một vấn đề thời sự !). Trong một số phiên bản, Ngài được tráo với một hài nhi khác sau khi sinh, để khỏi bị giết bởi một ông vua hung dữ. Số là vị vua này là một ác quỷ ăn thịt người, có tên là Kamsa. Ông ta được một tiên tri cho biết con của em gái ông, công chúa Devaki, một ngày kia sẽ hạ sát ông. Vì thế, ông quyết định giết các con của Devaki khi chúng vừa chào đời. Một thuyết cho là các hài nhi ấy cũng là con của chính Kamsa, vì ông yêu em gái mình một cách say đắm. Thuyết này giải thích được tại sao Kamsa không giết em gái mình ngay lập tức cho tiện đường dư luận, mà lại cù cưa đợi thủ tiêu mỗi đứa bé sơ sinh ? Dù sao, có 6 em bé bị quỷ vương ăn thịt, trước khi hài nhi thứ 7 được cứu sống nhờ hoán chuyển thai bào sang một tử cung khác. Phải coi đây là một hình thức « tập sự », một « thử nghiệm » để sửa soạn cho việc chính Vishnu nhập vào bụng nàng Devaki, cho ra đứa con thứ 8, được tráo với một hài nhi khác (hài nhi được tráo này là hóa thân của « thần ngủ » tức nữ thần Nidra, vị chủ trì pháp môn … « thiền ngủ » : Nidra Yoga !). Hài nhi hóa thân của Nidra bị ăn thịt. Nidra thoát khỏi nhục thân của đứa bé, và vừa bay lên thượng giới, vừa cho quỷ vương Kamsa biết đứa bé sẽ hạ sát ông đã chào đời bình yên. Kamsa hốt hoảng, liền ra lệnh tìm giết tất cả các hài nhi dưới một tuổi trong vương quốc … Y hệt như Herode trong truyện giáng sinh của đức Ky Tô. Nhân vật được trao phó trách nhiệm giết các em bé sơ sinh là một nữ quỷ tên là Putana, nguồn gốc của chữ « putain » (đĩ điếm) trong tiếng Pháp. 
Một tương đồng khác với truyện đức Ky Tô là khi vừa sinh ra, người cha hờ của Krishna (tương ứng với thánh Giu Se), chồng của Devaki, đã phải đang đêm mang Ngài đi trốn ở một nơi xa. Ở đây ngài được giao cho người mẹ nuôi tên là Yasoda chăm sóc đến lúc lớn khôn. Yasoda là một người chăn bò, và cũng là người đã tráo bào thai hóa thân của nữ thần Nidra, mà bà cưu mang, với bào thai Krishna trong bụng Devaki. 
Sự kiện Krishna sinh ra trong ngục tù tối lạnh cũng không xa lạ với việc Đức Ky Tô sinh trong hang đá giữa đêm đông … Ngoài ra, truyện Kamsa cũng rất giống với truyện thần Cronos trong huyền thoại Hy Lạp. 
MẦU NHIỆM NHẬP THỂ : 
Prev123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.