ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ý NghĨa NgÀy GiÁng Sinh
Wednesday, December 23, 2015 20:47
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Thật ra, điều quan trọng không phải là những sự kiện lịch sử, mà là những ý nghĩa được truyền lại qua câu chuyện cuộc đời Đức Ky Tô. Trong câu chuyện ấy, Ngài ra đời trong “Nhà Bánh” (Bethléem), được đặt nằm trong cái máng ăn uống của súc vật, để sau này tự hiến thân mình làm thức ăn cho nhân loại. Ngài sinh ra trong lúc tối tăm, để mở đầu một kỷ nguyên ánh sáng, lúc ban ngày bắt đầu dài ra, đẩy lùi đêm tối. Khi sinh ra, Ngài được đón mừng bởi những kẻ nghèo khó, sống màn trời chiếu đất như các người chăn cừu. Người chăn cừu theo tâm lý thời ấy, thường bị rẻ khinh, bị coi như bất lương, có thói quen trộm cắp. Sau các mục đồng, thì có những nhà chiêm tinh đến viếng thăm Ngài. Họ cũng bị coi là tội lỗi đối với Thánh Kinh. Họ đem đến biếu Ngài ba bảo vật : vàng, biểu tượng cho nhà Vua, cho uy quyền thế gian, trầm hương, biểu tượng cho sự thờ kính Thần Linh, và mộc dược, dùng để ướp sác chết cho khỏi hư thối, biểu tượng cho sự sống vĩnh cửu. Cần ghi nhận là các nhà bác học chiêm tinh này, đã đến với Đức Ky Tô nhờ sự tự lực tìm tòi học hỏi của họ, trong khi những kẻ mục đồng dốt nát thì được Thiên Thần hiện ra, mời đến thờ phụng Ngài, tức là được hưởng nhờ “tha lực”. Mặt khác, các nhà chiêm tinh bác học thuộc về những sắc dân khác nhau, cho thấy Đức Ky Tô đến với toàn thể loài người chứ không riêng gì với dân tộc nào. Các vị ấy cũng biểu tượng cho những người ở trong những nền văn hóa khác với truyền thống Do Thái, thường bị người Do Thái lúc ấy coi là “ngoại Đạo ô uế”. Họ đã không được hưởng nhờ sự mặc khải trực tiếp của Thiên Chúa như dân Do Thái, nhưng do công sức tự lực học hỏi tu luyện, họ cũng đã tìm được đến Chúa. Còn câu chuyện Hérode giết các trẻ em dưới hai tuổi cho thấy khi vừa mới sinh ra tính mạng Đức Ky Tô đã bị đe dọa, và hé lộ cho biết những hiểm nguy của cuộc đời Ngài sau đó. 
Cần đặc biệt chú ý đến sự kiện Thánh Thần Thiên Chúa nhập vào lòng Mẹ Ngài, để bà thụ thai và sinh ra Ngài mà vẫn giữ đồng trinh. Đó là một tín điều quan trọng của Ky Tô Giáo. Ý nghĩa của mầu nhiệm ấy là Thiên Chúa hoàn toàn có khả năng can thiệp một cách trực tiếp vào đời sống con người, không cần phải tuân theo những quy luật tự nhiên, như lời Thiên Thần nói với Đức Mẹ: “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể”. Như thế, với câu chuyện này, con người có thể tin tưởng được rằng : trong đời sống của mình, luôn luôn có sự che chở can thiệp của “Cha Trên Trời”, vượt trên những gì thường được gọi là “tự nhiên”, “khoa học”. 
Trong toàn bộ Thánh Kinh Tân và Cựu Ước, chỉ có hai con người đã được tạo dựng ra do sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, là con người Adam và con người Giê Su. Adam tiếng Do Thái nghĩa là “người”, có thể được coi như biểu tượng của mọi con người, cũng được tạo nên, trong huyền thoại, do sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa, bằng nắm đất và hơi thở của Ngài. Sự can thiệp trực tiếp của Thiên Chúa vào sự “tạo thành” con người Giê Su thì là chỉ dấu cho thấy Đức Giê Su cũng là một Con Người đại diện cho mọi con người, đến để thay thế cho một đại diện khác, là Adam. Con người Adam vì “chấp ngã”, chấp “nhị nguyên” (cãi lời Chúa lén ăn trái cây “phân biệt thiện ác”), nên đã rời xa Thiên Chúa, bản thể của mình. Con người Ky Tô, ngược lại, đem nhân loại, hậu duệ của Adam, trở về với bản thể Thiên Chúa. 
VỪA LÀ CON NGƯỜI, VỪA LÀ THIÊN CHÚA 
Câu chuyện Đức Ky Tô thật ra vẫn chưa rõ nghĩa nếu bỏ quên một yếu tố quan trọng khác. Đó là sở dĩ Đức Ky Tô đem được mọi con người về với bản thể Thiên Chúa của mình là vì Con Người Ky Tô cũng chính là Thiên Chúa. Con người Ky Tô lại không sinh ra trong lớp vỏ vua chúa, quyền uy, mà chỉ là con anh thợ mộc, lang thang ăn xin nơi này qua nơi khác, từng bị coi là là điên khùng (bởi chính gia đình Ngài), là tội lỗi, là vi phạm “Luật Chúa”, là ô uế, phải bị trừng trị, và rốt cuộc bị treo thây trần truồng trên thập giá. Nếu một Con Người như thế, với cuộc sống bi đát như thế, nghèo hèn như thế và với những thất bại thảm thê như thế, mà lại chính là Thiên Chúa, thì mọi con người, dù tội lỗi bao nhiêu, dù dốt nát đến đâu, dù thấp kém thế nào, cũng đều có thể kỳ vọng được rằng : qua Ngài, họ sẽ làm một với Thiên Chúa. Đó là điều mà sau này, các môn đệ của Ngài gọi là Tin Mừng, đem đi khắp muôn phương truyền rao cho thiên hạ. Tất cả đều đã phải chết trong cực hình để làm chứng cho Tin Mừng ấy … 
PHẬT LÀ CHÚNG SINH, CHÚNG SINH LÀ PHẬT 
Phải chăng con người Giê-Su đã giác ngộ rằng chính mình, cũng như toàn thể mọi con người, đều mang bản tính Thiên Chúa, như Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ “Phật là chúng sinh, chúng sinh là Phật” ? Thật ra, tư tưởng này rất khó chấp nhận, kể cả bởi những người Ky Tô Hữu (và cả Phật Tử ?). Hố sâu chia cách “thần linh”, hay “thánh nhân”, với con người bình thường rất khó lấp đầy được trong đầu óc của mỗi người chúng ta, nhất là khi đã được nhào nặn bởi truyền thống. 
Một mặt, khó mà tưởng tượng được bản tính Thiên Chúa, hay Phật Tính ở trong tôi, “là” tôi (đây là một biện minh cho sự “diệt ngã”), khi biết những kém cỏi, xấu xa, của con người tôi. Càng khó mà tưởng tượng nổi Hitler hay Staline hay tên bạo dâm hãm hiếp sát hại trẻ con, trong bản chất lại chính “là” Phật, loại mang bản thể Thiên Chúa (ở đây ta tìm thấy một biện minh cho thuyết “không thiện không ác”, “vô phân biệt trí”, và nhớ lại rằng mọi “vấn đề” của Adam, tức con người nói chung, đều đến từ việc ăn trái cây “phân biệt Thiện Ác”). 
Mặt khác, con người đã tạo ra thần linh để thần linh không thể là con người, không phải chịu những khổ đau, kém cỏi của con người. Thần linh có thế giới của thần linh, một thế giới nhiệm mầu mà hàng thế hệ con người truyền lại cho nhau những mô tả vô cùng chính xác, kể cả bằng hình ảnh ! Con người, trong thế giới khốn nạn của mình, không thể nào “đồng hóa” với thần linh được. Nếu không, thì tất cả tín ngưỡng của cha ông chúng ta về thần linh coi như sụp đổ ! Nếu chúng ta cũng là thần linh, thì ai sẽ cứu chúng ta khỏi cuộc sống khổ đau này ? Ai sẽ cho chúng ta niềm hy vọng, cảm giác lâng lâng như được bay trên tấm thảm thần mầu nhiệm ? Anh nghiện sẽ không còn thuốc phiện … 
Phải chăng người ta đã giết Đức Giê-Su vì lý do ấy ? Và phải chăng nếu Đức Phật mà sinh vào cái xã hội của Đức Giê-Su thì chắc Ngài cũng đã phải cùng chịu chung một số phận ? Cả hai đều đã vượt trên truyền thống, minh chứng sự nhỏ hẹp của truyền thống, để đạp lên truyền thống mà tiến bước. Cả hai đều là kiểu mẫu của CON NGƯỜI CÁCH MẠNG, của CON NGƯỜI TRONG TIẾN TRÌNH TRỞ THÀNH, tức của CON NGƯỜI ĐÚNG NGHĨA … 
Ngày Giáng Sinh là ngày kỷ niệm sự sinh thành của CON NGƯỜI ĐÚNG NGHĨA, sinh ra trong tăm tối để đẩy lùi tăm tối. 
19 tháng 11 năm 1997
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Prev123View as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.