Chúng tôi đã rất nhiều lần được sống cùng chiêng tại các buôn làng. Cũng nhiều lần được xem các cuộc lễ hội có đạo diễn mang chiêng trên sân khấu. Rất khó khi chúng ta cứ muốn giữ những gì là nguyên bản, và lại càng khó hơn khi chúng ta mang nó ra cộng đồng lớn hơn khu vực làng, vượt qua yếu tố nghi lễ tâm linh trở thành biểu diễn thi thố. Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác, cuộc giành giật níu kéo giữa phát triển và bảo tồn, giữa cái mới và cái cũ, giữa hào nhoáng và thô sơ nguyên bản, giữa bản chất và hiện tượng… luôn làm loài người phải bận tâm để rồi chúng ta có văn hóa, có văn hóa vùng miền và văn hóa nhân loại, có văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng, có văn hóa bản sắc và văn hóa đại trà… tựu trung lại, nó là những sản phẩm vô giá của con người gửi lại cho mai hậu…
Một thế hệ Tây Nguyên mới |
Và nói thật, thấy thảm hại làm sao khi chúng ta bứng chiêng ra khỏi buôn làng, ra khỏi không gian của nó, biến nó thành những hình nhân nhí nhố trên sân khấu, trên đường phố lòe loẹt xanh đỏ tím vàng. Nhưng chúng ta đã làm và vẫn đang làm việc ấy?…
Mà ngày xưa ấy, có phải cứ tự nhiên thích đánh chiêng là lôi chiêng ra mà đánh được đâu. Giờ chúng ta làm theo kế hoạch, ngành văn hóa lên kế hoạch từ đầu năm, tháng nào tháng nào có liên hoan hoặc lễ hội cồng chiêng, sức cho các làng các xã chuẩn bị, rồi đúng ngày đúng tháng, các nghệ nhân lên xe ô tô, mang chiêng đi… thi. Lại phải nói rõ thêm một điều nữa, rằng là hoàn toàn không có “lễ hội cồng chiêng” như chúng ta hay gọi, mà cồng chiêng chỉ là một thành tố của lễ hội. Nó như cỗ phải có gà luộc nhưng gà luộc thì không phải cỗ vậy.
Tây Nguyên đang rời xa đi cái gốc nguyên thủy của nó, đang bị giằng xé dữ dội giữa phát triển và bảo tồn, giữa những vòng quay chóng mặt của ngộ nhận và cố chấp, của cả tự ti và áp đặt, của vênh vang và ngu dốt, của thực dụng và hiếu thắng…
Chứ trong tôi, một Tây Nguyên hài hòa, nhân văn, trữ tình và đầy khát vọng nhưng cũng rất khiêm nhường luôn luôn thường trực, một Tây Nguyên biết cứ khi nào con người mỏi chân thì lại hiện lên một cái cây bóng mát, một Tây Nguyên có hẳn một nghi lễ khóc trâu trước khi hiến tế, và một Tây Nguyên cương quyết không lừa thần linh, nên dẫu nhà nước hứa rồi nhưng lại không cho thần linh ăn trâu thì họ mang về làng để làm. Bởi họ không ăn trâu, mà là dâng hiến cho thần linh. Sự dâng hiến tự nguyện và thành kính.
Nhân nghĩa thủy chung và cũng rất giữ lời, trung thực một cách cực đoan như vậy đấy, Tây Nguyên của tôi…
VĂN CÔNG HÙNG
Chúc mừng Năm mới 2016 vui khỏe hạnh phúc
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
- Chào ngày mới 15 tháng 1
- Chào ngày mới 14 tháng 1
- Cây Lương thực 1.2016
- Chào ngày mới 13 tháng 1
- Chào ngày mới 12 tháng 1
- Chào ngày mới 11 tháng 1
- Chào ngày mới 10 tháng 1
- Chào ngày mới 9 tháng 1
- Chào ngày mới 8 tháng 1
- Chào ngày mới 7 tháng 1
- Chào ngày mới 6 tháng 1
- Chào ngày mới 5 tháng 1
- Chào ngày mới 4 tháng 1
- Chào ngày mới 3 tháng 1
- Chào ngày mới 2 tháng 1
- Chào ngày mới 1 tháng 1
- Giáo sư Mai Văn Quyền người Thầy nghề nông
- Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
- Ung Khâm Liêm xưa và nay
- Con đường lúa gạo Việt Nam
- Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp
- Lương Định Của quê hương và dòng họ
- Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ
- Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội
- Lương Định Của nhà bác học nông dân
- Lương Định Của chính khách giữa lòng dân
- Thầy bạn và học trò Lương Định Của
- Ông bà Của cổ tích giũa đời thường
- Hoàng Kim về với rằm xuân
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Trời nhân loại mênh mông
- Đi tìm lịch sử bị quên lãng
- Ông già Noel thật
- Đêm Thánh vô cùng
- Mùa xuân quê hương
- Những bài ca bình minh
- Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm
- Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016
- Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương
- Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng
- 90 năm Viện KHKTNN miền Nam
- Nhà văn tồn tại ở tác phẩm
- Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ
- Đào Duy Từ còn mãi với non sông
- Sông Thương
- Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững
- Đất Mẹ vùng di sản
- Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt
- Cây Lương thực 12 2015
- Hồ đẹp Tanganyika và Victoria
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Lên non thiêng Yên Tử
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chuyện vỉa hè
- Bàn cờ thế sự
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Sao Kim kỳ thú
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- 60 năm Đại học Nông Lâm TP. HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Im lặng mà bão giông
- Chuyện vỉa hè
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực 11.2015
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Đọc lại và suy ngẫm
- Biển Đông vạn dặm
- Đọc lại và suy ngẫm
- Giống khoai lang ở Việt Nam
- Đọc lại và suy ngẫm
- Đọc lại và suy ngẫm
- Cây Lương thực 10.2015
- Đọc lại và suy ngẫm
- Minh triết sống thung dung phúc hậu
- Đến chốn thung dung
- Nghiên cứu Kinh Dược Sư
- Bàn cờ thế sự
- Tình Mẹ và đức Nhẫn
- Năng lượng tích tụ và giải phóng
- Tỉnh lặng với Osho
- Borlaug và Hemingway
- Bảy ngày đêm tỉnh lặng
- Viếng mộ cha mẹ
- Suối nhạc tình yêu cuộc sống
- Ngủ ngon và tỉnh thức
- Lời Thầy dặn
- Minh Không huyền thoại Bái Đính
- Dạo chơi non nước Việt
- Bàn cờ thế sự
- Biển Đông vạn dặm
- Nghị lực
- Quang Dũng những bài thơ hay
- Em ơi em can đảm bước chân lên
- Thắp đèn lên đi em!
- Bài ca Trường Quảng Trạch
- Bàn cờ thế sự 7
- Vua Phổ Friedrich II Đại Đế
- Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương
- Quả táo Apple Steven Jobs
- xem tiếp…
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter
2016-01-16 16:52:05
Nguồn: https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2016/01/16/dau-xuan-doc-lai-van-cong-hung/