Nguyễn Du ở đâu trong năm này? Trong cơn lốc của các sự biến, quân tướng Lê Trịnh nháo nhác tháo thân, khiếp sợ trước binh uy của danh tướng Nguyễn Huệ. Thế nhưng viên võ tướng Nguyễn Du trẻ tuổi, cao lớn, với thanh bảo kiếm của Việp Quân Công Hoàng Ngũ Phúc trao tặng trước đây, đã trầm tĩnh, ung dung bước vào điện Kính Thiên đối mặt với người anh hùng Nguyễn Huệ oai chấn Bắc Hà. Sử liệu đã xác nhận rằng Nguyễn Huệ không giết vị tướng quân tôn phò nhà Lê đó, một mặt vì nếu Nguyễn Huệ ra tay tàn độc lúc này sẽ tự mình xóa đi danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh mà ông nêu ra trước đó. Một mặt ông không dám kết oán với viên tướng tâm phúc của Nguyễn Du là Quản Vũ Hầu Hà Mỗ Nguyễn Đăng Tiến vốn là một danh tướng sức khỏe và võ nghệ vô địch luôn kế cận như bóng với hình bên cạnh Nguyễn Du và là một tướng giỏi người Quảng Tây. Nguyễn Huệ với tầm nhìn chiến lược sắc sảo, đồng ý với Nguyễn Đăng Tiến và Nguyễn Du để ông về “quê cũ” của Nguyễn Đăng Tiến ở Quảng Tây. Người đời sau Nguyễn Thế Quang đã kẻ chuyện Nguyễn Du gặp Nguyễn Huệ tại điện Kính Thiên, và Hoàng Kim đã lược sử Quảng Tây xưa và nay để luận về hình thái lịch sữ Trung Việt.
Niên biểu Nguyễn Du từ năm 1786-1820 sẽ được tiếp nối trong một khảo luận khác. Những sử liệu trên đây và tiếp sau đó đã cho thấy: Nguyễn Du là một võ tướng hiển hách ngoài đờì, một Từ Hải trong Truyện Kiều thể hiện rất rõ nét trong năm năm đầu của Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc, một Đặng Dung bôn ba khi ở Lưỡng Quảng, khi ở vùng “hải tần” đồng bằng ven biển Bắc Bộ, một cai bạ của tỉnh Quảng Bình tương đương với của một tổng đốc trọng thần, tại địa bàn hiểm yếu bậc nhất của kinh thành Phú Xuân:
Phong trần, mài một lưỡi gươm
Những loài giá áo, túi cơm sá gì
Nghêng ngang một cõi biên thùy
Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương
Dưới cờ ai dám tranh cường
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
Nguyễn Du đội trời đạp đất ở đời,
Nguyễn Du làm Chánh sứ của vua Gia Long, đối mặt với vua Càn Long, một trong mười vị vua xuất chúng nhất của Trung Hoa từ xưa đến nay. Nguyễn Du đã dám mắng Minh Thành Tổ Chu Đệ ông vua giỏi và tàn bạo nổi tiếng của nhà Minh trong sử Trung Hoa, có lý có tình, chặt chẽ và sắc sảo đến mức khiến vua Càn Long phải nể phục, triệt binh không dám dòm ngó phương Nam. Nguyễn Du thấu hiểu và tôn vinh Liễu Hạ Huệ ẩn khuất trong dân gian Trung Quốc, ông biết rõ điển tích và đánh giá những danh nhân văn hóa Trung Hoa mọi thời trước và cùng thời Nguyễn Du với kiến giải vững chắc và văn chương trác tuyệt làm cho các văn thần võ tướng Trung Hoa phải kính nể.
Nguyễn Du thiện căn ở tại lòng ta,
Tố Như là bậc danh sĩ chí thiện, khiêm nhường tận tụy, không hề chút sơ hở trong chốn quan trường! Nguyễn Du hiếu thấu kinh Kim Cương, sâu sắc Kinh Dịch, Phong Thủy và Nhân tướng học, uyên thâm mọi mặt về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ, nhưng cẩn trọng và khiêm nhường hiếm thấy. Ông thấu hiểu và vận dụng sâu sác đến mức vẫn trao lại được ngọc cho đời toàn bộ di sản một đời của ông trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt mà vua Gia Long, vua Minh Mệnh buộc phải trọng dụng và vinh danh ông mà không thể tìm được bất cứ một cớ nhỏ nào để loại trừ.
Sử liệu Niên biểu Nguyễn Du sẽ được trình bày ở bài kế tiếp.
Nguyễn Du là Từ Hải trong Truyện Kiều.
Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa còn mãi với thời gian.
(còn tiếp)
Hãy đi về phía mặt trời
Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Hãy đi về phía mặt trời ! (xem tiếp)
Video yêu thích
Chào ngày mới. Hãy đi về phía mặt trời
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
2016-01-04 06:26:05
Nguồn: https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2016/01/04/nguyen-du-danh-si-tinh-hoa/