Tiến hóa, chuyện thần thoại ngụy khoa học
Friday, February 19, 2016 18:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Tóm tắt: Bức tranh tiến hóa của Darwin không phải là một lý thuyết khoa học, vì nó thất bại trong một loạt thử thách khoa học, chứ không chỉ một. Thực tế nó chỉ là một chuyện hoang đường ngụy khoa học. Nhiều sự thật khoa học đã phủ nhận nó.
DNA cho thấy chọn lọc tự nhiên không dẫn tới tiến hóa.
Darwin nói rằng sự tiến hóa diễn ra thông qua chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên là sự chọn lọc những biến dị có lợi qua hàng triệu, hàng tỷ năm dẫn tới sự thay đổi loài – loài này biến thành loài khác. Khi nêu lên những luận điểm này, tất nhiên Darwin không hề biết gì về DNA. Vì thế ông không biết rằng mình đã sai lầm. Ông không hề biết rằng các loài khác nhau có DNA khác nhau, và DNA không thể thay đổi để biến loài này thành loài khác.
Chọn lọc tự nhiên không làm DNA thay đổi, và do đó không làm cho loài này tiến hóa thành loài khác. Tóm lại, quan điểm cho rằng chọn lọc tự nhiên dẫn tới tiến hóa là hoàn toàn sai về khoa học. Đó là điều đã rõ ràng đến mức không cần tranh cãi và không thể tranh cãi.
Thật vậy, phân tử DNA của thực vật và động vật cho phép tiến hành những thí nghiệm sinh sản chọn lọc để đạt được kết quả mong muốn. Chẳng hạn, một đặc điểm mong muốn có thể tạo ra ở loài chó bằng cách chọn lọc những con chó có những đặc điểm nhất định, rồi từ đó tiến hành những quy trình phối ngẫu, lai tạo để tạo ra những thế hệ con cháu có những đặc điểm mong muốn. Việc thực hiện quy trình sinh sản chọn lọc theo hướng chuyên biệt hóa này có thể tiếp tục từ thế hệ này tới thế hệ khác cho tới khi một giống chó mới được tạo ra, thỏa mãn một mong muốn hoặc một mục đích nào đó. Quy trình thí nghiệm này tương tự như cái mà thuyết tiến hóa gọi là “sự sống sót của con vật thích nghi tốt nhất”.
Nhưng mặc dù nhiều giống chó mới có thể được tạo ra bằng cách đó, không bao giờ chó có thể biến thành mèo. Tại sao vậy? Vì chọn lọc tự nhiên không bao giờ có thể mở rộng ra bên ngoài giới hạn của DNA – DNA không biến đổi trong quá trình chọn lọc tự nhiên, có nghĩa là loài này không thể biến thành loài khác. Đó là một khẳng định khoa học, và chỉ riêng một khẳng định này cũng đã đủ để đánh đổ thuyết tiến hóa!
Phương pháp chọn lọc qua sinh sản vừa nói cũng có thể áp dụng với hoa, quả, rau cỏ. Khoa học có thể tạo ra những thay đổi bên trong loài, nhưng không thể tạo ra loài mới!
Các nhà tiến hóa học cay đắng thừa nhận rằng cho đến nay họ vẫn không tìm thấy một bằng chứng nào chứng tỏ một loài này đã biến thành loài khác. Khái niệm tiến hóa vẫn đơn thuần chỉ là một giả thuyết trên trời không có bất cứ một bằng chứng nào cả!
Những bằng chứng thực tế phản lại chọn lọc tự nhiên
Nếu lý thuyết chọn lọc tự nhiên là đúng, người Eskimos ở Bắc cực phải có da lông dầy để giữ ấm, nhưng thực tế họ không có. Họ có lớp da bình thường như chúng ta.
Nếu chọn lọc tự nhiên đúng, người ở vùng nhiệt đới phải có da ánh bạc để phản quang, giữ cho thân thể mát mẻ, nhưng họ không có. Thậm chí họ có mầu da đen, hấp thụ nhiệt, hoàn toàn trái với lý luận của thuyết chọn lọc tự nhiên, rằng sinh vật sẽ xuất hiện những biến dị có lợi để thích nghi với môi trường.
Nếu chọn lọc tự nhiên đúng, người phương Bắc phải có nước da đen, nhưng họ lại có mầu da trắng, ngoại trừ người Eskimos có nước da giữa trắng và đen. Người Nga và các nước phương Bắc có nước da trắng, tóc hung và mắt xanh. Điều này trái với những gì mà người ta có thể dự đoán, nếu quả thật chọn lọc tự nhiên kiểm soát mầu da.
Nhiều nhà tiến hóa học lập luận rằng melanin (hắc tố) là một chất đóng vai trò như một tấm lá chắn tự nhiên, hình thành trong quá trình tiến hóa để bảo vệ những người sống ở vùng xích đạo. Nhưng các nhà tiến hóa lại quên một sự thật là người Eskimos có nước da tối mầu lại sống ở Bắc cực từ hàng ngàn năm nay. Suy ra lý thuyết về chất melanin trong da không ủng hộ thuyết tiến hóa. Người da đen thường sống ở vùng xích đạo, mặc dù da đen sẽ bất lợi hơn trong khí hậu oi bức nắng nóng. Da đen hấp thụ nhiệt từ tia mặt trời nhiều hơn da trắng. Con người không thể hiện một dấu hiệu nào của sự chọn lọc tự nhiên thích nghi với môi trường.
Lý thuyết cho rằng chọn lọc tự nhiên dẫn tới tiến hóa là hoàn toàn SAI vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra bất cứ cái gì trong DNA mà không có sẵn ngay từ khi sinh vật ra đời.
Động vật như gấu, hổ, sư tử, ngựa vằn sống gần xích đạo có bộ da lông dầy trong khi con người sống ở vùng Bắc cực có lớp da với bề dầy tối thiểu. Báo ở rừng nhiệt đới gần xích đạo có bộ da dầy tương tự như báo tuyết trên dãy Himalayas. Báo tuyết mọc lông dầy nhưng báo rừng nhiệt đới cũng sẽ như vậy nếu chuyển đến vùng khí hậu lạnh. Ngựa và chó cũng mọc lông dầy trong vùng khí hậu lạnh hơn. Chọn lọc tự nhiên không hoạt động như Darwin đã dự đoán một cách sai lầm.
Loài chim chứng minh chọn lọc tự nhiên là phản tự nhiên
Linh hồn của thuyết tiến hóa là chọn lọc tự nhiên. Khái niệm này dựa trên ý nghĩ cho rằng những thành viên trong loài khỏe hơn một chút, to hơn một chút, chạy nhanh hơn một chút sẽ sống lâu hơn để tạo ra con cháu với khả năng thích nghi tốt hơn. Sau hàng triệu thế hệ, những thay đổi sẽ tích tụ dần dần đến một lúc nào đó đủ lớn để tạo ra loài mới. Những thế hệ thích nghi tốt hơn này được gọi là những thế hệ chuyển tiếp quá độ hoặc thế hệ kết nối giữa loài cũ và loài mới.
Sự tưởng tượng đó nghe có vẻ rất hay ho đối với hươu nai. Con hươu đánh hơi thấy nguy hiểm nhanh nhất và chạy nhanh nhất để thoát khỏi kẻ thù ăn thịt có vẻ là một minh họa đặc sắc của lý thuyết con vật sống sót là con vật thích nghi tốt nhất. Nhưng hàng đống thí dụ khác trên cái “cây tiến hóa” cho thấy Darwin sai lầm.
Một trong những thí dụ rõ rệt nhất về sự vô nghĩa của tiến hóa là câu chuyện loài bò sát mọc cánh để tiến hóa thành chim. Làm thế nào để điều này xẩy ra? Các nhà tiến hóa không trả lời. Nhưng chắc chắn sự tiến hóa đó, nếu có, phải diễn ra từ từ từng tí một. Nghĩa là phải tồn tại những loài nửa bò sát, nửa chim với cái cánh cụt, không đủ để bay. Cái cánh cụt ấy phải trải qua những giai đoạn kéo dài, từ chỗ mới nhú ra, đến 1/10 cái cánh thật, rồi 2/10,… Một cái cánh như thế sẽ gây trở ngại lớn cho con vật, không những chẳng giúp ích gì cho nó thích nghi tốt hơn với môi trường, thậm chí còn đặt con vật vào tình thế nguy hiểm hơn. Vậy tại sao con vật lại phải chấp nhận một cái cánh cụt vô cùng bất tiện trong hàng ngàn hàng triệu năm như thế để tiến hóa? Rõ ràng là câu chuyện bò sát biến thành chim là một trong những chuyện hoang đường bậc nhất trong thuyết tiến hóa. Nói cách khác, chuyện bò sát mọc cánh để biến thành chim phản lại thuyết chọn lọc tự nhiên, hoặc nói gọn là phản tự nhiên.
Mang cá tiến hóa thành phổi: chuyện bịa đặt 100%
Chúng ta cũng được nghe các nhà tiến hóa kể rằng cá ở dưới nước nhiều khi quẫy mạnh khỏi mặt nước rồi rơi lên đất liền. Điều đó xẩy ra nhiều lần, thế là cá biến đổi dần dần để hóa thành một sinh vật sống trên cạn. Nếu đây là chuyện thần tiên kể cho trẻ con để kích thích trí tưởng tưởng thì cũng chẳng cần phải mất thì giờ để thảo luận, nhưng đó lại là một trong những câu chuyện nghiêm túc của lý thuyết chọn lọc tự nhiên dẫn tới tiến hóa.