ON THIS DAY 7 tháng 10. Nhớ cánh chim trời. Ngày Hạnh phúc và 18 lông chim. Khi người ta làm việc gì mà đặt trái tim mình vào đó thì nơi ấy việc ấy có linh hồn. Hoàng Kim chép lại dưới đây ba bài viết liên quan ngày này tại cùng một trang để hiến tặng bạn đọc: Ngày hạnh phúc và 18 lông chim; Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương; Lời thương và Thu Sài Gòn đẹp lắm em ơi với tôi là những kỷ niệm nhớ mãi. Tôi thăm cháu Hoàng Lê và tâm đắc trước câu nói hay “Nhận ra con người ta làm việc gì cũng cần phải đặt trái tim mình vào trong đó”. Tôi viết “Lời thương” cho người thân: Yêu thương và tôn trọng sẽ nuôi dưỡng sức khỏe, trí tuệ và nghị lực để sống tốt hơn.
Ban mai uống cà phê sớm, ngắm vườn cây xanh trước ngõ và nhớ cánh chim trời. Tôi nhớ câu chuyện Nhà tôi có chim về làm tổ với Ngày Hạnh phúc và 18 lông chim. Chim trời vườn nhà tôi bay đi thỉnh thoảng mới quay về. Những chiếc lông chim do bầy chim gửi lại thật gợi nhớ, như là niềm vui nhỏ mỗi ngày.
Ngắm ảnh Hoàng Kim ON THIS DAY của chàng phù thủy Mark Zuckerberg thật tuyệt vời, tôi thật sự yêu thích khi đọc lại bài thơ hay “Thu Sài Gòn cũng đẹp lắm em ơi” của bạn Hoahuyen Dao Ngoc. Tôi nhớ người thân và một tứ thơ họa vần bất chợt vụt đến: “Thu Sài Gòn cũng đẹp lắm em ơi” (1). Nhớ người thân cánh chim trời mãi miết. Gió se lạnh trời sương mù chuyển tiết. Chớm đông rồi nhớ giữ ấm nghe em… (Hoàng Kim).
Ngày Hạnh phúc và 18 lông chim là một câu chuyện hay mà tôi đã kể bạn nghe trùng khớp ngày Quốc tế Hạnh phúc và lưu dấu một sự kiện làm tôi nhớ mãi và chép lại dưới đây. Ngày 7 tháng 10 là một ngày thật đặc biệt. Lần trang sử cũ tôi tự hỏi: Lịch sử Việt Nam ra sao nếu ngày này năm xưa Hồ Chí Minh,Võ Nguyên Giáp không thoát hiểm?
Ngày này năm xưa là Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương: Năm 1947 – Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai thoại thoát hiểm….
Trong trận nhẩy dù xuống Bắc Kạn, Pháp đã bắt hụt Hồ Chí Minh. Theo Bernard Fall, ”tờ mờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1,137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ Chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát. Các kho hàng rơi vào tay Pháp cùng với 200 con tin Pháp-Việt mà Việt Minh mang theo khi họ rút khỏi Hà Nội cuối năm 1946.”
*
Ngày này trong lòng tôi là ngày hạnh phúc, là một ngày định mệnh may mắn thay đổi số phận của dân tộc Việt, là ngày tôi nhớ về con chim trời tự do bay lượn trong đời tôi. Nhớ cánh chim trời. Ngày hạnh phúc và 18 lông chim; Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương; Lời thương và Thu Sài Gòn đẹp lắm em ơi, với tôi là kỷ niệm nhớ mãi.
Hoàng Kim
Ba tài liệu dẫn
NGÀY HẠNH PHÚC VÀ 18 LÔNG CHIM
Hoàng Kim.
7 tháng 10 năm 2016 nhân việc Hồ Chí Minh Võ Nguyên Giáp thoát hiểm tạo nên Bước ngoặt lịch sử trong chiến tranh Đông Dương, tôi chép lại bài viết “Ngày hạnh phúc và 18 lông chim“: 20 tháng 3 năm 2014 là ngày quốc tế hạnh phúc,ngày xuân phân may mắn. Nhà tôi có chim về làm tổ. Tôi nhặt được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ dưới gốc Cây bồ đề nhà tôi ra lá non sau khi thăm Siêu lúa xanh ở Phú Yên.
Cây bồ đề nhà tôi ra lá non (ảnh: Hoàng Kim)
Bạn còn nhớ bài thơ Nhà tôi có chim về làm tổ mà tôi đã kể bạn nghe trước đây. Vườn nhà tôi có cặp chim trĩ về làm tổ sinh ra bầy chim trĩ con tuyệt đẹp. Những cây cao trong vườn có cò, chào mào, sáo sậu, yến, … và sóc về khá nhiều. Chim hót đủ giọng và sóc chuyền cành thật vui. Trong ngày quốc tế hạnh phúc tôi tìm được 18 lông chim trong đó có 9 lông chim trĩ (phượng hoàng đất)* rãi rác ở dưới gốc bồ đề, khóm trúc, vườn mai, khế, vú sữa … Thật đúng là sự may mắn an nhiên và niềm vui tình yêu cuộc sống.
NHÀ TÔI CÓ CHIM VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim
Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa
Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.
Cây sơri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.
Cây mai bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào công
Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !
Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm …
(*) Ghi chú: Chim trĩ (Phượng hoàng đất – Buceros bicornis) có nhiều loại chim trĩ đỏ , chim trĩ xanh, … và chim trĩ đen. Trong dân gian nó được ẩn dụ với loài chim phượng hoàng cao quý rất hiếm thấy, một trong tứ linh (long, ly, quy phượng), mà nếu ai gặp được thì rất may mắn. Theo Truyền thuyết về chim phượng hoàng thì Phượng hoàng là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương, biểu tượng của đức hạnh và vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã. Phượng Hoàng xuất hiện ở nơi đất lành và thời thịnh vượng, là điềm lành. Rồng và Phượng (hoàng) là biểu tượng cho hạnh phúc vợ chồng, hòa hợp âm dương và thường được trang trí, chúc phúc trong các đám cưới ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước châu Á. Theo Kim Anh nguồn VN Express. Phượng hoàng đất ở Tràng An thì phượng hoàng đất là hoàn toàn có thật. Phượng hoàng đất có tên khoa học là Buceros bicornis, loài to nhất trong họ hồng hoàng, cư trú trong một số khu rừng ở Việt Nam và Tràng An Ninh Bình là nơi được nhắc đến nhiều nhất . Chim trĩ nhà tôi là loài chim lông xanh đen (ảnh minh họa) mà tôi chưa có điều kiện để tra cứu kỹ ở Sinh vật rừng Việt Nam.
BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
Hoàng Kim
Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp thoát hiểm trong gang tấc, với một giai thoại đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Điều gì sẽ xẩy ra nếu người bị bắt là Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ không phải là người bị bắt nhầm là cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố thì nước Việt Nam sẽ đi về đâu?
Mục tiêu của Pháp mở màn Chiến dịch Việt Bắc để sau đó sa lầy và chịu thảm bại trong Chiến tranh Đông Dương là cuộc hành quân mang mệnh danh LÉA, lấy tên một ngọn đèo cao 1362 mét trên đường thuộc địa số 3 giữa Bắc Kạn và Cao Bằng. Quân Pháp tham chiến là lực lượng chọn lọc đặc biệt tinh nhuệ và với sự ra đòn sâu độc, chớp nhoáng này, nhằm: “Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt–Trung, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ…” [6]
Giai thoại kể rằng: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nấp sau một bụi cây khi quân Pháp đi tới, Giáp tưởng sẽ bị bắt, nhưng rồi quân Pháp đi qua không trông thấy nên hai người thoát được.”.
Câu chuyện đầu đuôi ra sao chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong các chuyên đề dưới đây “Bối cảnh lịch sử chiến dịch Việt Bắc”; “Diễn biến kết quả chiến dịch Việt Bắc”; “Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương”. Trước hết, nếu giả thuyết là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947, thì điều gì xẩy ra?