ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,882,885
Stories: 8,390,643
Profile image
0
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 33
Để tôi nhặt lại
Monday, December 5, 2016 8:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Trong đào tạo, từ cây lúa thơm ST, đã có 10 kỹ sư làm tiếp các đề tài lên thạc sĩ, riêng anh Trần Tấn Phương đã bảo vệ tiến sĩ hồi tháng 10.2011 chuyên về di truyền với đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thơm cao sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.

ST ra thế giới, nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi

Cuối năm 2011, đã có 5 đơn vị được Sở NN-PTNT Sóc Trăng trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”. Đó là Công ty Gentraco ở Cần Thơ, Công ty lương thực Sóc Trăng, Công ty TNHH Thành Tín, Công ty chế biến gạo chất lượng cao Sóc Trăng và cơ sở sản xuất lúa giống và gạo thơm Mỹ Xuyên. Cũng năm đó, lần đầu tiên, Việt Nam xuất khẩu được hơn 400.000 tấn gạo thơm, chủ yếu là giống Jasmine vì giống ST chưa có nhiều, mới đủ tiêu thụ nội địa.

Tình hình này đã thôi thúc kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các đồng sự dấn thân tiếp vào một kế hoạch mới. Họ đang làm đề án “Xây dựng liên minh nông dân và doanh nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất mới” với mục tiêu hàng đầu là “tăng thu nhập cho nông dân”. Nông dân trồng lúa thơm ST sẽ tăng thu nhập lên tối thiểu 20% trong năm đầu tiên và tiếp tục tăng trong năm thứ 2 và năm thứ 3 nhờ nắm bắt đầy đủ kỹ thuật canh tác. Cơ sở nào để có dự án này? Anh Cua cho biết giá gạo trắng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 chỉ nhỉnh hơn 400 USD/tấn dẫn tới hiệu quả sản xuất lúa gạo thấp. Trong khi đó, Công ty lương thực Sóc Trăng và Công ty TNHH Trung An ở Cần Thơ đã xuất khẩu gạo ST20 với giá 900 USD/tấn và đang thiếu hàng để bán.

Hồ Quang Cua hỏi: “Vậy ta có nắm được cơ hội này để thâm nhập sâu vào thị trường gạo cao cấp của thế giới không? Và ta có thể tổ chức sản xuất một vài chủng loại lúa đặc thù của Việt Nam, như ST, với mô hình doanh nghiệp liên kết với nông dân?”. Rồi tự trả lời: “Làm được nghĩa là chúng ta tạo được một quan hệ sản xuất mới, hữu cơ giữa nông dân và doanh nghiệp, điều mà Chính phủ vừa phê duyệt trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất lúa của Bộ NN-PTNT”.

Theo các tác giả dự án, gạo thơm ST20 và ST21 là gạo thơm cao cấp, rất được người tiêu dùng trung lưu thành thị ưa chuộng, bán được giá cao, nội địa bình quân 1 USD/kg, xuất khẩu tới 900 USD/tấn, như vậy là gạo Việt Nam bắt đầu cạnh tranh được với gạo thơm cao cấp của Thái Lan. Giờ  đây, nếu mô hình liên kết nông dân – doanh nghiệp được đầu tư làm bài bản ở quy mô lớn hàng ngàn héc ta ngay từ năm đầu, thì chẳng những gia tăng thu nhập ngay cho nông hộ và doanh nghiệp mà còn là mô hình để làm đúng việc liên kết bốn nhà trong cánh đồng mẫu.

“Mong ước cuối cùng của tôi là việc xác lập quan hệ sản xuất mới mang tính bền vững cho chuỗi giá trị, và gạo thơm Sóc Trăng sẽ có ngày được nâng lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới”, kỹ sư Hồ Quang Cua quả quyết như vậy.

Bài đã đăng trên báo Thanh Niên:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131007/gao-thom-st-ra-the-gioi.aspx


Vietnamese Dan Bau Music


Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam  Trở về đầu trang Gạo Việt chất lượng và thương hiệu  Con đường lúa gạo Việt Nam.

Myanmar đất nước chùa tháp
Posted on 16.11.2016

myanmar-dat-nuoc-chua-thapMYANMAR ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP

Hoàng Kim.

Tôi đến Myanmar hai lần nhưng cả hai lần đều ngắn ngủi, vì đó chỉ là sự quá cảnh Việt Nam qua Ấn Độ nên tôi dè dặt chưa dám viết gì nhiều về nơi này, ngoại trừ sự ám ảnh ấn tượng về đất nước chùa tháp và câu chuyện huyền thoại bà Aung San Suu Ky. Nói về Myanmar tôi nhớ ngay đến thầy Mai Văn Quyền, thầy Nguyễn Lân Dũng và anh Bulukhin Nguyễn Quốc Toàn, những người lưu trong tôi sự sâu đậm về đất nước kinh kim cương thừa.

myanmarThầy Quyền nghề nông của chúng tôi sang giảng dạy và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp ở Myanmar. Thầy đã mang về tặng cho tôi kỷ vật vô giá bức khảm tuyệt đẹp khu rừng thiêng dát đầy nắng vàng và cây xanh. Tôi trang trọng treo ở chốn tĩnh lặng để khi dâng hương ở bàn thờ Cha Mẹ lại thân thiết nhớ về những người thầy yêu mính trong đời mình.

ƠN THẦY

Cha ngày xưa nuôi con đi học.
Một nắng hai sương trên những luống cày.
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ.
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất.
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con.
Mắt cha lắng bao niềm ao ước.
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng.

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy.
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm.
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ.
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con.

Trên luống cày này, đường cày con vững.
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa.
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ.
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”.

(trích trong bài: Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời)

Myanmar1
Thầy Nguyễn Lân Dũng viết bài Myanmar ngày nay tổng hợp thật nhanh và thật ấn tượng về những điều kỳ diệu lạ lùng đang diễn ra ở đó.

Myanmar5
Anh Bulukhin lang thang hơn một tuần bên đó và đưa ra câu đố về bức phù điêu lạ “Vũ điệu bắn cung” do cậu con trai mang về từ Yangon.

Myanmar: Gian nan con đường dân chủ những tư liệu dưới đây giúp đúc thông tin Myanmar đất nước chùa tháp, đọc lại và suy ngẫm.

myanmar

Bài học con người và lịch sử văn hóa Myanmar, chúng ta sẽ còn nhiều lần quay lại.

Hoàng Kim

xem tiếp

MYANMAR GIAN NAN CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ

Blog VOA 16/11/2015

Trần Vinh Dự

Mặc dù việc kiểm phiếu chưa kết thúc, nhưng câu chuyện NLD (Liên minh Dân chủ Toàn quốc) thắng cử là câu chuyện chắc chắn. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử của Myanmar, cho dù cuối cùng thì phe quân đội có để cho NLD lên cầm quyền hay không. Ít ra thì cuộc bầu cử cũng đã được diễn ra và được công nhận rộng rãi là cuộc bầu cử tự do, theo nghĩa không có những chiêu trò gian lận làm ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử, và dĩ nhiên, việc đảng NLD thắng gần như tuyệt đối trên các ghế được đem ra bầu như vậy là việc quá ấn tượng.

Hai vế này cho thấy đảng USDP (Liên minh Đoàn kết và Phát triển) của phe quân đội cũng đã chơi “fair” ván bài mà họ chấp nhận chơi. Ở mặt khác nó cũng cho thấy rằng mặc cho các thành tựu gần đây mà giới lãnh đạo USDP đạt được trong lĩnh vực mở cửa và phát triển kinh tế, quần chúng Myanmar cũng vẫn kỳ vọng một sự thay đổi thực sự chứ không phải câu chuyện bình mới rượu cũ của USDP, và vì vậy họ đặt niềm tin vào NLD cũng như cá nhân bà Suu Kyi.

Chiến thắng của NLD được coi là một bước tiến về dân chủ ở Myanmar, tuy nhiên trước khi có những chuyện này, Myanmar đã có 2 nền tảng quan trọng của dân chủ. Đó là việc có nhiều đảng phái được công nhận (dù có được bầu cử dân chủ hay không), và người Myanmar cũng đã quen với văn hóa chính trị dân chủ. Sự kiện lần này đặt thêm một dấu mốc quan trọng nữa, nhưng nó không chỉ nằm ở chỗ NLD thắng, mà nó còn nằm ở chỗ USDP và lực lượng quân sự chấp nhận ván cờ bầu cử tự do, và chấp nhận kết quả của ván cờ này (ít nhất là theo những gì họ nói cho đến giờ).

Cũng có nhiều người đặt câu hỏi về việc liệu NLD có làm tốt vai trò lãnh đạo nền kinh tế. Điều này làm tôi nhớ câu nói của triết gia John Dalberg-Acton rằng “tự do không phải là phương pháp để đạt được mục tiêu chính trị tốt hơn, bản thân nó chính là mục tiêu chính trị cao nhất”. Vì thế cũng không nên đặt vấn đề là việc NLD lên cầm quyền là để phát triển kinh tế, và họ phải làm tốt hơn những gì USDP đã làm trong giai đoạn vừa qua. Thậm chí họ có thể làm tệ hơn trong một nhiệm kỳ, và có thể trong kỳ bầu cử sau họ sẽ thua, nhưng cái được là người dân Myanmar và nền chính trị đã chấp nhận sử dụng cơ chế bầu cử dân chủ để tìm ra người lãnh đạo theo ý mình. Đó mới là điều quan trọng nhất, hoặc nói như John Dalberg-Acton, đó mới là mục tiêu cao nhất.

Dân chủ hóa từ trên xuống

Prev23456NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.