ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,697,687
Stories: 8,400,344
Profile image
1
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 42
Để tôi nhặt lại
Monday, December 5, 2016 8:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Đó là chưa kể nó giúp Myanmar thoát khỏi một số phận bi thảm của một thuộc quốc (vassal state) của Trung Quốc. Chưa có quốc gia nào giàu mạnh lên được với số phận thuộc quốc của đế quốc này. Có lẽ lựa chọn của Myanmar cũng là bài học tốt cho một vài nước Đông Nam Á có vẻ như đang vì vài mối lợi ích trước mắt mà Trung Quốc bố thí mà tạm thời đánh mất mình như Campuchia chẳng hạn.

Vì thế, một điểm mà chắc chắn giới quan sát và lãnh đạo các nước có lợi ích liên quan mật thiết với Myanmar sẽ quan tâm là, dưới sự dẫn dắt của bà Suu Kyi và NLD, Myanmar sẽ thực hành một nền chính trị thực dụng như thế nào, và câu chuyện quan hệ của họ với Trung Quốc sẽ ra sao. Bà Suu Kyi đang tỏ ra nóng lòng để thực hiện vai trò lãnh đạo, và chắc chắn, bà sẽ muốn tạo ra một con đường riêng chứ không đơn giản là thực hiện tiếp những gì mà ông Thein Sein đang làm dang dở.

*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trần Vinh Dự

Trần Vinh Dự chuyên nghiên cứu, tư vấn, và viết về các vấn đề kinh tế của Việt Nam, Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài lĩnh vực sở trường này, ông cũng thường xuyên viết về các vấn đề quan hệ quốc tế liên quan tới Á Châu. Trần Vinh Dự tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học tổng hợp Texas ở Austin, làm chuyên gia tư vấn kinh tế cho tập đoàn ERS Group Inc., đồng sáng lập và là cố vấn cho Quỹ nghiên cứu Biển Đông.

Myanmar

MYANMAR NGÀY NAY

Blog Nguyễn Lân Dũng

Nhờ có Vietnam Airline mà càng ngày càng có nhiều người Việt Nam có thể bay từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh sang Myamar để du lịch hoặc tìm cơ hội hợp tác kinh tế. Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, tên của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Myanmar là tên quốc gia, trong khi Bama (Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông tục. Nhiều nhóm người Myanmar tiếp tục sử dụng tên “Burma” vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Australia, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên “Burma”, trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên “Myanmarr”.

Myanmar có diện tích lớn hơn nước ta nhiều (676 577 km2). Nước này có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Tính theo chiều dài bắc-nam thì dài tới 2090 km, bề ngang chỗ rộng nhất là 925 km. Tuy nhiên dân số ít hơn nước ta khá nhiều, theo thống kê vào tháng 7-2010 thì dân số nước này là 59,1 triệu người, mật độ bình quân chỉ có 87 người km2. Khi máy bay sắp hạ cánh xuống sân bay quốc tế của Thủ đô Yagon thì nhìn xuống chỉ thấy đồng ruộng mênh mông, không thấy một nhà cửa, xóm làng gì cả.
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar (135 sắc tộc khác nhau) đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này . Người Miên (Burma) chiếm tới 68%, dân tộc Shan (9%), Karren (8%), Rakhine (4%), các dân tộc còn lại không quá 4%. Có tới 89% người Myanmar theo Phật giáo (Thiên chúa giáo-5,6%; Hồi giáo- 3,8%; Hinđu giáo- 0,5%…).
Phật giáo được coi như quốc đạo với 500 000 tăng ni và hầu hết mọi người trong đời mình phải qua nhà chùa rèn luyện không dưới 3 năm (!). Họ theo giáo phái Nam Tông như Ấn Độ, chứ không phải Bắc Tông như Trung Quốc. Người ta gọi Myanmar là “đất nước chùa tháp” vì có tói hàng vạn đền chùa lớn nhỏ nằm trên khắp đất nước.

Vì điều kiện công tác chúng tôi chỉ có thể ghé thăm một số chùa nổi tiếng. Chùa vàng Swedagon có lẽ là rộng lớn nhất và đẹp đẽ nhất vì phủ bằng bàng thật. Các bạn nói tháp lớn nhất lắp bằng vàng khối chứ không phải chỉ mạ vàng. Người đông như hội, vào chùa đều phải đi đất, không được đốt một chút vàng mã nào (!). Họ đến bằng lòng thành kính và cầu mong mọi sự yên bình chứ không phải để cầu xin, tiền tài, bổng lộc. Trên tay họ chỉ có vài bông hoa , một chuỗi hoa hay một nén hương mà thôi. Tất cả đều yên lặng, thành kính và nhiều người mang theo cơm hộp để ở cà ngày trong đền.

Bạn kể chuyện cơn siêu bão Nargis đã tàn phá Myanmar khiến trên 100 000 người chết. Chùa Swedgon bị vỡ từng khối vàng lớn nhưng người dân dã thu gom lại để tái thiết chùa mà không thiếu một chút vàng nào (!)Hàng vạn cây cổ thụ bị đốn ngã, bạn đã tận dụng để tạo ra các bức tượng bằng gỗ quý có giá trị nghệ thuật rất cao

Chúng tôi được bạn đưa đi thăm bằng thuyền đến một ngôi chủa rất lớn ở giữa sông. Mọi người mua bỏng ném xuống sông và hàng đoàn cá nổi lên nuốt chửng những nắm bỏng lớn, trông thật vui mắt.

Chúng tôi còn đi thăm nhiều ngôi đền khác nữa mà không kịp nhớ nổi tên. Đặc biệt được đến thăm những con voi trắng mà người dân Myanmar vô cùng sùng bái.

Ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng tôi là người Myanmar trông ai cũng hiền lành, thánh thiện, Không có trộm cắp, đĩ điếm, cờ bạc, cãi cọ, đâm chém, cướp bóc, nghiện hút ( trừ Khu tám giác vàng quá đặc biệt ở biên giới ba nước mà chua có cách gì triệt phá nổi).., Từ sau khi tháo gỡ một phần cấm vận , xe hơi cũ đã được thay gần hết bằng xe hơi đời mới. Không có một chiếc xe máy trên đường phố, nhưng có những xe đạp cải tiến chở được hai khách ngồi quay lưng lại nhau trong một thùng bên cạnh, Xe máy có che ô chở được hai hành khách ngồi trên một ghế lắp phía sau xe.

Người Myanmar không ăn thịt chó nên rất nhiều chó trên đường phố, Đặc biệt là không thấy con nào sủa hoặc dữ tợn. Quạ và chim bổ câu bay khắp nơi- chứng tỏ môi trường thiên nhiên còn rất trong sạch. Đồng bằng Ayeyarwady, diện tích gần 50.400 km², phần lớn để canh tác lúa gạo. Vậy mà Myanmar không xuất khẩu được lúa gạo, vì mỗi năm chỉ làm có một vụ. Công việc thủy lợi không phát triển và hiện nay mới đang nhờ Việt Nam giúp đỡ. Nông dân Myanmar ưa một cuộc sống rất thanh đạm, không có ý định làm giàu và họ coi cuộc sống sau khi chết quan trọng hơn đời sống thực trên trần thế.
Việt Nam có rất nhiều cơ hội để hợp tác phát triển nông lâm thủy sản với Myanmar. Độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanmar góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanmar, bao phủ 49% diện tích đất nướ. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, keo, tre, lim, đước, dừa, cọ… Trên những cao nguyên phía bắc có sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác nhau bao phủ đa phần diện tích. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn quả nhiệt đới. Tại Vùng khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn. Có nhiều loài động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổ và báo có nhiều tại Myanmar. Ở vùng Thượng Myanmar, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà… Các loài động vật có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều – vượn, khỉ , cáo bay, heo vòi… Đáng chú ý là sự đa dạng về các loài chim với hơn 800 loài (vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến..). Trong số các loài bò sát có cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn , rùa… Hàng trăm loài cá nước ngọt là nguồn thực phẩm quan trọng. Năm 1994, đất canh tácchiếm 15,3% (chỉ mới 2% có tưới tiêu), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý…. Mức sống của người Myamar rất chênh lệch so với nhau. Một số nhỏ rất giàu có họ đến với các siêu thị lớn, hết sức hoành tráng, đi xe đời mới nhất và sở hữu những tài sản kếch xù. Còn phần lớn dân cư an phận sống cuộc đời rất thanh bạch nhưng lại cảm thấy thỏa mãn (!). Đó có phần tốt nhưng cũng là sức cản cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Prev45678NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.