Ngày 29/5/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump có bài phát biểu lịch sử về quan hệ Mỹ – Trung, trong đó ông tuyên bố Mỹ sẽ cắt bỏ quy chế đặc biệt dành cho Hồng Kông vì chính quyền Trung Quốc áp đặt Luật an ninh quốc gia cho vùng lãnh thổ này (xem toàn văn Bài phát biểu tại đây).
Không chỉ nước Mỹ mà các chính phủ Anh, Canada, Úc cùng hàng trăm chính trị gia trên thế giới và dư luận quốc tế đều phản đối hành động của chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên các quan chức và truyền thông của chính quyền Trung Quốc liên tục phản kích bằng quan điểm “Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không ai được phép can thiệp”. Vậy có phải là nước Mỹ thực sự “can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”?
Hồng Kông: Vấn đề xung đột mới giữa Mỹ – Trung
Năm 1992, sau khi chính phủ Anh và Trung Quốc ký thỏa thuận trao trả Hồng Kông, Nghị viện Mỹ ban hành Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ – Hồng Kông. Nội dung cơ bản của Đạo luật là Hoa Kỳ coi Hồng Kông như một phần tách biệt với Trung Quốc đại lục trong mối quan hệ thương mại, do đó Hoa Kỳ duy trì chính sách ưu đãi về thuế quan và cho phép xuất khẩu công nghệ nhạy cảm. Bởi vì Thỏa thuận Trung – Anh thống nhất rằng Hồng Kông sẽ áp dụng nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, trong đó các lĩnh vực kinh tế, hành chính… vẫn duy trì như dưới thời trực thuộc Anh. Nếu khi Hồng Kông trở nên ít tự chủ hơn, tổng thống Hoa Kỳ có thể thay đổi cách áp dụng Luật.
Năm 2019, sau khi người Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, Nghị viện Mỹ đã ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Nội dung chính của Đạo luật này là yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm cần đánh giá xem vị thế chính trị của Hồng Kông liệu có thay đổi và dẫn đến không phù hợp với quy chế thương mại ưu đãi của Mỹ hay không. Nói chung, việc ban hành các đạo luật 1992 hay 2019 của Mỹ với Hồng Kông hoàn toàn là công việc của bản thân nước Mỹ trong quan hệ đối ngoại.

Như vậy, nói chính xác là chính quyền Trung Quốc mới là bên thực sự đang can thiệp vào công việc nội bộ của nước Mỹ. Nhưng tại sao cách phát ngôn này thường xuyên được chính quyền Trung Quốc sử dụng? Có một thực tế phổ biến là các quan chức Mỹ hầu như không bao giờ hồi đáp lại các phát biểu phản đối kiểu này của chính quyền Trung Quốc, họ cũng không tỏ ra chịu ảnh hưởng bởi những điều đó. Như vậy, các phát biểu này của chính quyền Trung Quốc không thực sự có tác dụng, nhưng tại sao họ vẫn tỏ thái độ rất mạnh về các vấn đề này? Thậm chí Văn phòng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông gọi việc Mỹ dự định tước bỏ các ưu đãi với Hồng Kông là “dã man nhất, vô lý nhất và đáng xấu hổ nhất”.
Thực ra, các thể loại phát biểu này của các quan chức chính quyền Trung Quốc, trước hết là dùng để nhắm vào người dân Trung Quốc. Bởi vì với cộng đồng quốc tế nói chung, cách phản đối như vậy không được chấp nhận. Trong khi chính quyền Trung Quốc cần phải liên tục biện minh với người dân Trung Quốc về bất cứ hành động nào bị dư luận quốc tế phản đối. Không chỉ vấn đề Hồng Kông, các hành động như thảm sát sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn, cuộc bức hại những người tập Pháp Luân Công, đàn áp các Phật tử Phật giáo Tây Tạng, giam giữ hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương… Bất kì cá nhân hay tổ chức nào lên tiếng về những vấn đề đó đều nhận được phản ứng gay gắt từ chính quyền Trung Quốc, ngôn luận chủ yếu đều là “không ai được phép can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Biểu tình tại Mỹ là cái cớ “hả giận” của chính quyền Trung Quốc
Đúng vào dịp chính quyền Mỹ tuyên bố chấm dứt quy chế ưu đãi đặc biệt cho Hong Kong, tại Mỹ xảy ra tình trạng biểu tình ở nhiều nơi vì vụ việc một người da màu tên George Floyd bị cảnh sát khống chế dẫn đến tử vong. Các quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc tận dụng sự kiện này để công kích dữ dội nước Mỹ. Các kênh truyền thông lớn nhất của chính quyền Trung Quốc như báo Nhân Dân, Truyền hình Trung ương CCTV, Tân Hoa Xã… đều tập trung đưa tin về sự kiện này với các bình luận chế giễu. CCTV bình luận rằng nhân quyền kiểu Mỹ là “đạo đức giả và đáng ghê tởm”, và rằng các chính trị gia Mỹ “nên xin lỗi người dân của họ”.
Vậy nói như ngôn luận của chính quyền Trung Quốc thì chẳng phải cũng là đang “can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ?”. Phải chăng chính quyền Trung Quốc cũng đang dùng tâm sức để mong muốn cải biến tình hình nhân quyền nước Mỹ? Tất nhiên là không phải, đó là xuất phát từ tâm lý trả đũa, muốn làm cho “hả cơn giận”. Thực chất, chính quyền Trung Quốc luôn hy vọng tình hình nhân quyền các nước, đặc biệt là Mỹ ngày càng tồi tệ, để tiện cho việc biện minh các hành động chà đạp quyền con người tại Trung Quốc. Vậy sự khác nhau giữa các cuộc biểu tình tại Mỹ và Trung Quốc là gì? Chính là cách xử lý của xã hội và đặc biệt là chính phủ hai nước.
Khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đáp lại một dòng tweet của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bằng câu: “Tôi không thở được” (I can’t breathe) nhằm chế giễu tình trạng biểu tình tại Mỹ. Có người đã “chế giễu nước Mỹ” thêm nữa bằng cách nêu lại vụ án tương tự tại Trung Quốc, cho rằng “cảnh sát Mỹ “phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác”, một là đã để cho người ta quay video khi đang hành động, sau đó lại không tước lại điện thoại. Tiếp nữa không biết bôi nhọ người da đen kia bằng tội danh mua dâm để trước hết hạ thấp nạn nhân. Không biết tìm ra một nhân viên làm việc tạm thời để gánh tội, không xóa bình luận, không huy động dư luận viên để định hướng công chúng”. Đây chính là “quy trình” thông thường mà hệ thống chính quyền ĐCSTQ thực hiện với các vụ việc tương tự.

Cách ứng xử của chính phủ và xã hội Mỹ khác biệt căn bản là ở chỗ, thông tin hay quan điểm về vụ việc dù tốt xấu thế nào đều được công khai. Chính phủ (hành pháp) cũng chỉ là một trong ba lực lượng quyền lực trong hệ thống chính trị tam quyền phân lập, vì bên cạnh còn có tư pháp và lập pháp. Hơn nữa, loại quyền lực thứ tư chính là truyền thông báo chí, trong thực tế hoạt động cũng có sức mạnh và tính độc lập. Do vậy, quan điểm hay thông tin về mỗi vụ việc phải qua quá trình vận động ở một môi trường tự do mới có thể chứng minh được tính đúng đắn. Hơn nữa cái gọi là đúng đắn đó cũng có tính tương đối, cũng thường chỉ là điều được chấp nhận một cách phổ biến. Có nghĩa là khi người ta tìm thấy một điều hợp lý hơn thì cái cũ sẽ bị thay thế.
Ngay trong những ngày biểu tình tại Mỹ, người Mỹ vẫn hành xử rất đa dạng với nó. Vẫn có cảnh đốt phá, nhưng vẫn có những người dân tự giác đi thu dọn, có nhiều nhóm cảnh sát trấn áp hành động quá khích, nhưng có nhiều cảnh sát quỳ gối biểu thị đồng cảm với người biểu tình, thậm chí đi diễu hành cùng họ.
