ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,102,536
Stories: 8,395,094
Profile image
1
0
Tác giả: VNNews
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 16
Đổi mới giáo dục căn bản là đổi mới sự học
Tuesday, August 20, 2013 1:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đổi mới giáo dục đào tạo

trước hết phải đổi mới toàn diện, triệt để  sự học

                    Trần Đình Sử

Trung ương nêu chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước là một đề xuất đúng đắn và kịp thời. Nhưng xuất phát từ sự nhận thức nào về thực trạng, nguyên nhân và phương hướng là vấn đề đang cần được suy nghĩ thống nhất mới mong thực hiện có kết quả. Cách hiểu khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau. Là người làm nghề giáo dục hơn nửa thế kỉ, trước khi bàn đến vấn đề đào tạo giáo viên, tôi muôn nêu suy nghĩ của mình về thục chất yếu kém của ngành giáo dục của chúng ta và một số phương hướng khắc phục trong điều kiện hiện tại như một bối cảnh. Theo tôi nền giáo dục của ta kế thừa từ nền giáo dục trong hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm vốn mang nặng tính thực dụng và chắp vá, trải qua thời bao cấp với tư tưởng xã hội chủ nghĩa hẹp hòi, bài xích các kinh nghiệm nhân loại, những người làm giáo dục lúc đó chủ yếu kế thừa tư tưởng giáo dục của chế độ trước cách mạng tháng Tám cộng với ít nhiều tư tưởng cách mạng vô sản. Từ đó đến nay chúng ta chỉ cải cách theo lối vá víu, nền giáo dục chưa bao giờ được xây dựng một cách khoa học và toàn diện thì yếu kém là sự dĩ nhiên. Sự yếu kém ấy theo tôi, thể hiện ở hai phương diện cơ bản. Một là thể chế giáo dục cũ kĩ và hai là trình độ thấp kém của giáo viên cùng cơ sở vật chất thiếu thốn gần như thảm hại của ngành. Tính chất cũ kĩ của hệ thống giáo dục biểu hiện ở những giáo điều sách vở xơ cúng, quản lí quan liêu, vô cảm với nhu cầu học tập và đời sống của giáo viên và cơ sở vật chất của ngành (di sản của quan niệm thời chiến tranh, chế độ cấp phát, cơ chế xin cho, yêu cầu thắt lưng buộc bụng, có thì cho, không thì thôi). Trong thời bao cấp trì trệ, nhân tài không đòi hỏi bức thiết, giáo dục coi như lĩnh vực “không có vấn đề gì”, nhiều người nhớ lại còn ngây thơ rất lấy làm tự mãn! Ngày nay xã hội chuyển hướng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bằng cấp là cái cần thiết để kiếm việc, lại là cái có thể mua bán, thế là giáo dục trở thành thị trường đảo điên. Những yếu kém vốn có chưa bao giờ được nhận ra và khắc phục lập tức hiện ra bề mặt, không gì che đậy được nữa, khiến cho xã hội hầu như ai cũng thấy và lên án. Trên báo chí không ngày nào không có bài chê trách, lên án giáo dục, coi nó như là tội phạm làm nước ta lạc hậu, y như trong Lều chõng, Ngô Tất Tố coi chế độ khoa cữ là nguyên nhân khiến ta mất nước. Không ai phủ nhận được những cố gắng của ngành trong nhiều lần đổi mới giáo dục, chương trình và SGK cùng ít nhiều cơ sở vật chất, và các trường đại học sư phạm trong bao năm vẫn cố gắng đổi mới chương trình, cập nhật nội dung dạy học, nhưng những cố gắng ấy đều không cơ bản, tư tưởng giáo dục vẫn cũ, giáo viên và cơ sở vật chất vẫn không được đầu tư thỏa đáng, dẫn đến đổi mới giáo dục không hiệu quả. Phải hiểu đúng căn bệnh thì mới mong tìm đúng thuốc chữa. Đau ở phủ tạng mà chỉ dùng thuốc ngoài xoa thì làm sao mà cải thiện được?

Theo tôi tình hình giáo dục hiện nay, ngoại trừ các nguyên nhân về kinh tế, xã hội, đạo đức mà giáo dục gánh chịu như mọi ngành khác, là hội chứng tập trung của nhiều vấn đề chưa được quan tâm tồn đọng lâu ngày của nó. Tính chất cũ kĩ của thể chế giáo dục thể hiện ở các mặt bao gồm triết lí, mục tiêu, chính sách đầu tư, hệ thống đào tạo, chương trình, phương pháp, đãi ngộ, chế độ nhuận bút, hệ thống quản lí…  và trình độ yếu kém của giảng viên, giáo viên cùng cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu giáo dục bức thiết của xã hội hiện đại. Mặc dầu khẩu hiệu giáo dục là quốc sách nhắc đi nhắc lại nhiều lần đến nhàm chán mà vẫn không có chính sách tương ứng kèm theo. Chi vào đâu cũng không tiếc, còn chi vào giáo dục thì tính từng đồng. 20% ngân sách chi cho giáo dục là một con số tổng quát, trong đó bao gồm giáo dục hành chính, quốc phòng, công an, sự vụ, trong đó thực chi cho ngành giáo dục đại học và phổ thông chiếm vị trí khiêm tốn, mà thực tế có thể coi là không tằng gì. Chính vù vậy mà trường ốc xập xệ rách nát ở các vùng cao đã bao nhiêu năm vẫn không được cải thiện. Mục tiêu đào tạo con người xã hội chủ nghĩa đối với xã hội hôm nay là rất xa vời. Tư tưởng giáo dục đóng khung trong chủ nghĩa Mác khiến ta không học tập được kinh nghiệm giáo dục tiên tiến của nhân loại. Đãi ngộ quá thấp khiến giáo viên không tha thiết với nghề, do chật vật bươn chải mưu sinh không còn lòng dạ để nghiên cứu bài, soạn bài, chấm bài, trả bài cho tốt, không có động cơ để trau dồi, học tập nâng cao trình độ, không thu hút được người giỏi vào ngành. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu vốn tổ chức nghiên cứu khoa học không nâng cao được trình độ. Hệ thông giáo trình cũ kĩ, lạc hậu ít thay đổi, không cập nhật được nội dung đào tạo. Nhuận bút èo uột không ai muốn viết giáo trình. Một giáo sư nhà giáo nhân dân nói với tôi từ nay không viết giáo trình nữa, vì qúa thiệt. Vì vậy muốn thực sự đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện thì bắt buộc phải làm hai việc: 1. Thay đổi thể chế giáo dục và 2. Cải thiện đãi ngộ giáo viên và cơ sở vật chất. Không nên quá coi trọng vấn đề chương trình và SGK như hiện nay, bởi đó chỉ là khâu bề nổi, có ít ý nghĩa đối với cải thiện tình hình giáo dục hiện nay. Và cho dù có đầu tư nhiều tiền cho khâu ấy đi nữa, thì mấy thứ đó cũng không có tác dụng thay đổi giáo dục bao nhiêu. Có sách hay mà giáo viên không có động lực dạy hay học sinh không có động lực học tốt thì sách hay mà làm gì? Sách hay mấy mà phương pháp dạy học cũ thì cũng vô ích, bởi vì phương pháp hay có thể đem sách cũ dạy thành tri thức mới, còn phương pháp cũ thì có thể đem sách mới dạy thành tư duy cũ. Vấn đề phương pháp bao gồm phương pháp sư phạm và phương pháp bộ môn, gắn với toàn bộ thể chế giáo dục, chứ không phải chỉ đổi thay một vài cuốn giáo trình là giải quyết được.

Trong  viễn cảnh thay đổi hai vấn đề cơ bản nói trên thì vấn đề đào tạo giáo viên mới mong có cơ hội cải thiện. Trong nhiều vấn đề ngổn ngang và liên quan nhau tôi xin nếu một số suy nghĩ về đạo tạo giáo viên hiện nay, một khâu quan trọng bậc nhất của sự nghiệp giáo dục.

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.