ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,225,527
Stories: 8,391,917
Profile image
0
0
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 24
Kỷ niệm 12 năm ngày chèn sóng truyền hình để phát sự thật về Pháp Luân Công: Tưởng nhớ những anh hùng (Phần 1/3)
Friday, April 25, 2014 4:38
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một chương trình kéo dài 40 phút báo cáo sự thật về Pháp Luân Công đã được phát sóng đồng thời trên tám kênh tới 300.000 hộ có thuê bao truyền hình cáp tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm vào 12 năm trước. Gần 100.000 hộ đã xem các chương trình “Tự thiêu hay trò lừa bịp?” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền khắp thế giới.”

>> Tiếp theo  Phần 2    Phần 3

Sau đó, hàng chục nghìn thuê bao truyền hình cáp gần thành phố Tùng Nguyên, một thành phố vệ tinh của Trường Xuân đã xem các chương trình tương tự.

Nhân ngày kỷ niệm 12 năm sự kiện mang tính bước ngoặt này, chúng ta cùng tưởng nhớ các học viên dũng cảm đã đột phá sự phong tỏa thông tin cùng tuyên truyền áp đảo tại Trung Quốc và chiếu cho người dân ở Trường Xuân sự thật về Pháp Luân Công.

Mục lục

  1. Lương Chấn Hưng, người sáng lập đội
  2. Đội tinh nhuệ
  3. Huyền thoại Lưu Thành Quân
  4. Sự xôn xao tại thành phố Trường Xuân
  5. Những người hùng bị bắt giữ và tra tấn
  6. Những phiên xét xử lố bịch
  7. Lịch sử sẽ ghi danh họ
  8. Sự hi sinh của những người kiến lập tương lai
  9. Đổi lấy một tương lai tươi sáng

Toàn bộ thành phố Trường Xuân đã sốc và xôn xao vào đêm ngày 05 tháng 03 năm 2002.

Tám kênh truyền hình cáp tại Trường Xuân đã đồng thời bị chèn sóng và phát đi các video giảng chân tướng Pháp Luân Công. Nhiều người xem ngạc nhiên đã gọi cho bạn bè của họ để bật TV lên: “Bạn có biết rằng vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn đã được dàn dựng? Bạn có biết rằng Pháp Luân Công đã hồng truyền khắp thế giới? Tất cả sự vu khống về Pháp Luân Công chỉ là tuyên truyền của chính phủ…”

“Chúc mừng các bạn!” Nhiều người đã vui mừng cho các học viên Pháp Luân Công. Một số nghĩ rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kết thúc và danh tiếng của Pháp Luân Công đã được khôi phục.

Nhiều học viên cũng nghĩ như thế. Họ đi ra ngoài, nói với mọi người sự thật về Pháp Luân Công và truyền đi các tài liệu thông tin. Thậm chí ngay cả cảnh sát mặc thường phục, những người xem chương trình đã nói: “Làm tốt lắm! Hãy tiếp tục phát huy!” Mọi người nghĩ rằng thời kỳ đen tối nhất đã qua và họ trở nên an tâm để có thể hít thở bầu không khí tự do.

Một sĩ quan quân đội đã gọi điện thoại khẩn cấp đến người bạn tu luyện Pháp Luân Công của anh ấy: “Bạn phải rời đi ngay bây giờ.” Thiết quân luật đã được ban ra và binh lính đang tới. Toàn bộ cảnh sát trong toàn thành phố đã được cử đi để tìm kiếm các học viên đã thâm nhập mạng cáp quang và phát sóng các video.

Các nhà lãnh đạo của thành phố Trường Xuân và tỉnh Cát Lâm, vốn đang trong Kỳ họp Quốc hội lần thứ 15 tại Bắc Kinh, đã sợ hãi và hoảng loạn. Mật lệnh từ Giang Trạch Dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc đó và người chỉ huy cuộc đàn áp Pháp Luân Công, là các đơn vị thực thi pháp luật bắt giữ không khoan hồng tất cả những ai liên quan. Thứ trưởng bộ công an lúc đó là Lưu Kinh đã bay tới Trường Xuân để giám sát.

Tại sao ĐCSTQ lại hoảng sợ như vậy? Điều gì đã khiến họ phản ứng bằng bạo lực như vậy? Tại sao sự kiện này có tác động sâu sắc đến Trung Quốc và cộng đồng quốc tế? Tại sao chúng ta coi các học viên Pháp Luân Công có liên quan như những anh hùng trong việc đột phá sự phong tỏa thông tin ở Trung Quốc?

Hãy trở về 12 năm trước và xem lại sự kiện kinh ngạc này.

1. Lương Chấn Hưng, người sáng lập đội

Một người giàu có thay đổi

Lương Chấn Hưng, một nhà bất động sản thành công

Lương Chấn Hưng là một nhà bất động sản thành công có đến hàng trăm nghìn nhân dân tệ vào đầu những năm 1990. (Ghi chú của ban biên tập: Mức lương tháng trung bình của một giáo sư đại học thời đó là khoảng 500 nhân dân tệ.) Anh đã sống rất vương giả.

Năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí đã truyền dạy Pháp Luân Công ra công chúng tại Trường Xuân. Hàng nghìn người dân địa phương đã nhanh chóng tu luyện. Nhà của Lương Chấn Hưng sát cạnh một điểm luyện công tại Quảng trường Văn hóa. Anh thường xem các học viên luyện các bài công pháp bất quản thời tiết và đã bắt đầu ngưỡng mộ họ.

Cuối cùng anh đã tham gia một điểm luyện công do tò mò vào một buổi sáng mùa đông năm 1996. Anh đã không thể tin được rằng việc hướng dẫn là miễn phí. Các bài tập khiến anh cảm thấy dễ chịu. Anh đọc Chuyển Pháp Luân và các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã cho anh biết mục đích thực sự của cuộc sống.

Anh đã bỏ rượu và các thói quen xấu khác. Cuộc hôn nhân của anh, vốn sắp tan vỡ nay được hàn gắn lại. Lương Chấn Hưng đã trở thành một người khác. Anh đã nói cho rất nhiều bạn bè cùng người thân về Pháp Luân Công và sớm trở thành một điều phối viên tại điểm luyện công địa phương.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công và thỉnh nguyện hòa bình

Theo một thăm dò của chính phủ, đã có trên 70 triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước năm 1999. Sự phát triển nhanh chóng của Pháp Luân Công đã khiến đảng cộng sản lo sợ.

Vào ngày 19 tháng 07 năm 1999, tất cả các đơn vị thực thi pháp luật đều ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Vào ngày 20 tháng 07, chế độ Trung Cộng đã ban hành lệnh bắt giữ trên toàn quốc. Tất cả các phương tiện truyền thông, bao gồm báo chí, đài phát thanh, truyền hình và mạng lưới Internet đã bắt đầu vu khống Pháp Luân Công.

Đảng đã tạo dựng đủ loại lừa dối để tấn công Pháp Luân Công và kích động thù hận đối với môn tu luyện này.

Lương Chấn Hưng và các học viên khác đã hỏi nhau: “Chúng ta nên làm gì?” Họ đều biết rằng Pháp Luân Công là tốt và Chân-Thiện-Nhẫn là chân lý mà họ sẽ tiếp tục giữ trong suốt phần đời còn lại.

Lương Chấn Hưng đã tự nhủ: “Tất cả chúng ta đã hưởng lợi từ Pháp Luân Công. Giờ đây trách nhiệm của chúng ta là bảo vệ lẽ phải và khôi phục lại danh tiếng của môn tập.”

Trở lại những năm 1990, cách để thực hiện điều đó là đi đến Văn phòng Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh và đăng ký đơn khiếu nại. Vào lúc bắt đầu cuộc đàn áp, hàng nghìn học viên đã tới Bắc Kinh mỗi ngày và cố gắng làm điều đó.

Các học viên đã nghĩ rằng trái tim chân thành, tâm trí thuần khiết và những nỗ lực tỉ mỉ của họ trong việc làm rõ sự thật có thể thay đổi chính sách của ĐCSTQ. Nó chỉ ra rằng họ đã quá ngây thơ.

ĐCSTQ đã dựa vào bạo lực để duy trì quyền lực. Tất cả các học viên tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và gửi trở lại quê nhà của họ.

Cảnh sát đã đợi ở Văn phòng Khiếu nại Quốc gia để bắt giữ các học viên. Lương Chấn Hưng cùng các bạn của anh cũng nằm trong số những người bị bắt. Họ đã bị xét xử và bỏ tù hoặc bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức, tất cả đều không theo đúng thủ tục.

“Tam kiếm khách” trong trại lao động

Lương Chấn Hưng đã cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công dù có phải chịu đựng tra tấn như thế nào đi nữa. Trong năm 2000, anh đã bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức Vi Tử Câu tại Trường Xuân, nơi anh gặp Lưu Thành Quân và Lưu Hải Ba, những câu chuyện của họ sẽ được kể sau này. “Ba chàng kiếm khách” đã cùng nhau bắt đầu chiến đấu vì công lý và tự do.

Bất cứ khi nào trại lao động cưỡng bức vu khống Pháp Luân Công, họ sẽ đứng lên và nói rõ sự thật. Thậm chí cả trong các hội nghị quy mô lớn với sự hiện diện của những người đứng đầu chính quyền địa phương và hệ thống tư pháp, ba người đàn ông đã dũng cảm lên tiếng cho Pháp Luân Công. Mỗi lần như thế, họ đều bị đánh đập tàn nhẫn nhưng họ vẫn làm vậy trong lần tiếp theo.

Để kích động công chúng thù ghét Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã dàn dựng màn “tự thiêu” khét tiếng trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 01 năm 2001. Chính quyền Trung Quốc đã đổ lỗi cho Pháp Luân Công xúi giục các học viên tự thiêu. Phương tiện truyền thông cũng khởi động một làn sóng mới để công kích Pháp Luân Công.

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.