ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,831,332
Stories: 8,387,497
Profile image
0
0
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 57
Kỷ niệm 12 năm ngày chèn sóng truyền hình để phát sự thật về Pháp Luân Công: Tưởng nhớ những anh hùng (Phần 2/3)
Friday, April 25, 2014 4:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tiếp theo Phần 1  và  Phần 3

4. Sự xôn xao tại thành phố Trường Xuân

Lúc 7 giờ 19 phút tối, ngày 05 tháng 03 năm 2002, tám kênh truyền hình cáp tại thành phố Trường Xuân đồng thời phát sóng đoạn phim “Tự thiêu hay là trò lừa bịp?” và “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới.” Lúc đầu, khán giả đã bị chấn động. Mọi người bắt đầu gọi điện cho bạn bè và người thân, bảo nhau cùng bật tivi lên xem đoạn phim về Pháp Luân Công.

Khi Trương Trung Dư, Phó tổng biên tập của tạp chí địa phương Lantaineiwai (Lan Đài Nội Ngoại), đi vào một quán nhỏ thì thấy một đám người vây quanh TV đang sôi nổi bàn luận. Khi chủ quán thấy Trương mang bộ dạng cán bộ liền khẩn trương đổi kênh. Nhưng đổi hết các kênh đều là chương trình giống nhau: “Tự thiêu hay là trò lừa bịp?”

“Chương trình rất hay. Xem cái này đi.” Trương vừa dứt lời, chủ quán và mọi người liền yên tâm ngồi xem.

Người dẫn chương trình đang phân tích bản tin do CCTV (Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc) từng phát sóng tuyên bố có một nhóm học viên Pháp Luân Công tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Người dẫn đã chỉ ra từng sơ hở trong chương trình của CCTV. Khán giả nhanh chóng hiểu ra cái được gọi là “bản tin” chỉ là tuyên truyền giả dối được dàn dựng để phỉ báng Pháp Luân Công. Và, cùng lúc đó thì tính mạng của một trong những “diễn viên” đã chấm dứt.

Chương trình kế tiếp là “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới” cho thấy hàng nghìn các công bố và giấy chứng nhận từ chính phủ các nước và các tổ chức trên toàn thế giới trao tặng cho Pháp Luân Công. Chương trình cũng đưa ra bằng chứng chứng minh Pháp Luân Công đã được chào đón ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vào ngày 06 tháng 12 năm 2010, tờ tạp chí The Weekly Standard đã xuất bản một bài báo dài có tựa đề “Xâm nhập sóng vi tế: Cách những người tử đạo vô danh Trung Quốc trợ giúp cho sự nghiệp tự do của toàn thế giới.”

Câu chuyện tường thuật lại sự kiện xảy ra vào tối hôm đó:

“Chương trình về Pháp Luân Công đã được phát trên 8 kênh truyền hình trong 50 phút, thu hút hơn một triệu khán giả, tin tức truyền ra người xem ngày càng nhiều, mọi người gọi điện cho nhau, bảo nhau bật TV lên ngay lập tức. Ở một số vùng lân cận, các quan chức trung cộng tại địa phương trở nên tuyệt vọng nên đã cắt điện khiến đường phố chìm vào bóng tối.

“Ở những nơi khác, chẳng hạn như gần Quảng trường Văn hóa, người dân tràn xuống đường ăn mừng. Lệnh cấm được gỡ bỏ rồi! Pháp Luân Công được minh oan rồi! Một vài học viên từ các nhà máy và nơi trú ẩn bước ra công khai phát tài liệu. Hàng xóm, trẻ em, người xa lạ, thậm chí cả bà cụ mang băng tay đỏ cũng đến gần bọn họ, mọi người trò chuyện vui vẻ cùng lúc, sôi nổi, cười nói, vỗ vai họ tinh nghịch, và chúc mừng họ.

“Một vài người hoài nghi đoạn phim không phải do chính phủ phát sóng, nhưng vẫn vui vẻ cười và nhẹ nhàng hỏi: ‘Sao các bạn làm được vậy? Các bạn Pháp Luân Công thật tuyệt vời!’ Hơn nữa lúc này thoạt nhìn mọi người tựa như rất đời thường. Vui vẻ nói cười đến tận 10 giờ tối không ngớt….”

Người dân ở Trường Xuân khi đã biết chân tướng, họ đứng về phía Pháp Luân Công và chửi mắng chính quyền vì đã đặt điều cho những người tốt.

Tại một quầy thức ăn bên trong một tòa nhà, một phụ nữ hỏi chủ quầy: “Ông có xem chương trình Pháp Luân Công tối hôm qua không?” Ông trả lời rằng mình đã xem. Cô ấy thở dài tiếc nuối: “Tối hôm qua, tôi không xem TV. Tiếc thật!”

Một người dân tại thành phố Trường Xuân, anh Ngụy Lợi Sinh nói: “Sáng sớm ngày 06 tháng 03, ngay khi đến cơ quan, sếp của tôi liền nói: “Pháp Luân Công thật lợi hại. Giờ dân chúng đang bàn luận về vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Pháp Luân Công nói trên TV là nó được đảng cộng sản ngụy tạo để hãm hại Pháp Luân Công, rằng Pháp Luân Công đã hồng truyền trên toàn thế giới…’”

ĐCSTQ hoảng sợ

Những báo cáo của ĐCSTQ đã cố tính che dấu niềm vui của dân chúng, chỉ nói rằng đồn cảnh sát địa phương đã nhận được 2.000 cuộc điện thoại báo về chương trình phát sóng.

Đối với thành phố hàng triệu dân, hàng vạn quan chức đảng cùng hàng nghìn cảnh sát các cấp, những người mà đã xem đoạn phim phát sóng trong giờ vàng, thì con số 2.000 cuộc gọi đó, trên thực tế là một tỉ lệ rất nhỏ.

Và số lượng cuộc gọi tương đối thấp đã nói lên một điều rằng: hầu hết các đảng viên, cán bộ chính phủ, và công an đã xem TV thay vì thông báo cho chính quyền.

Vào ngày 06 tháng 03, có một phiên tòa dự kiến dành cho 10 học viên Pháp Luân Công bị bắt vì phân phát các tài liệu giảng thanh chân tướng. Sau khi xem chương trình phát sóng vào tối hôm trước, hàng nghìn người dân đã đến tòa án để xem chính quyền định che dấu sự dối trá của họ ra sao.

Một vài người quan sát bên người phiên tòa nói chuyện với nhau: “Người ta phát tờ rơi Pháp Luân Công là nói lời thật, không có phạm pháp, người ta vô tội, các người xử cái gì?” Đáp lại hàng nghìn người dân tham dự phiên tòa, chính quyền đã bố trí xe cảnh sát và lực lượng quân sự tới để “bảo vệ” tòa án.

Nhưng dân chúng còn chưa biết, rằng tổng bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã tức giận đến mức ra mật lệnh “giết không tha.” Lưu Kinh, lãnh đạo cao nhất Phòng 610, một tổ chức được thành lập ở các cấp chính phủ chỉ để bức hại Pháp Luân Công, đang đêm đã đáp máy bay tới Trường Xuân để giám sát các đợt lùng bắt quy mô lớn.

Các tiểu đoàn quân sự tiến vào thành phố Trường Xuân đêm đó. Tất cả cảnh sát được lệnh bắt tất cả các học viên Pháp Luân Công trong thành phố, mỗi cảnh sát đều có chỉ tiêu bắt người, nếu không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị cách chức.

Lệnh ban bố từ cơ quan cấp cao hơn đơn giản là: “Bắt giữ học viên Pháp Luân Công không cần bất cứ thủ tục pháp lí nào.” Một cảnh sát nói: “Thượng cấp có lệnh giết người phóng hỏa đều không quản, chỉ tập trung vào bắt các học viên Pháp Luân Công.”

Trong đợt lùng bắt thứ nhất, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ. Các cuộc thẩm vấn và tra tấn được tiến hành ngay lập tức để lần ra các học viên có liên quan đến việc chèn sóng truyền hình cáp.

5. Những người hùng bị bắt giữ và tra tấn

Lôi Minh

Là người cuối cùng rút khỏi điểm chèn tín hiệu, Lôi Minh là người bị bắt đầu tiên vào tầm 8 giờ tối, ngay sau khi phát sóng và bị giam giữ tại Đồn công an Thanh Minh. Ký giả rất nhanh biết được về vụ bắt giữ nên đã kéo đến đồn cảnh sát, nhưng họ bị các nhân viên đẩy ra ngoài. Đêm hôm đó, anh Lôi bị chuyển tới phòng công an thành phố.

Ảnh minh họa phương thức tra tấn: Ghế hổ

Tại phòng công an, anh bị đánh đập nhưng không hề nao núng. Cơ quan quyền lực cấp cao hơn nhanh chóng can thiệp. Anh Lôi bị bịt mắt đưa tới một tầng hầm tại Khách sạn Tịnh Nguyệt Đàm. Tầng hầm được trang bị đầy đủ tất cả các loại thiết bị tra tấn như: ghế hổ, dùi cui điện, túi nhựa để bịt đầu, một thanh sắt nóng đỏ, loa phóng thanh, v.v… Trong khoảng 5 giờ đồng hồ tra tấn, Lôi Minh bị trải qua tất cả các khốc hình này, chịu đủ mọi đau đớn chết đi sống lại.

Nhưng chính quyền không muốn anh chết quá nhanh, vì vậy anh đã bị khốc hình 4 ngày đêm. Khi bị chuyển tới Trung tâm giam giữ Thiết Bắc, người giám sát đã bị sốc khi thấy cơ thể sưng phù và biến dạng của anh nên đã từ chối nhận, nhưng cảnh sát nói đây là “trường hợp đặc biệt” lệnh cho họ phải nhận.

Ở trong phòng giam, các tù nhân đếm các vết phỏng do bị đốt, bị sốc điện cùng các vết thâm tím trên cơ thể Lôi Minh. Tù nhân trưởng phòng giam nói: “Trước đây, tôi không tin Pháp Luân Công bị đàn áp dã man như thế, hôm nay tôi hoàn toàn tin rồi. Tôi cũng tin ĐCSTQ ngày kia sẽ sụp đổ.”

Anh Lôi đã bị kết án bất hợp phát 17 năm tù sau một phiên xét xử lấy lệ.

Lưu Thành Quân

Vào tối ngày 23 tháng 03, 20 xe cảnh sát bao vây làng Sơn Hậu Truân ở huyện Tiền Quách. Cảnh sát đột nhập vào nhà chú của anh Lưu và đưa cô của anh đến đồn cảnh sát gần đó để thẩm vấn. Họ còn đe dọa sẽ bắt người mẹ 84 tuổi của anh đi. Do áp lực quá lớn, cô của anh đã tiết lộ nơi anh đang trốn.

12NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.