ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,255,569
Stories: 8,391,979
Profile image
1
0
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 293
Kỷ niệm 12 năm ngày chèn sóng truyền hình để phát sự thật về Pháp Luân Công: Tưởng nhớ những anh hùng (Phần 3/3)
Friday, April 25, 2014 4:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tiếp theo Phần 1Phần 2

7. Lịch sử sẽ ghi danh họ

Các phương thức tra tấn trong tù

Lưu Thành Quân bị đưa tới đại đội 1 của Nhà tù số 2 tỉnh Cát Lâm (còn lại là Nhà tù Cát Lâm). Quản ngục Lý Cường, phó quản ngục Lưu Trường Giang, đại đội trưởng Triệu Kinh và đội phó Vương Kiến Khổng đã xúi giục các phạm nhân tra tấn anh.

Anh Lưu bị kéo vào thủy phòng. Anh bị đánh mạnh đến mức mấy cây gậy và tấm ván gỗ gẫy nát. Mông bị đánh sưng rất lớn, rỉ nước, ngay cả quần lót cũng cởi không được. Lính canh rút thắt lưng quật vào mặt anh, đặc biệt vào mắt, khiến nút cài trên thắt lưng cũng bị đánh vỡ. Một phạm nhân chứng kiến tra tấn đã bội phục nói: “Lưu Thành Quân quả là thiết hán, bị đánh như vậy mà không kêu tiếng nào.”

Cuối tháng 08 năm 2003, anh Lưu bị chuyển tới đại đội 5. Triệu Kinh chuyển công tác đến đây làm đại đội trưởng, cùng đội phó Lâm Chí Bân. Họ và phạm nhân Quách Thụ Thiết hợp tác với nhau để cùng ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Anh Lưu luôn cự tuyệt lao động nô lệ tại bất cứ trung tâm giam giữ, trại lao động hay nhà tù nào, vì vậy mà anh bị bức hại ngày càng nghiêm trọng hơn. Anh đã tiến hành tuyệt thực để phản đối.

Anh đem thẻ mua đồ trong tù của mình cho các học viên Pháp Luân Công khác dùng. Dặn dò họ mua chút thực phẩm dinh dưỡng cho các học viên đang bị biệt giam và những người có nhu cầu dinh dưỡng nhất. Thấy một vị đồng tu y phục bị rách, anh lấy áo của mình giúp vá lại, một mặt cùng mọi người hát ca khúc “Chúc phúc”. Đó là bài hát do các đệ tử Đại Pháp tự soạn, để khích lệ nhau tiếp tục kiên định bước trên con đường Chính Pháp.

Tuyệt thực 10 ngày, anh trông rất gầy yếu, nói chuyện cũng rất khó khăn. Anh bị đưa tới bệnh viện và được chẩn đoán bị chứng niệu độc. Anh bị chuyển tới bệnh viện quân đội và sau đó là Bệnh viện Trung tâm tỉnh Cát Lâm. Cả hai bệnh viện đều thông báo rằng mạng sống của anh đang rất nguy kịch.

Ngày 21 tháng 10, nhà tù thông báo cho thân nhân của anh Lưu. Khi đó chị của anh Lưu, học viên Pháp Luân Công Lưu Lâm, được thả khỏi trại lao động chỉ mới hai ngày. Mọi người nhanh tới Bệnh viện Trung tâm tỉnh Cát Lâm, khi đó anh chỉ còn chút hơi tàn: cả người gầy như que củi, toàn thân khắp nơi là vết thương, hốc mắt sâu. Thị lực của anh rất kém, cổ họng bị nhiễm trùng nặng do bị bức thực, suy tim và thận nghiêm trọng.

Lưu Lâm nắm tay anh, khóc nói: “Chị sẽ bảo lãnh cho cậu ra ngoài điều trị. Chúng ta sẽ sớm về nhà thôi.” Lưu Thành Quân khó khăn đáp: “Gì…cũng…đừng…chấp…trước.” Anh nhìn chị đang rơi lệ, muốn khích lệ chị như một đồng tu,….

Sự ra đi của một linh hồn cao thượng

Nhà tù đồng ý để gia đình anh Lưu bảo lãnh cho anh ra ngoài điều trị y tế. Tuy nhiên, Phòng 610 quận Nông An, quê hương của anh Thành Quân, đã từ chối. Lưu Thành Quân bị đưa trở lại biệt giam trong tù vào đầu tháng 12. Khi đó anh đã không thể tự đứng dậy, đại tiện mất kiểm soát.

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, anh Lưu được chuyển tới Bệnh viện Liên kết Trung-Nhật. Khi đó là đêm Giáng Sinh, cả thế giới bên ngoài đang đắm mình trong không khí lễ hội. Chỉ còn một chút hơi tan, Lưu Thành Quân muốn giấy bút để viết xuống 5 chữ cuối cùng: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Ngày 25 tháng 12, khi gia đình anh đến, thấy anh thất khiếu chảy máu, trên người tất cả đều là máu, mạch máu trên đùi như thể bị bung ra, mặt đất toàn là máu. Toàn thân anh đầy thương tích, khí quan suy kiệt, nói chuyện rất khó khăn. Nhưng anh cố gom chút sức lực cuối cùng chỉ tay về phía người tù nhân đã chăm sóc anh trong bệnh viện, nói: “Anh ấy… đã giúp tôi… dọn phân… và nước tiểu… Sau khi… tôi chết…, mọi người… hãy … chăm sóc… anh ấy… Cứu… độ… anh ấy.” Lúc đó, mọi người không khỏi động lòng rơi lệ.

Khoảng 4 giờ sáng ngày 26 tháng 12, sau 21 tháng chịu đựng tra tấn, Lưu Thành Quân đã rời bỏ chúng ta, lúc đó anh chỉ mới 32 tuổi. Vào hôm đó, nhà tù huy động rất đông cảnh sát, bất chấp thân nhân phản đối, không cần khám nghiệm tử thi, cưỡng chế hỏa táng.

Thấy con trai chết thảm, mẹ anh khóc ngất đi. Cha anh, ông Lưu Trường Thái, đột nhiên nổi lên một khối u cỡ quả trứng gà ở cổ, hô hấp khó khăn, thiếu chút nữa cũng qua đời. Ông nói: “Tôi nhất định phải đòi lại công bằng cho con trai tôi, nếu không tôi không cách nào sống tiếp được nữa! Tôi nghĩ thế nào cũng không thông, một người làm người tốt, một lòng hướng thiện, tại sao bị giết hại ác độc thế này. Luật pháp, công lý ở đâu? Nhân gian chính nghĩa ở chỗ nào? Bọn họ dùng thủ đoạn ác độc hại chết con tôi? Con tôi lúc sắp chết lỗ mũi, lỗ tai, bắp đùi mọi chỗ đều chảy đầy máu, rốt cuộc là tại sao?!”

Sau cái chết của anh Lưu, “Phòng 610” địa phương lại tiếp tục đến sách nhiễu và giám sát gia đình họ. Lưu Lâm bị bắt trở lại vào ngày 17 tháng 12 năm 2004, giam tại trung tâm giam giữ khoảng một năm. Ngày 28 tháng 03 năm 2005, cha của anh Lưu qua đời vì quá đau buồn.

Tấm lòng trung nghĩa chiếu rọi sử xanh

Vào chiều ngày 05 tháng 09 năm 2007, Quỹ Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương tại Úc đã tổ chức Lễ trao giải Nhân Quyền năm 2007 tại Tòa nhà Quốc hội New South Wales. Anh Lưu Thành Quân, một học viên Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giết hại vì đã chèn sóng vào mạng truyền hình cáp để phát đi chân tướng về Pháp Luân Công, là người nhận giải thưởng Fildelity Vindicator.

Tên Trung Quốc của giải thưởng, dịch trực tiếp là: “Đan tâm chiếu hãn thanh” (Tấm lòng trung nghĩa chiếu rọi sử xanh). Câu này bắt nguồn từ bài thơ nổi tiếng của một anh hùng dân tộc thời Nam Tống tên là Văn Thiên Tường. Bài thơ có câu: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.” (Đời người ai mà không chết, giữ lấy tấm lòng son chiếu rọi sử xanh)

Quỹ Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương tôn vinh anh Lưu Thành Quân vì đã đưa chân tướng tới hàng triệu khán giả xem truyền hình và là một tấm gương điển hình cho phong trào bảo vệ quyền lợi của các tổ phi chính phủ. Anh xứng đáng với giải thưởng Fidelity Vindicator. Hành động bảo vệ nhân quyền của anh đã đi vào lịch sử. Trong bài phát biểu của mình, thành viên của Hội đồng Lập pháp, ông Gordon Moyes đã gọi giải thưởng được trao cho anh Lưu Thành Quân là một minh chứng của lịch sử.

Ông Trương Nhĩ Bình, phát ngôn viên đại diện cho Pháp Luân Công, nói rằng ông rất vinh dự khi được thay mặt cho anh Lưu Thành Quân nhận giải thưởng này. Ông nói anh Lưu cùng các bạn của anh đã làm chấn động lương tâm của toàn thế giới bằng hành động dũng cảm, và bằng sự kiên trì nỗ lực đưa chân tướng tới nhiều người dân Trung Quốc hơn nữa. Ông Trương nói rằng giải thưởng nhắc nhở mọi người về những tội ác kinh khủng chống lại loài người vẫn còn đang xảy ra đằng sau vỏ bọc của nền kinh tế Trung Quốc thịnh vượng. Ông kêu gọi tất cả mọi người hãy sát cánh bên nhau trong việc bảo vệ công lý và kết thúc cuộc đàn áp, vì bản thân chúng ta cũng như cho tương lai tươi sáng của dân tộc.

8. Sự hi sinh của những người kiến lập tương lai

Hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân đã bị bắt trong suốt đợt lùng bắt quy mô lớn sau khi chương trình TV được phát sóng. 15 học viên bị kết án tù. Nhiều người bị đưa vào trại lao động. Trong số đó có 7 người bị khốc hình đến chết. Vân Khánh Bân bị hành hạ đến tinh thần bất thường. Tôn Trường Quân bị đánh đến gãy xương sườn. Anh bị thủng phổi, trướng bụng và tràn dịch phổi. Tính mạng nguy kịch. Tuy nhiên, sự trả đũa của chính quyền không chỉ dừng lại tại đây, bức hại vẫn tiếp tục leo thang.

Lôi Minh qua đời sau khi được tạm tha để điều trị y tế

Lôi Minh đã bị kết án 17 năm tù. Cũng như Lưu Thành Quân, anh chịu đủ các loại khốc hình ở Nhà tù Cát Lâm, bao gồm: đánh đập tàn bạo, chọc mắt, bóp tinh hoàn, căng người trên giường, và cấm ngủ. Tính mạng của anh nguy kịch sau 2 năm tra tấn liên tục. Năm 2004, anh được bảo lãnh ra ngoài để điều trị y tế.

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.