ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,182,164
Stories: 8,385,266
Profile image
0
0
Nguồn: www.khoahoc.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 39
Tại sao Mỹ dùng đơn vị dặm, feet để đo độ dài?
Tuesday, April 8, 2014 1:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


>>> Bảng các đơn vị đo lường của Anh-Mỹ

Tại Việt Nam, đơn vị đo lường được sử dụng thống nhất theo chuẩn đo lường quốc tế SI. Bạn dùng kg để tính cân nặng, lít để đo thể tích,… Đó là những điều quá quen thuộc với mỗi người chúng ta từ trong trường phổ thông đến các vấn đề trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, một ngày nọ bạn xem tin tức thị trường thế giới trên TV với thông báo rằng giá dầu tại Mỹ là đô la 1 gallon. Chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi tại sao Việt Nam dùng đơn vị lít cho xăng dầu nhưng bản tin thị trường tại Mỹ lại đo bằng gallon? Không chỉ thể tích, mà đối với nhiều đại lượng vật lý, Mỹ vẫn dùng nhiều đơn vị đo khác như dặm, feet, ounce, pound,… để đo lường.

Tại sao Mỹ dùng đơn vị dặm, feet để đo độ dài?

Đúng vậy, đó là một thực tế vẫn còn tồn tại hiện nay. Vậy nguyên nhân của điều này là gì?

Tình hình sử dụng đơn vị đo lường tại các nước trên thế giới

Hệ thống đo lường là một bộ các đơn vị đo lường có thể dùng để đo lường bất cứ đại lượng vật lý nào. Chiều dài, khối lượng và thời gian là tập hợp những đơn vị đo lường cơ bản nhất, từ đó có thể suy ra nhiều đơn vị đo các đại lượng vật lý khác. Trong lịch sử, các hệ đo lường được hình thành dần theo quy ước địa phương để phục vụ trao đổi hàng hóa, đo đạc đất đai… Thời phong kiến, các vị vua quy định dùng các hệ đo lường thống nhất trong lãnh thổ trị vì.

Khi giao thương quốc tế trở nên thịnh hành, các hệ đo lường chuẩn cho nhiều quốc gia ra đời. Từ bản đồ sử dụng hệ thống đo lường trên cho thấy, hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chấp nhận và sử dụng hệ thống đo lường hệ mé t(hệ đo lường quốc tế, hệ đo lường SI – International System of Units, trong tiếng Pháp là Système International d’unités).

Nguồn gốc thực sự của SI, hay hệ mét, có thể tính từ những năm 1640. Nó được phát minh bởi các nhà khoa học Pháp và nhận được sự quảng bá lớn bởi Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 để trở nên phổ biến hơn. Hệ mét được phát triển kể từ năm 1791 trở đi bởi hội đồng Académie des sciences đã sử dụng các nguyên tắc đo chiều dài, thể tích và khối lượng được đề xuất bởi giáo sĩ An John Wilkins năm 1668.

Hệ mét cố gắng lựa chọn các đơn vị đo lường không mang tính tùy ý, trong khi gắn liền với tư tưởng chính thức của cuộc cách mạng là “lý trí thuần túy”. Đây là một sự cải thiện đáng kể đối với các đơn vị đo hiện hành bấy giờ do giá trị của chúng thông thường phụ thuộc theo từng khu vực.

Tại sao Mỹ dùng đơn vị dặm, feet để đo độ dài?

Bên cạnh đó, trên thế giới có 3 khu vực vẫn chưa áp dụng hệ đo lường quốc tế là: Mỹ, Liberia và Myanmar. 3 nước trên hiện vẫn còn sử dụng một hệ thống đo lường của riêng mình dựa trên các yếu tố lịch sử còn kế thừa đến ngày nay. Và một điều cần phải đề cập đến chính là việc thay đổi hệ thống đo lường tại một quốc gia không chỉ đơn giản là một thông báo, một văn bản, một đạo luật mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các trở ngại khác.

Mặc dù Mỹ đã đặt ra một lộ trình dần chính thức áp dụng hệ thống đo lường quốc tế trên phạm vi toàn lãnh thổ, nhưng tình hình sử dụng các đơn vị đo lường vẫn còn rất nhiều rắc rối. Một ví dụ đơn giản, một sân bóng đá tại Mỹ thường được đo đạc bằng đơn vị yard trong khi độ dài đường chạy điền kinh lại đo bằng mét. Công suất của một số động cơ thường được đo bằng mã lực trong khi một số khác lại đo bằng dung tích xi lanh.

Trên đây chỉ là một số ví dụ cho thấy đơn vị đo lường là một vấn đề khá phức tạp tại Mỹ. Đây được gọi là đơn vị đo lường Mỹ (US Customary System) hoặc hệ thống inch-ounce. Theo thống kê, tại Mỹ có hơn 300 đơn vị đo lường dành cho nhiều đại lượng vật lý khác nhau. Nhiều đơn vị trong số đó có cùng tên gọi nhưng lại có ý nghĩa khác nhau. Theo số liệu thống kê, chỉ 1 đơn vị “ton” (tấn) nhưng lại có tới 9 ý nghĩa khác nhau: tấn ngắn, tấn dài, trọng lượng rẽ nước, tấn điện lạnh, tấn hạt nhân, tấn trong vận chuyển hàng hóa, tổng tải trọng đăng ký, tấn khảo nghiệm và tấn tương đương than.

Vậy bây giờ chúng ta có thể chia thế giới ra làm 2 phần: một phần lớn đang áp dụng chuẩn đo lường SI và phần còn lại hiện đang áp dụng chuẩn đo lường riêng mà đại diện là Mỹ. Câu hỏi đầu bài sẽ được chuyển thành: Tại sao Mỹ không sử dụng hệ đo lường SI trong các hoạt động thương mại lẫn thường nhật? Để hiểu được điều đó, trước tiên chúng ta hãy nhìn lại một đoạn lịch sử ngắn gọn các tiêu chuẩn đo lường châu Âu đã đến với Mỹ như thế nào?

Lịch sử hệ thống đo lường tại Mỹ

Trong quá trình khai phá và xâm chiếm Mỹ của thực dân Anh, người Mỹ đã kế thừa và sử dụng hệ thống đo lường Anh (British Imperial System). Đây là hệ thống đo lường tiến hóa từ hàng loạt những tiêu chuẩn đo lường phức tạp có từ thời Trung Cổ. Ngay cả khi người Pháp đã phát triển và hoàn thiện hệ thống đo lường hệ mét (metric system) từ cuối những năm 1700, Anh và các thuộc địa của họ trong đó có Mỹ vẫn phải sử dụng hệ thống đo lường cổ.

Trong lịch sử, các đời lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn luôn muốn kiểm soát sự hỗn loạn trong vấn đề đơn vị đo lường của mình. Trong hiến pháp thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ, điều I, mục 8 có quy định rằng Quốc Hội có quyền sửa chữa các tiêu chuẩn về cân nặng và đo lường. Người thực thi vấn đề trên lần đầu tiên là Thomas Jefferson, bộ trưởng bộ ngoại giao dưới thời tổng thống George Washington vào năm 1790. Jefferson đã chấp thuận một hệ thống đo lường thập phân.

Tại sao Mỹ dùng đơn vị dặm, feet để đo độ dài?
Danh sách một số đơn vị đo lường tại Mỹ vào đầu thế kỷ 19​

Tuy nhiên, khi trình bày các nguyên tắc cơ bản của hệ thống đo lường thập phân dựa trên hệ mét, Jefferson cảm thấy việc áp dụng điều này cho quốc gia là đều khá miễn cưỡng. Ông lo sợ rằng nước mỹ sẽ không thể kiểm chứng đơn vị đo độ dài hệ mét và phải cần tốn kém chi phí thuê người Pháp giúp đỡ.

Tình hình chính trị bấy giờ tại Mỹ cũng không giúp giải quyết được vấn đề. Dù người Pháp đã có nhiều giúp đỡ Mỹ thực hiện cách mạng, nhưng mối quan hệ giữa họ lại trở thành thù địch sau khi hiệp ước Jay được phê chuẩn vào năm 1795. Hiệp ước Jay cho phép Anh kiểm soát khu vực lãnh thổ phía Tây Bắc và Mỹ có một số quyền được thực hiện giao thương tại Tây Ấn (vùng thuộc bồn địa Caribe và Bắc Đại Tây Dương). Đối với người Pháp, đây chính là một mối liên minh chớm nở giữa Anh-Mỹ và người Pháp không.

Bấy giờ, người Pháp trả đũa bằng cách gửi các tàu truy lùng nhằm vào các tàu buôn của Mỹ. Khi John Adams trở thành tổng thống Mỹ vào năm 1797, mối thù địch giữa Mỹ và Pháp ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không lâu sau đó, vào năm 1798, Pháp càng thể hiện sự thù địch của mình bằng cách hạ nhục Mỹ khi mời các chức sắc từ nhiều nước khác đến Paris nhằm nghiên cứu về hệ thống đo lường mét.

Mặc dù đại diện phía Mỹ cũng đã đến Paris vào năm 1798 vằ đã rất thán phục trước những ưu điểm của hệ thông đo lường mét, dù vậy điều này vẫn chưa đủ thuyết phục các lãnh đạo Mỹ thay đổi hệ thống đo lường hiện tại của họ. Vào năm 1821, sau khi nghiên cứu tình hình sử dụng các đơn vị đo lường tại 22 bang ở Mỹ, bộ trưởng bộ ngoại giao John Quincy Adams nhận thấy rằng hệ thống đo lường kiểu Mỹ đã đủ thống nhất và không cần thiết phải thay đổi. Thêm vào đó, một số ý kiến tại Mỹ còn cho rằng hệ thống mét của Pháp sẽ sớm nhận lấy kết thục bi thảm như cái chết của triều đại Napoleon Bonaparte vào đầu thế kỷ 19.

Tuy nhiên, theo dòng chảy của lịch sử, hệ đơn vị mét dần phổ biến rộng rãi và được chấp nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Lợi thế của việc sử dụng hệ thống này là có thể dễ dàng giao tiếp về dữ liệu trên phạm vi toàn thế giới, dễ dàng chuyển đổi độ lớn dựa vào bội số và ước số của 10 thay vì dùng các con số cụ thể nhưng khó nhớ. Và dĩ nhiên, người Mỹ cũng nhận thấy được điều này.

Mỹ quyết định công nhận hệ thống đo lường hệ mét

123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.