ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,495,822
Stories: 8,393,117
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 31
Những nghịch lý của dân chủ
Thursday, September 25, 2014 3:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người ta hình dung Dân Chủ, đặc biệt là dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử, như chân trời không thể vượt qua của trí tuệ, như một cái gì đương nhiên (…) Chúng ta thử suy nghĩ xem bên ngoài chân trời ấy, có còn một bầu trời nào khác nữa không?
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0zTEg4NEdpc3hLQS9WQ1B0eV9pQkl5SS9BQUFBQUFBQVJGcy8wamgwbkZrMmxlcy9zMTYwMC82MTMxNzhfb3JpZy5qcGc=
Không gì nguy hiểm cho người trí thức bằng tự giam mình trong những định kiến của một giai đoạn lịch sử. Vì đó chính là giết chết vai trò trí thức trong bản thân mình, bóp nghẹt mọi suy tư vượt trên những khuôn khổ thời thượng. Trên bình diện xã hội, thái độ ấy đưa đến khóa cửa chối từ những luồng gió mới, kềm hãm bánh xe lịch sử, ngăn cấm sự tiến hóa của xã hội một cách hài hòa trên con đường trí tuệ . Để rồi, sẽ chỉ còn những con đường đột biến, đầy khủng hoảng và tang thương …
Chúng ta đang sống trong một giai đoạn trong đó người ta hình dung Dân Chủ, đặc biệt là dân chủ nghị trường, như sự kết thúc của lịch sử (1), như chân trời không thể vượt qua của trí tuệ, như một cái gì đương nhiên. Như thể xã hội mang tính nhị nguyên. Hễ ra khỏi độc tài thì là dân chủ. Không còn gì khác ! Thực tế là xã hội con người không nhị nguyên. Mọi tương lai đều khả hữu. Marx (2), Popper (3), và ngay cả Sartre (4) trên những quan điểm khác nhau, đều đã nhìn ra điều ấy. Chúng ta cũng nhận thấy sự thật này một cách cụ thể từ năm 1989, lúc người ta tuyên dương sự chiến thắng vĩnh cửu của chính thể dân chủ đại diện và kinh tế thị trường (1). Từ thời điểm ấy, những xã hội thoát khỏi thế giới lưỡng cực đã dấn bước lên nhiều con đường khác nhau, trong đó dân chủ không phải bao giờ cũng là mối quan tâm chính yếu.
Thật ra, điều quan trọng nhất của suy nghĩ chính trị hiện nay không ngoài việc hướng đến giải đáp cho ba vấn nạn quan trọng nhất của thời đại chúng ta : nguy cơ khánh tận tài nguyên, nguy cơ chìm trong ô nhiễm, và hố sâu chênh lệch giàu nghèo (2). Nếu thật sự dân chủ nghị trường là điểm đến của mọi suy tư, thì nó có khả năng giải quyết những nguy cơ sống còn ấy hay không ? Lý thuyết dân chủ cần những thay đổi, những cập nhật nào ? Và bên ngoài chân trời ấy, có còn một bầu trời nào khác không ?
Trong bài này chúng ta sẽ tự hạn chế trong việc duyệt qua một số nghịch lý của dân chủ. Không phải để bài bác, nhưng từ sự nhận thức các mâu thuẫn, chắc chắn bạn đọc sẽ có được những cái nhìn mới. Rất có thể những quan niệm mới này sẽ vẫn ở trong phạm vi dân chủ, nhưng ở một trình độ khác hơn. Dù sao, cần giữ cho cánh cửa suy tư luôn rộng mở …
Hai mâu thuẫn nền tảng giữa bầu cử và dân chủ
Nếu dân chủ là « người dân làm chủ », thì bầu cử chính là tước đoạt quyền làm chủ của người dân. Bầu cử mâu thuẫn với dân chủ. Trong phòng phiếu, khi để cho lá phiếu rơi khỏi tay, thì người dân mặc nhiên từ bỏ quyền làm chủ đất nước của mình, để đặt nó vào tay một người mà có khi mình chỉ được biết sơ sài qua vài màn trình diễn hay vài thông tin phiến diện được gạn lọc bởi những cơ sở truyền thông. Kết quả là quyền hành được chuyển nhượng cho một nhóm chính trị gia chuyên nghiệp, phân chia thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội. Bầu cử, trong sự vận hành tốt đẹp nhất của nó, chỉ đưa đến một chính thể « thượng chủ » (oligarchie), với quyền hành luân chuyển trong tay một giới thượng lưu. Có lẽ vì thế mà Sartre đã cho rằng bầu cử là cạm bẫy dành cho bọn đần độn : « élection, piège à cons ! » (5)
Mâu thuẫn nền tảng thứ hai giữa bầu cử và dân chủ đến từ một ngộ nhận phổ quát. Người ta nghĩ rằng khi mỗi cử tri phát biểu qua lá phiếu của mình thì đó là quyết định của « nhân dân », của dân tộc, của toàn xã hội, và cho đó là dân chủ. Điều này hoàn toàn là một ngộ nhận, vì lá phiếu chỉ phản ảnh sự chọn lựa của một cá nhân, và tổng hợp các lá phiếu chỉ cho biết quyết định của một tập hợp cá nhân. Một tập hợp cá nhân không phải là một dân tộc, không đồng nghĩa với « nhân dân », với xã hội. Xã hội, nhân dân, dân tộc, mang cá thể riêng biệt, khác hẳn với những cá nhân cộng lại. Chỉ cần nghĩ rằng : sự kín đáo của phòng phiếu chính là nơi mỗi cá nhân được dịp phản bội tập thể của mình …
Mâu thuẫn giữa dân chủ và tiến bộ
Như thế, mô hình dân chủ nghị trường, đặt căn bản trên bầu cử, tức trên bài toán cộng của những chọn lựa cá nhân, rốt cuộc chỉ đưa đến một chế độ « thượng chủ », với quyền hành nằm trong tay một giai cấp thượng lưu luôn cố bám lấy quyền lợi của mình bằng cách duy trì xã hội trong nguyên trạng của nó. Chữ « State » hay « Etat », thường được dịch là « Quốc Gia », thật ra có nghĩa gốc là « nguyên trạng ». Giai cấp nắm quyền tự cho mình cái bổn phận phải duy trì « Quốc Gia », tức « nguyên trạng », nói cách khác, là kềm giữ xã hội trong một trạng thái nhất định, được gọi là « ổn định ». Điều này đương nhiên là mâu thuẫn với nhu cầu tiến hóa của xã hội. Vì thế, những tiến bộ quan trọng của xã hội thường phải vận dụng đến những hình thức dân chủ khác với dân chủ nghị trường, tức những cao trào quần chúng đấu tranh quy mô.
Cần biết là những người dân mong muốn xã hội tiến hóa một cách tha thiết nhất chính là tầng lớp nghèo khổ. Quyền bầu phiếu không là gì cả khi bụng đói, khi rách rưới, khi nhà cửa dột nát hay không có nhà cửa … Xã hội tư sản không dành cho những người này một định chế hữu hiệu nào để bảo vệ quyền lợi của họ. Thật vậy, không có nghiệp đoàn người thất nghiệp. Thống kê cũng cho biết những người thực sự nghèo khổ, với công ăn việc làm bấp bênh, thường không tham gia công đoàn (và ít tham gia bầu cử). Các nghiệp đoàn đều là nghiệp đoàn của những người có công việc. Những người thực sự nghèo khổ chỉ có một phương tiện duy nhất để ngoi lên, đó là : đấu tranh tập thể ! Dân chủ đối với họ, cũng như những tầng lớp thiếu thốn nói chung, buộc phải thông qua việc tổ chức thành công cao trào tập thể đấu tranh. Đó là những lóe sáng của dân chủ thực sự, trong những xã hội « thượng chủ » bị gò ép trong tay một giai cấp chính trị gia chuyên nghiệp.
Quyền từ ̣ do ngôn luân và dân chủ hình thức
Người ta thường nói đến tự do ngôn luận như một trong những thành tố quan trọng nhất của xã hội dân chủ. Thật ra, điều quan trọng là : quyền quyết định nằm trong tay ai ? Chứ không phải quyền nói năng, phát biểu ! Churchill từng nói (đùa) rằng : “chúng ta sống trong một xã hội dân chủ, nên quý vị có toàn quyền phát biểu trước khi phục tùng quyết định của tôi ». Khi quyền hành được tầng lớp ưu thắng nắm chắc trong tay, thì tự do ngôn luận không còn một giá trị quyết định nào. Người ta có thể có tự do, đồng thời vẫn bị lệ thuộc.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1jd0tmZ3lvMFRSVS9WQ1Bzcy1OTldCSS9BQUFBQUFBQVJGYy9ON0MzS05jRDRBOC9zMTYwMC9JcmFxRGVtb2NyYWN5LmpwZw==
Trên một bình diện quy mô hơn, trong các xã hội Tây Phương, ngôn luận được tập trung trong tay các nhà kỹ nghệ. Tại Pháp, một tổ hợp xây cất, cùng với hai tổ hợp sản xuất vũ khí thân cận với chính quyền, hiện nắm giữ những phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng nhất, bao gồm những đài truyền hình đại chúng, đài phát thanh, báo giấy, báo mạng, nhà xuất bản sách v.v… Patrick Le Lay Giám đốc đài truyền hình TF1, được nhiều người xem nhất tại Pháp, thuộc tổ hợp Bouyghes, gốc là một công ty xây cất, từng tuyên bố : « điều mà chúng ta bán cho Coca Cola – hay bất cứ thương hiệu nào khác – là thời gian trí não của khán giả, để họ sẵn sàng đón nhận các thông điệp quảng cáo » (6). Truyền thông trở nên lệ thuộc vào thế lực tiền bạc và gắn bó chặt chẽ với quyền lực chính trị. Khán giả các phương tiện truyền thông đại chúng, tức đại đa số dân chúng, bị điều kiện hóa để không còn biết tự mình suy nghĩ. Họ trở thành một bầy cừu với những thái độ và phản ứng đồng loạt được « quy trình » sẵn (7). Ý kiến cá nhân, vốn là cột trụ quan trọng nhất của dân chủ, từng được các triết gia như Aristote đề cao từ thời cổ Hy Lạp, bị đặt trước nguy cơ tàn lụi, bởi sự tập trung phương tiện ngôn luận dưới sự cai trị của thị trường.
1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.